close
cách
cách cách cách

Thảo luận chủ đề: Văn bản nhật dụng trong ngữ văn 12 nâng cao

image

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Văn bản nhật dụng là một loại văn bản nằm trong Chương trình Ngữ văn trung học cơ sở và trung học phổ thông, văn bản nhật dụng có tính cập nhật, kịp thời đáp ứng những đòi hỏi cuộc sống hằng ngày, thể hiện rõ đề tài và chức năng của nó. Những văn bản này đều là những vấn đề nóng của xã hội, đem đến cho học sinh có cái nhìn tổng quát về xã hội giúp học sinh dễ hòa nhập với xã hội. Bên cạnh đó, văn bản nhật dụng không yêu cầu cao về tính văn chương nó chỉ quan trọng về cách truyền tải thông điệp sao cho người đọc dễ hình dung, thấm thía về đề tài của văn bản. Tuy nhiên không phải ai cũng có thể nắm rõ được khái niệm văn bản nhật dụng là gì.  Văn bản nhật dụng đề cập tới chức năng, đề tài, tính cập nhật của văn bản, vì vậy nói đến văn bản nhật dụng là thể hiện tính chất của văn bản đó và văn bản nhật dụng này có thể áp dụng cho mọi thể loại văn học. Vì vậy, hãy cùng chúng tôi xem bài viết dưới đây để hiểu hơn về Văn bản nhật dụng nhé.

1. Dẫn nhập 

Văn bản nhật dụng là một vấn đề mới trong Chương trình Ngữ văn, sách ngữ văn nâng cao 12 tập một đã soạn phần “TRI THỨC ĐỌC – HIỂU Văn bản nhật dụng” với dụng ý khái quát hóa lí thuyết về Văn bản nhật dụng.

Phần “TRI THỨC ĐỌC – HIỂU” là phần đặt kèm sau một bài đọc hiểu văn bản nhất định nào đó, nội dung của phần này thường tập trung vào việc giới thuyết  đặc trưng thể loại cụ thể của văn bản được dẫn vào làm bài học của sách giáo khoa, đặt trong chuỗi trình bày như thế, người dạy và người học đến phần TRI THỨC ĐỌC – HIỂU Văn bản nhật dụng lẽ tự nhiên cũng cho rằng sách giáo khoa đang chuẩn bị một giới thuyết về đặc trưng của loại văn bản gọi là Văn bản nhật dụng. Thế nhưng, khác hẳn với lệ thường cung cấp tri thức đọc hiểu trước đó, TRI THỨC ĐỌC – HIỂU Văn bản nhật dụng trình bày một diễn giải gây khó khăn cho nhận thức của người dạy và người học chả kém gì sự diễn giải trong bài Tổng kết phần văn bản nhật dụng của Ngữ văn 9. Nguyên do chủ yếu bắt nguồn từ chính bản thân cách đặt vấn đề văn bản nhật dụng của nhà biên soạn, bài viết này tập trung trao đổi với nhà biên soạn xoay quanh bản thân cách nêu và thuyết minh vấn đề văn bản nhật dụng.

2. Giới thuyết  và diễn giải khái niệm “Văn bản nhật dụng”

Văn bản nhật dụng không phải là một khái niệm chỉ thể loại văn học hoặc kiểu văn bản, nói đến loại văn bản này, người ta thường xuất phát từ góc độ chức năng, đề tài và tính cập nhật của nội dung được đề cập. Cho nên nói tới văn bản nhật dụng là nói tới tính chất của nội dung văn bản, nội dung của văn bản thường đề cập tới  những vấn đề gần gũi và bức xúc của đời sống hiện tại như chống chiến tranh, gìn giữ hòa bình, bảo vệ môi trường, phòng chống tệ nạn xã hội, thực hiện bình đẳng giới, hạn chế gia tăng dân số, đổi mới tư duy,…

Xét về mặt hình thức, văn bản nhật dụng có thể được thể hiện bằng hầu hết các thể loại văn học cũng như các kiểu văn bản, tuy nhiên hiện nay do tính thời sự cao nên các thông tin báo chí thường phù hợp hơn là sử dụng văn học nhật dụng.

Văn bản nhật dụng là gì

Trong sách Ngữ văn 9 ở bài Tổng kết bài văn học nhật dụng tác giả cũng sử dụng cách viết về Văn bản nhật dụng như sau: Văn bản nhật dụng không phải là khái niệm thể loại, cũng không phải chỉ kiểu văn bản và sách Ngữ văn nâng cao 12, tác giả đã “giới thuyết” về văn bản nhật dụng theo lối dùng mệnh đề phủ định tương tự như Ngữ văn lớp 9 như sau: Văn bản nhật dụng không phải là một khái niệm chỉ thể loại văn học và kiểu văn bản. Đây vừa là một khái niệm dựa trên nguyên tắc câu hỏi, nó này sinh ra một cách tự nhiên trong đầu người học và người dạy. Vậy nếu văn bản nhật dụng không phải là một khái niệm chỉ thể loại văn học hoặc kiểu văn bản thì nó chỉ cái gì, đáng tiếc là ở cả Ngữ văn 9 lẫn Ngữ văn 12, nhà biên soạn dường như cố tránh cách trả lời trực diện và trước sau chỉ dùng cách nói vòng quanh khi đề cập tới việc văn bản nhật dụng chỉ cái gì. Khi đọc kỹ  những chỗ có đề cập đến Văn bản nhật dụng trong Ngữ văn 12 nâng cao tập một, ta có cảm giác nhà biên soạn dường như cố tránh việc dùng cụm từ Văn bản nhật dụng như là một khái niệm hoặc cũng có thể nói nhà biên soạn không muốn làm rõ khái niệm Văn bản nhật dụng và tránh khái niệm hóa Văn bản nhật dụng này.

3. Văn bản nhật dụng

Văn bản nhật dụng được định nghĩa theo một cách đơn giản là loại văn bản đề cập, bàn luận, thuyết minh, tường thuật, miêu tả, đánh giá,... về những vấn đề, những hiện tượng gần gũi, bức xúc với cuộc sống con người và cộng đồng. 

Văn bản nhật dụng không phải là khái niệm thể loại văn học, cũng không chỉ kiểu văn bản, nó chỉ đề cập tới chức năng, đề tài và tính cập nhật của văn bản nhật dụng nói cách khác là văn bản nhật dụng có thể sự dụng mọi thể loại, mọi kiểu văn bản. Xét về công dụng đây là văn bản mà nội dung của nó đề cập đến những vấn đề đời sống hằng ngày.Với những đề tài liên quan đến cuộc sống thiết thực như quyền sống, môi trường, cuộc sống xã hội, sức khỏe, văn hóa, xã hội.... 

Nếu văn bản nhật dụng chỉ như một khái niệm được giới thuyết xuất phát từ góc độ chức năng, đề tài và tính cập nhật của nội dung được đề cập vậy làm sao ta có thể nói tới nội dung, đề tài, chức năng, cập nhật của văn bản ở bên ngoài hình thức văn bản nhật dụng cụ thể được. 

Xét về tính cập nhật của văn bản: Văn bản nhật dụng luôn kịp thời đáp ứng yêu cầu đòi hỏi của cuộc sống hằng ngày, cuộc sống hiện đại thể hiện rõ ở chức năng đề tài, văn bản nhật dụng tạo điều kiện tích cực để thực hiện nguyên tắc giúp học sinh hòa nhập với xã hội cũng như  thâm nhập vào cuộc sống thực tế hiện nay.

Xét về tính văn chương của văn bản nhật dụng: Nó không yêu cầu cao, nhưng một khi đã viết thì yêu cầu của nó rất quan trọng, mọi lời nói, chuyển tải cần phải chính xác nhất, sâu sắc và thấm thía nhất tới người đọc về tính chất thời sự nóng hỏi của vấn để văn bản nhật dụng muốn đề cập tới.

4. Cách khái quát nội dung Văn bản nhật dụng

Để làm rõ hơn về nội dung của Văn bản nhật dụng,  xin mời bạn đọc lại đoạn dẫn từ TRÍ THỨC ĐỌC - HIỂU Văn bản nhật dụng trong Ngữ văn 12 nâng cao.

Nói đến loại văn bản nhật dụng này, người ta thường xuất phát từ góc độ chức năng, đề tài và tính cập nhật của nội dung được đề cập để nói lên tính chất của nội dung văn bản, nội dung của văn bản có tính cập nhật, gắn với cuộc sống bức thiết hằng ngày, gắn với những vấn để cơ bản của cộng đồng và cái thường nhật gắn với những vấn để lâu dài của sự phát triển lịch sử xã hội như chống chiến tranh, gìn giữ hòa bình, bảo vệ môi trường, phòng chống tệ nạn xã hội (ma túy, mại dâm, ngược đãi đối với trẻ em và phụ nữ, đại dịch HIV/AIDS, tham nhũng,…), thực hiện bình đẳng giới, hạn chế gia tăng dân số, đổi mới tư duy,…Tất cả các vấn đề trên luôn được các phương tiện thông tin đại chúng nhắc đến, được xã hội và địa phương quan tâm. 

Do vậy, nội dung của Văn bản nhật dụng còn là nội dung chủ yếu của nhiều Nghị Quyết, Chỉ Thị của Đảng và nhà Nước, cùng như của nhiều công bố của các tổ chức quốc tế 

Chúng tôi không phủ định ý kiến cho rằng việc đề cập những vấn đề trên sẽ làm nên tính chất nội dung của văn bản,  chẳng hạn loại văn bản mà sách giáo khoa Ngữ văn lớp 12 muốn giới thiệu ở đây là văn bản nhật dụng. Thế nhưng ta cũng thấy là thực tế thì cả thế giới loài người từ thời đại này qua thời đại khác hầu hết các vấn đề của xã hội đều được biết quá các Văn bản nhật dụng trong sách giáo khoa, các vấn đề xã hội đó là một sự diễn giải về nội dung loại văn bản này từ chống chiến tranh, gìn giữ hòa bình, mại dâm, ngược đãi đối với trẻ em và phụ nữ, thực hiện bình đẳng giới cho đến quan hệ giữa thiên nhiên và con người, giáo dục, vai trò của người phụ nữ, quyền sống của con người.  Tuy nhiên, ngày này ngay cả khi những vấn đề đó trở nên gần gũi và bức xúc đi nữa thì cũng chẳng phải mỗi mình Văn bản nhật dụng độc quyền đề cập chúng. Ví dụ nói tới bài viết về di tích lịch sử, về danh lam thắng cảnh thì rất chung chung, muốn là vấn đề cấp thiết, thời sự thì phải là chuyện bảo tồn di tích đang lâm nguy và vấn đề này cũng được truyền thông báo chí đưa tin. Nhưng điều quan trọng hơn là nói như thế đồng thời cũng sẽ khiến cho những người nhìn nhận vấn đề một cách sâu rộng hơn sẽ thấy rằng như vậy là mỗi một thế hệ đều có một hiện tại đời sống của nó và thế thì cũng có nghĩa là có thể nói mỗi một thế hệ cũng có những văn bản nhật dụng của nó, những “văn bản nhật dụng” này sẽ nêu lên những “vấn đề gần gũi và bức xúc” của đời sống hiện tại của nó.

Nói chung, ta có thể đồng ý với việc nhấn mạnh tới tính cập nhật của Văn bản nhật dụng với những chủ đề nóng mới trong xã hội nhưng cũng phải thấy rằng Văn bản nhật dụng luôn mang lại nhiều giá trị. Giá trị cập nhật mà nó đạt được đó sẽ khiến người đọc thấm thía về tính chất từng là thời sự của vấn đề được đề cập, đặc biệt là khi vấn đề này được đưa vào học trong sách giáo khoa thì mới miêu tả, phân tích sâu hơn về bối cảnh cũng như các vấn đề đang xảy ra trong đời sống, nói chung để có thể thấy văn bản nhật dụng nó có phạm trù to lớn như thế nào thì ít nhiều phải chú dẫn rõ về hoàn cảnh thời sự với những nóng bỏng cấp thiết của các vấn đề cuộc sống, xã hội lúc đó.

Thực ra, nếu không biết nhà biên soạn đang giới thiệu Văn bản nhật dụng thì ở đây ta tưởng nhà biên soạn đang nói về kiểu văn bản nghị luận, nghị luận về tác phẩm thông tấn-báo chí, nghị luận về lời kêu gọi, nghị luận lời phát biểu,…Bởi khi nói về khái niệm kiểu văn bản nghị luận chúng ta cũng đề cập tới vấn đề “chức năng, đề tài và tính cập nhật” giống như vậy. 

Do vậy mà việc gì phải đề xuất khái niệm văn bản nhật dụng nói lại điều đã được nói ở một khái niệm đã có, nhưng khổ nỗi theo diễn giải tiếp theo về hình thức Văn bản nhật dụng thì nội dung cập nhật đề cập những vấn đề gần gũi và bức xúc của đời sống hiện tại đó, nó còn  được thể hiện không những bằng hình thức văn bản nghị luận mà còn gần như với hầu hết các thể loại văn học cũng như các kiểu văn bản điều này làm cho người đọc khi đọc bài văn nhật dụng dễ bị nhầm sang một kiểu văn bản khác mà không biết.

Tóm lại là vì các diễn đạt không rõ ràng của nhà biên soạn ở phần TRI THỨC ĐỌC – HIỂU Văn bản nhật dụng điều này khiến người đọc dễ đi đến suy luận rằng văn bản nào cũng có thể là Văn bản nhật dụng, bởi trong các bài văn bản nhật dụng đều có những dẫn chứng chứng minh được rằng nội dung trong bài có đề cập đến những vấn đề bức thiết đối đời sống xã hội.

5. Diễn giải hình thức Văn bản nhật dụng

Xét về mặt hình thức, văn bản nhật dụng có thể được thể hiện bằng hầu hết các thể loại văn học cũng như các kiểu văn bản và phương thức biểu đạt của văn bản nhật dụng khá phong phú, đa dạng có thể kết hợp nhiều phương thức biểu đạt trong một văn bản.

Tuy nhiên, do tính thời sự cao nên các tác phẩm báo chí thường phù hợp hơn là sử dụng hình thức văn bản nhật dụng.

Trên đây chúng tôi từng nói theo như quan điểm “Khái niệm văn bản nhật dụng không phải là khái niệm thể loại, cũng không chỉ kiểu văn bản, nó chỉ đề cập tới chức năng, đề tài và tính cập nhật của nội dung văn bản mà thôi” thì ta dường như có thể nói văn bản nào cũng có thể là Văn bản nhật dụng miễn là suy diễn được văn bản có nội dung nói về những vấn đề bức thiết trong xã hội.

Khi xét về hình thức Văn bản nhật dụng, nhà biên soạn nói rõ: “Giống như tác phẩm văn chương, văn bản nhật dụng thường không chỉ dùng 1 phương thức biểu đạt mà kết hợp nhiều phương thức biểu đạt để tăng tính thuyết” hiểu theo một cách khác là một tác phẩm văn chương thuộc thể loại thư, bút kí, hồi kí mang tính chất thông báo, công bố, bản thông tin mà còn sử dụng các phương thức biểu đạt từ tự sự, miêu tả, biểu cảm, thuyết minh, nghị luận có nội dung cập nhật đề cập vấn đề bức thiết liên quan tới đời sống xã hội đều có thể xem là Văn bản nhật dụng.

Hình thức-Nội dung của văn bản nhật dụng

Nếu mà như vậy thì Văn bản nhật dụng cũng chẳng có giới hạn gì về tiêu chí hay đặc điểm hình thức cả khi người đọc bài TRI THỨC ĐỌC – HIỂU Văn bản nhật dụng chắc sẽ thấy rất vất vả để lý giải cách dùng từ thể hiện trong cách nói xét về mặt hình thức của văn bản nhật dụng.  Nhà biên soạn nhắc nhở rằng đề học Văn bản nhật dụng dễ dàng khi học các văn bản nhật dụng ngoài việc tìm hiểu các luận điểm, những nội dung thông tin chính được đề cập trong đó điều quan trọng nhất là phải tự rút ra được bài học thiết thực mà văn bản nhật dụng muốn nói tới trong bài nhằm điều chỉnh nhận thức và hành động của bản thân khi có trường hợp tương tự như vậy xảy ra đối với chính bản thân mình nói một cách đơn giản là rút ra bài học cho bản thân.

Mặc dù trước đó đã từng nói vét về mặt hình thức, văn bản nhật dụng có thể được thể hiện bằng hầu hết các thể loại văn học cũng như các kiểu văn bản, nhưng tới khi nhắc nhở  như thế vô hình trung cho thấy nhà biên soạn, một cách không tự giác có ý cho rằng Văn bản nhật dụng chủ yếu hay trước hết là văn nghị luận chứa dựng luận điểm, đề cập nội dung thông tin, điều chỉnh nhận thức và hành động.  Nguyên nhân chủ yếu có lẽ là do nhà biên soạn thấy rằng các bài văn Văn bản nhật dụng học ở Ngữ văn 12 thực ra đều là văn nghị luận hay văn ứng dụng, khác với ở THCS, có những Văn bản nhật dụng với hình thức cụ thể là truyện ngắn hay trích đoạn truyện dài.

6. Kết lại dạng Văn bản nhật dụng

Tóm lại, chúng ta thấy được nhà biên soạn bài TRI THỨC ĐỌC – HIỂU Văn bản nhật dụng định hướng lí luận chủng loại văn bản này không rõ ràng và khó vận dụng, thực tế thì các nhà biên soạn khi soạn bài học đọc hiểu các văn bản này được xác định là văn bản nhật dụng trong Ngữ văn nâng cao lớp 12 cũng không thực sự chú ý tới định hướng dạy học đọc hiểu văn bản nhật dụng thật sự.

Cho mãi đến lúc học bài Ôn tập về văn học tập ở cuối sách ta mới thấy văn bản được gọi là Văn bản nhật dụng là những văn bản nào, bởi trong các văn bản, nhà biên soạn không đề cập chỗ nào trong văn bản nhật dụng có đề cập, nhắc nhở đây là văn bản nhật dụng mà bài đang hướng dẫn người đọc phải đọc và tự hiểu nó được.  

Nội dung của khung kết quả cần đạt được hay các câu hỏi ở phần hướng dẫn học ở đầu và cuối các bài này đều biểu hiện ý hướng lí giải đặc sắc chủ đề tư tưởng không hiếm khi bộc lộ rất rõ ý thức giáo dục công dân và giá trị nghệ thuật  về mặt bố cục văn bản, liên kết trong văn bản, tác dụng lập luận, luận điểm với dụng ý kết nối làm văn.

Trên đây là bài viết đề cập các nội dung của văn bản nhật dụng mà các bạn đọc có thể tham khảo qua. Chúc các bạn học tập tốt.

>> Tham khảo thêm: 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
kế hoạch truyền thông sự kiện
Timeline kế hoạch truyền thông sự kiện mà bạn không nên bỏ lỡ
Tổng quan về kế hoạch truyền thông sự kiện. Tổng quan về timeline truyền thông sự kiện. Tìm hiểu các giai đoạn trong timeline truyền thông sự kiện.

mẫu đơn đề nghị thanh toán tiền bảo hiểm thân thể
Mẫu đơn đề nghị thanh toán tiền bảo hiểm thân thể và một số quy định
Mẫu đơn đề nghị thanh toán tiền bảo hiểm thân thể. Thanh toán tiền bảo hiểm thân thể. Nội dung đơn đề nghị thanh toán tiền bảo hiểm thân thể.

ARC là gì
ARC là gì? ARC được dùng phổ biến ở những lĩnh vực nào?
ARC là gì? Vốn là một thuật ngữ mang nhiều nghĩa, vậy nên bạn cần tìm hiểu rõ về thuật ngữ này để có cách sử dụng hiệu quả trong từng hoàn cảnh khác nhau.

mẫu biên bản xác minh
Hướng dẫn viết mẫu biên bản xác minh đúng chuẩn và chi tiết nhất
Mẫu biên bản xác minh được sử dụng để làm những gì? Làm thế nào viết mẫu biên bản xác minh cho đúng chuẩn? Hướng dẫn viết mẫu biên bản xác minh.