close
cách
cách cách cách

Trường giáo dưỡng là gì? Khi nào cần đưa trẻ em vào trường giáo dưỡng?

image

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Trường giáo dưỡng là nơi tập trung của những trẻ em phạm tội tuổi thành niên chưa cấu thành tội phạm được đưa vào nhằm giáo dục văn hóa, lao động, sinh hoạt cho các em để trở thành công dân tốt khi trưởng thành.

1. Tìm hiểu khái niệm về trường giáo dưỡng

Trường giáo dưỡng là nơi tập trung những trẻ vị thành niên từ 12 tới dưới 18 tuổi có hành vi vi phạm pháp luật cần được giáo dục đặc biệt khi chưa cần thiết áp dụng hình phạt. Nhưng do yếu tố thân nhân, tính chất của hành vi phạm tội và hoàn cảnh sống của trẻ em đó thấy cần phải đưa vào trường giáo dưỡng.

Trường giáo dưỡng là nơi tập trung những trẻ em tuổi vị thành niên có hành vi vi phạm pháp luật.

Đó sẽ là nơi dành cho những người phạm tội trong độ tuổi chưa thành niên. Đây là biện pháp xử lý hành chính áp dụng khi hành vi vi phạm pháp luật theo quy định tại điều 92 của luật này dành cho những trẻ em tuổi tuổi vị thành niên phạm tội cố ý hoặc vô ý nhưng chưa cần thiết để áp dụng hình phạt. Mục đích đưa những trẻ em phạm tội vào trường giáo dưỡng nhằm trang bị văn hóa, sinh hoạt, lao động và học nghề dưới sự giáo dục và quản lý của nhà trường.

Về bản chất pháp lý, đưa vào trường giáo dưỡng là biện pháp Tư pháp ngoài các hình phạt do Tòa án áp dụng cho người phạm tội, theo quy định của Bộ luật hình sự. Trường giáo dưỡng là nơi dành cho những người vi phạm pháp luật về an ninh, an toàn xã hội và trật tự áp dụng đối với người chưa thành niên nhưng chưa phải là tội phạm với hình thức xử lý hành chính theo Luật của Xử lý vi phạm hành chính.

Như vậy, chỉ có những trẻ em phạm tội mà không cần áp dụng hình phạt, chưa bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật hay những trẻ em vi phạm phát luật hành chính mới đủ điều kiện vào trường giáo dưỡng. Còn những trẻ em hư hỏng chưa phạm tội sẽ không đủ điều kiện theo quy định để vào trường giáo dưỡng theo luật. Trường hợp trẻ em nước ngoài phạm tôi không áp dụng hình thức này ở Việt Nam.

2. Những trường hợp trẻ em phạm tội đưa vào trường giáo dưỡng

Khi xét một trẻ vị thành niên nào có được đưa vào trường giáo dưỡng hay không, người ta sẽ phải xác định em đó có nằm trong trường hợp áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng đã quy định chưa đầu tiên mới có thể thực hiện bước tiếp theo. Những trường hợp cần áp dụng biện áp đưa vào trường giáo dưỡng đối với những trẻ vị thành niên phạm tội theo quy định của bộ luật hình sự như sau:

a. Trẻ em đủ tuổi từ 12 đến dưới 14 tuổi có dấu hiệu phạm tội qua hành vi của mình một cách cố ý đã được áp dụng các biện pháp giáo dục tại phường, thị trấn hay xã.

b. Trẻ em tuổi từ 14 đến dưới 16 phạm tội đặc biệt nghiêm trọng với hành vi do cố ý thực hiện được quy định tại Bộ luật hình sự.

c. Trẻ em tuổi từ 14 đến dưới 16 tuổi phạm tội rất nghiệm trọng với việc thực hiện hành vi vô ý theo quy định tại Bộ luật hình sự đã ban hành.

d. Trẻ em tuổi từ 14 đến dưới 16 tuổi phạm tội rất nghiêm trong do cố ý thực hiện hành vi theo quy định của Bộ luật hình sự đã ban.

e. Trẻ em tuổi từ 14 đến dưới 16 tuổi phạm tội nghiệm trọng do cố ý thực hiện hành vi được quy định tại Bộ luật hình sự khi đã được áp dụng biện pháp giáo dục tại phường, xã hay thị trấn sở tại.

f. Trẻ em đủ 14 tuổi cho đến dưới 18 tuổi thực hiện các hành vi lừa đảo, trộm cắp, đánh bạc hay gây rối trật tự công cộng từ 02 lần trở lên trong khoảng thời gian 6 tháng, đã được áp dụng biện pháp giáo dục tại phường, thị trấn hoặc xã sở tại. Trong đó, mức độ nghiêm trọng của hành vi chưa tới mức truy cứu trách nhiệm hình sự.

g. Những trường hợp sau không áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng bao gồm:

+ Trẻ em trong độ tuổi quy định không có năng lực trách nhiệm hành chính.

+ Trẻ em gái đang mang thai với chứng nhận xác thực của bệnh viện.

+ Phụ nữ trên 55 tuổi, nam giới trên 60 tuổi.

+ Phụ nữ hoặc đang là người duy nhất nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi đã được Ủy ban nhân dân cấp xã theo hộ khẩu thường trú của người đó cư trú xác nhận sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo Luật xử lý vi phạm hành chính ban hành năm 2012, nằm trong điều 92. 

Do đó, nếu những gia đình, cha mẹ nào muốn gửi con vào trường giáo dưỡng để mong muốn con tốt hơn lên, không hư hỏng, dấn sâu vào các tệ nạn xã hội cần hiểu các trường hợp ở trên xem trường hợp của con mình có đủ điều kiện hay không đã.

3. Trình tự thủ tục đưa vào trường giáo dưỡng

Áp dụng một trẻ em phạm tội cần đưa vào trường giáo dưỡng, bạn cần biết một số nội dung cần thiết như sau.

Thủ tục đưa vào trường giáo dưỡng bạn cần biết.

3.1. Những văn bản, hồ sơ cần thiết để đưa trẻ em phạm tội vào trường giáo dưỡng

Nếu trẻ đủ điều kiện để đưa vào trường giáo dưỡng như nằm trong độ tuổi từ 12 đến dưới 18 tuổi, có hành vi phạm tội do cố ý hoặc vô ý theo quy định của Bộ luật hình sự nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Gia đình có thể làm các thủ tục sau để đưa con em mình vào trường giáo dưỡng qua hồ sơ đề nghị đưa vào trường giáo dưỡng bao gồm:

+ Bản tóm tắt lý lịch

+ Tài liệu về các vi phạm pháp luật của người đó

+ Các văn bản về các biện pháp giáo dục đã áp dụng

+ Nhận xét của cơ quan công an, Ủy ban MTTQ , ý kiến của nhà trường mà người chưa thành niên phạm tội học tập, Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên, Ban Dân số, Gia đình và Trẻ em ở cấp xã phường.

+ Nhận xét của người giám hộ hoặc cha mẹ của người đó.

Lưu ý, các cơ quan như tòa an, cơ quan công an quận huyện có thẩm quyền lập hồ sơ đề nghị cho từng trường hợp cụ thể nên cha mẹ, người thân không cần phải có đơn xin vào trường giáo dưỡng. Thực tế, không có mẫu đơn xin vào trường giáo dưỡng được ban. Theo đó, gia đình, người có trách nhiệm liên quan đến trẻ em phạm tội tuổi vị thành niên sẽ được các cơ quan có thẩm quyền thông báo về tình hình đưa vào trường giáo dưỡng cụ thể.

3.2. Những cơ quan nào có trách nhiệm đưa trẻ phạm tội vào trường giáo dưỡng?

Đưa trẻ vị thành niên phạm tội vào trường giáo dưỡng là biện pháp xử lý hành chính do Chủ tịch UBND quận, huyện hay thành phố, thị xã thuộc tỉnh quyết định cho người chưa thành niên phạm tội để vào trường tập trung học giao dục hướng nghiệp, học văn hóa, học nghề, sinh hoạt và lao động với sự giáo dục, quản lý của trường.

Trẻ phạm tội vào trường giáo dưỡng do cơ quan nào có trách nhiệm đưa vào?

Nếu cơ quan có thẩm quyền thấy rằng không cần áp dụng hình phạt đối với trẻ vị thành niên phạm tội khi xét xử thì Tòa án sẽ có Quyết định thi hành biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng và cơ quan Công an cùng các cấp có liên quan sẽ chịu trách nhiệm tổ chức thi hành quyết định từ Tòa an.

Trường hợp trẻ em phạm tội do cơ quan Công an cấp tỉnh, huyện trực tiếp thụ lý, điều tra, phát hiện sẽ do nơi này tiến hành lập hồ sơ đưa vào trường giáo dưỡng. Sau đó, cơ quan lập hồ sơ có trách nhiệm thông báo cho trẻ phạm tội, gia đình, người đại diện của họ về việc này và gửi tới Trưởng phòng ta pháp cấp quận, huyện để kiểm tra tính pháp lý của hồ sơ sau đó gửi Trưởng công an quận, huyện cùng cấp. Trưởng công an sẽ rà soát lại và quyết định chuyển hồ sơ đề nghị của Tòa án nhân dân cấp huyện áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng. Tóm lại, trong quy trình đưa trẻ vị thành niên phạm tội chưa cần áp dụng hình phạt vào trường giáo dưỡng sẽ do Tòa án nhân dân cấp huyện đưa ra Quyết định và Công an cấp huyện  sẽ thực hiện đưa đối tượng đó vào trường giáo dưỡng theo đúng quy định.

Theo đó, gia đình không thể tự nguyện xin cho con em mình vào trường giáo dưỡng nếu trẻ không đủ điều kiện nêu ở trên, không nằm trong đối tượng bị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng.

Như vậy khi đủ điều kiện đưa một trẻ vị thành niên vào trường giáo dưỡng theo quy định ở trên, gia đình không phải làm đơn, không phải làm thủ tục gì cũng như không thể muốn xin vào trường giáo dưỡng là được. Do đó, đây là quyết định của các cơ quan, chính quyền có liên quan trong vấn đề này. Những trẻ vị thành niên thường bỏ học, quậy phá hay bỏ nhà đi bụi mà chưa có hành vi vi phạm pháp luật. Theo quy định của pháp luật, các em đó sẽ chưa phải là đối tượng được áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng.

4. Những điều cần lưu ý về trường giáo dưỡng

Đề cập đến chủ đề trường giáo dưỡng và đưa vào trường giáo dưỡng, bạn cần chú ý tới những điều sau đây:

Điều cần lưu ý về trường giáo dưỡng.

* Đưa vào trường giáo dưỡng chỉ áp dụng đối với trẻ vị thành niên từ độ tuổi 12 đến dưới 18 tuổi. Nằm ngoài độ tuổi này, không được áp dụng quy định này.

* Những trẻ em phạm tội được xem xét đưa vào trường giáo dưỡng có hành vị phạm tội cố ý hoặc vô ý nhưng chưa cần áp dụng hình phạt mà cần thời gian giáo dục, cải tạo.

* Đưa trẻ phạm tội vào trường giáo dưỡng không phải là hình phạt theo quy định của Bộ luật hình sự nên điều này không bị coi là người có tiền án theo khoản 2 điều 77 của Bộ luật hình sự.

* Đối tượng phạm tội được đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc khác với đối tượng phạm tội được đưa vào trường giáo dưỡng. Theo điều 94 luật xử lý vi phạm hành chính, đối tượng bị đưa vào cơ sở bắt buộc là người phạm tội xâm phạm tài sản của tổ chức trong hay ngoài nước, xâm phạm sức khỏe, tài sản, danh dự và nhân phẩm của người khác hay vi phạm an toàn xã hội, trật tự từ 02 lần trở lên trong vòng 06 tháng, có mức độ phạm pháp chưa tới mức truy cứu trách nhiệm hình sự. Họ đã được áp dụng biện pháp giáo dục tại phường, xã, thị trấn hoặc chưa hay là người không có nơi ở ổn định.

Nói chung, trường giáo dưỡng là nơi áp dụng biện pháp giáo dục đặc biệt đối với những trẻ em tuổi vị thành niên có hành vi vi phạm pháp luật nhưng chưa áp dụng hình phạt mà cần giáo dục lại để các em có thể trở thành người công dân tốt, có ích trong xã hội, người yêu lao động và làm việc lương thiện.

Qua nội dung ở trên, bạn đã hiểu thế nào là trường giáo dưỡng và trường hợp nào cần đưa vào trường giáo dưỡng đối với các em phạm tội tuổi vị thành niên để nắm rõ quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành tốt hơn.

>> Tham khảo ngay:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
kế hoạch truyền thông sự kiện
Timeline kế hoạch truyền thông sự kiện mà bạn không nên bỏ lỡ
Tổng quan về kế hoạch truyền thông sự kiện. Tổng quan về timeline truyền thông sự kiện. Tìm hiểu các giai đoạn trong timeline truyền thông sự kiện.

mẫu đơn đề nghị thanh toán tiền bảo hiểm thân thể
Mẫu đơn đề nghị thanh toán tiền bảo hiểm thân thể và một số quy định
Mẫu đơn đề nghị thanh toán tiền bảo hiểm thân thể. Thanh toán tiền bảo hiểm thân thể. Nội dung đơn đề nghị thanh toán tiền bảo hiểm thân thể.

ARC là gì
ARC là gì? ARC được dùng phổ biến ở những lĩnh vực nào?
ARC là gì? Vốn là một thuật ngữ mang nhiều nghĩa, vậy nên bạn cần tìm hiểu rõ về thuật ngữ này để có cách sử dụng hiệu quả trong từng hoàn cảnh khác nhau.

mẫu biên bản xác minh
Hướng dẫn viết mẫu biên bản xác minh đúng chuẩn và chi tiết nhất
Mẫu biên bản xác minh được sử dụng để làm những gì? Làm thế nào viết mẫu biên bản xác minh cho đúng chuẩn? Hướng dẫn viết mẫu biên bản xác minh.