close
cách
cách cách cách

Cách phân biệt từ đồng âm, từ nhiều nghĩa trong tiếng Việt

image

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Từ đồng âm và từ nhiều nghĩa trong tiếng Việt thường gây cho các bạn học sinh sự nhầm lẫn, khó hiểu. Hãy cùng Vieclam123.vn phân biệt từ đồng âm và từ nhiều nghĩa qua bài phân tích chi tiết và những ví dụ dưới đây.

1. Từ đồng âm là gì?

Từ đồng âm là những từ giống nhau về âm thanh, cách viết nhưng tùy vào ngữ cảnh lại có nghĩa khác hắn nhau.

Ví dụ 1:

Cho hai câu sau:

  • Con đường làng quê em rất đẹp.

  • Mẹ em dặn em đi chợ mua hai cân đường.

=> Từ “đường” trong câu thứ nhất chỉ bề mặt để các phương tiện đi lại.

=> Từ “đường” trong câu thứ hai chỉ một thực phẩm có thể ăn được.

Ví dụ 2:

  • Mỗi chiều chúng em lại đi chơi đá bóng.

  • Mỗi hòn đá trên khúc sông lại có một hình dáng khác nhau.

=> Từ “đá” trong câu thứ nhất là động từ chỉ hành động

=> Từ “đá” trong câu thứ hai là một danh từ

Ví dụ 3: 

Bà già đi chợ Cầu Đông

Bói quẻ lấy chồng xem có lợi chăng,

Thầy bói gieo quẻ nói rằng

Lợi thì có lợi, nhưng răng không còn.

=> Từ “ lợi” đầu tiên ám chỉ lợi ích

=> Từ “lợi” thứ hai và thứ ba chỉ bộ phận trên cơ thể, lợi trong “răng lợi”.

2. Phân loại từ đồng âm trong tiếng Việt

Từ đồng âm trong tiếng Việt có thể được chia làm một số loại như sau:

Phân loại từ đồng âm

Giải thích

Ví dụ

Đồng âm từ vựng

Các từ vựng đều thuộc cùng một loại, cùng là danh từ, tính từ, hoặc động từ

  • Đường (đường đi, đường phèn) => đều là danh từ

  • Cất (chưng cất, cất đồ, cất của) => đều là động từ

Đồng âm từ vựng-ngữ pháp

Các từ vựng trong nhóm khác nhau về từ loại, có từ là danh từ trong khi những từ khác là động từ hoặc tính từ.

  • Đá: đá bóng (động từ), hòn đá (danh từ)

  • Chỉ: chỉ đường (động từ), cuộn chỉ (danh từ)

  •  

Đồng âm giữa từ với tiếng

Các từ đồng âm khác nhau về cấp độ và kích thước, có một từ dùng để miêu tả âm thanh.

  • Khách: khách đến chơi nhà (danh từ), cười khanh khách (chỉ âm thanh)

  • Cốc: cái cốc (danh từ), cốc đầu (hành động gõ vào đầu tạo ra âm thanh)

Ngoài ra dựa vào tiêu chí nguồn gốc, có thể thấy hiện tượng đồng âm xảy ra giữa các yếu tố sau:

 - Yếu tố thuần Việt - Yếu tố thuần Việt: chân (chân thật), chân (cái chân

 - Yếu tố thuần Việt - Yếu tố vay mượn: ấu (củ ấu-thuần Việt), ấu (ấu trĩ-mượn tiếng Hán)

3. Hiện tượng chơi chữ bằng từ đồng âm

Bởi hiện tượng đồng âm khác nghĩa này mà có rất nhiều cách chơi chữ của dân gian ta ngày xưa để mang lại những nghĩa bất ngờ hoặc tạo tiếng cười vui nhộn, đả phá, châm biếm.

Ví dụ 1:

  • Ruồi đậu trên mâm xôi đậu

=> Từ “đậu” đầu tiên là động từ chỉ động thái của chủ thể là con “ruồi”

=> Từ “đậu” thứ hai là danh từ, được lấy ra từ hạt đậu, hạt đỗ, có thể ăn được, dùng để nấu xôi.

  • Con ngựa đá con ngựa đá.

=> Từ “đá” đầu tiên là hành động của con ngựa thật

=> Từ “đá” thứ hai là chỉ con ngựa làm bằng đá.

  • “Kiến bò đĩa thịt bò”

=> Từ “bò” đầu tiên chỉ hành động của con kiến

=> Từ “bò” thứ hai chỉ tính chất của đĩa thịt, là thịt bò chứ không phải thịt gà hay thịt lợn.

từ đồng âm

4. Phân biệt từ đồng âm và từ nhiều nghĩa

4.1. Từ nhiều nghĩa là gì?

Từ nhiều nghĩa là từ có một nghĩa gốc và nhiều nghĩa chuyển, các từ thường có mối liên hệ với nhau.

Ví dụ 1:

Từ “chân” là một từ nhiều nghĩa:
Nghĩa gốc: chân tay, chỉ bộ phận trên cơ thể con người

Nghĩa chuyển:

  • chân bàn: chỉ bộ phận của cái bàn, là bộ phận giúp chiếc bàn đứng vững

  • chân thật: chỉ tính cách của con người

  • chân dung: chỉ bức ảnh chụp được gương mặt của một người

Ví dụ 2:

Từ “ăn” là từ nhiều nghĩa:

Nghĩa gốc: ăn uống, chỉ hành động nạp thức ăn vào cơ thể con người để duy trì sự sống.

Nghĩa chuyển: 

  • Ăn cưới: ăn uống nhân dịp cưới xin

  • Ăn ảnh: Hình ảnh xuất hiện trong ảnh đẹp hơn ở ngoài

  • Sông ăn ra biển: chỉ hiện tượng nước ở sông tràn ra biển

4.2 Phân biệt từ đồng âm và từ nhiều nghĩa

Dưới đây là bảng so sánh từ đồng âm và từ nhiều nghĩa để các bạn học sinh dễ phân biệt:

Phân biệt từ đồng âm và từ nhiều nghĩa

Phân biệt

Từ đồng âm

Từ nhiều nghĩa

Giống nhau

-Đều là các từ có cách viết và cách đọc trong tiếng Việt giống nhau

Khác nhau

-Các nghĩa hoàn toàn khác nhau và không có mối liên hệ gì với nhau

-Không thể thay thế được cho nhau vì mỗi từ đều mang nghĩa gốc.

 

-Các nghĩa khác nhau hoàn toàn, tra về nguồn gốc sâu xa có thể thấy được sự tương quan về nghĩa

 

Ví dụ so sánh:

Từ đồng âm trong hai câu:

Cây cầu này mới xây

và :  cầu thủ bóng đá

=> Từ “ cầu” trong câu đầu tiên là danh từ chỉ chiếc cầu nối hai bờ sông

=> Từ “cầu” trong câu thứ hai là danh từ chỉ nghề nghiệp trong xã hội.

Từ nhiều nghĩa: 

“Mùa xuân là Tết trồng cây

Làm cho đất nước càng ngày càng xuân”

=> Từ “xuân” trong câu thơ đầu tiên là nghĩa gốc, chỉ mùa xuân của đất trời

=> Từ “xuân” trong câu thơ thứ hai là nghĩa chuyển, chỉ sự tươi đẹp, phồn thịnh của đất nước.

5. Phân biệt từ đồng âm và từ đồng nghĩa

5.1 Từ đồng nghĩa là gì?

Từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau, nhưng lại khác nhau về cách phát âm.

Ví dụ:

xe lửa= tàu hỏa

hi sinh=quyên sinh=chết

5.2. So sánh từ đồng âm và từ đồng nghĩa

Phân biệt từ đồng âm và đồng nghĩa

So sánh

Từ đồng âm

Từ đồng nghĩa

Khái niệm

  • Những từ giống nhau về âm, khác nhau về nghĩa.

  • Những từ giống nhau hoàn toàn về nghĩa nhưng cách đọc, cách viết lại khác nhau.

Ví dụ

  • tàu hỏa: một loại phương tiện

  • hỏa hoạn: một vụ tai nạn

+tàu hỏa: phương tiện giao thông

+xe lửa: chính là tàu hỏa


6. Bài tập về từ đồng âm

Bài tâp 1: Tìm từ đồng âm trong những câu dưới đây và phân biệt nghĩa 

  1. Mấy đứa trẻ trong xóm tranh nhau xem tranh

  2. Quyển sách trên giá sách kia có giá rất đắt

  3. Chiều chiều ra đứng ngõ sau

Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều

  1. Bác Chín quay chín con vịt, tất cả đều đã chín

  2. Mọi người đều đã ngồi vào bàn để chuẩn bị bàn bạc công việc

  3. Em gái tôi tưởng rằng đi xem chiếu bóng là sẽ ngồi trên chiếu

  4. Đồng nghiệp của tôi rất thích những mẫu trống đồng cổ

  5. Mẹ tôi than thở nhà đã hết than.

  6. Hàng tấn đường được vận chuyển trên đường cao tốc để chuyển đến nhà phân phối.

  7.  Bông hoa đẹp đến mức lũ trẻ hạnh phúc hoa chân múa tay.

Đáp án:

  1. Từ đồng âm trong câu là: tranh 

Mấy đứa trẻ trong xóm tranh (1) nhau xem tranh (2)

  • Tranh 1: động từ, chỉ hành động tranh giành với người khác để đạt được một thứ gì đó.

  • Tranh 2: danh từ, chỉ một sản phẩm được vẽ lên giấy, có đường nét và màu sắc.

  1. Từ đồng âm trong câu là: giá

Quyển sách trên giá (1) sách kia có giá (2)rất đắt

  • Giá 1: đồ vật, dùng để đựng sách

  • Giá 2: giá trị của đồ vật, được quy ra bằng tiền

  1. Từ đồng âm trong câu là: Chiều

Chiều chiều (1) ra đứng ngõ sau

Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều (2)

  • Chiều (1): Thời gian trong ngày, cuối ngày

  • Chiều (2): nhiều bề, ý trong câu thơ là đau nhiều bề

  1. Từ đồng âm trong câu là: Chín

Bác Chín (1)quay chín (2)con vịt, tất cả đều đã chín (3)

  • Chín (1): tên riêng của người

  • chín (2): số lượng, số đếm

  • Chín (3): tính chất của thức ăn, đã chín, ăn được.

  1. Từ đồng âm trong câu: bàn

Mọi người đều đã ngồi vào bàn (1)để chuẩn bị bàn (2)bạc công việc

  • Bàn (1): đồ vật

  • Bàn (2): thảo luận, đưa ra ý kiến cùng nhau

  1. Từ đồng âm: Chiếu

Em gái tôi tưởng rằng đi xem chiếu (1)bóng là sẽ ngồi trên chiếu(2)

  • Chiếu (1): một hình thức chiếu hình ảnh của phim lên một tấm màn rộng để mọi người có thể cùng xem được.

  • Chiếu (2): Chiếc chiếu, đồ vật được dùng để trải ra mặt phẳng để mọi người có thể cùng ngồi lên.

  1. Từ đồng âm: đồng

Đồng (1) nghiệp của tôi rất thích những mẫu trống đồng (2)cổ

  • Đồng (1): người cùng làm trong một môi trường làm việc

  • Đồng (2): một loại nhạc cụ được đúc bằng đồng

  1. Từ đồng âm: than

Mẹ tôi than (1)thở nhà hết than (2).

  • Than (1): lời nói để thể hiện sự không hài lòng, buồn rầu, đau khổ về việc gì

  • Than (2): được dùng làm chất đốt

  1. Từ đồng âm: đường

Hàng tấn đường (1)được vận chuyển trên đường (2)cao tốc để chuyển đến nhà phân phối.

  • đường (1): chất kết tinh có vị ngọt, thường được chế từ mía, củ cải đường, thốt nốt

  • đường (2): lối đi để con người và xe cộ di chuyển

  1. Từ đồng âm: hoa

Bông hoa (1)đẹp đến mức lũ trẻ hạnh phúc hoa (2)chân múa tay

  • Hoa (1): bộ phận của cây, có màu sắc và mùi hương

  • Hoa (2): hành động khua khoắng chân tay thể hiện sự vui mừng, hạnh phúc.

Trên đây là kiến thức lý thuyết về từ đồng âm trong tiếng Việt cũng như cách phân biệt từ đồng âm và từ nhiều nghĩa, từ đồng nghĩa để các bạn có thể làm tốt các bài tập tiếng Việt. Vieclam123.vn chúc các bạn học tốt.

>> Tham khảo ngay:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
kế hoạch truyền thông sự kiện
Timeline kế hoạch truyền thông sự kiện mà bạn không nên bỏ lỡ
Tổng quan về kế hoạch truyền thông sự kiện. Tổng quan về timeline truyền thông sự kiện. Tìm hiểu các giai đoạn trong timeline truyền thông sự kiện.

mẫu đơn đề nghị thanh toán tiền bảo hiểm thân thể
Mẫu đơn đề nghị thanh toán tiền bảo hiểm thân thể và một số quy định
Mẫu đơn đề nghị thanh toán tiền bảo hiểm thân thể. Thanh toán tiền bảo hiểm thân thể. Nội dung đơn đề nghị thanh toán tiền bảo hiểm thân thể.

ARC là gì
ARC là gì? ARC được dùng phổ biến ở những lĩnh vực nào?
ARC là gì? Vốn là một thuật ngữ mang nhiều nghĩa, vậy nên bạn cần tìm hiểu rõ về thuật ngữ này để có cách sử dụng hiệu quả trong từng hoàn cảnh khác nhau.

mẫu biên bản xác minh
Hướng dẫn viết mẫu biên bản xác minh đúng chuẩn và chi tiết nhất
Mẫu biên bản xác minh được sử dụng để làm những gì? Làm thế nào viết mẫu biên bản xác minh cho đúng chuẩn? Hướng dẫn viết mẫu biên bản xác minh.