close
cách
cách cách cách cách cách

Training là gì? Tầm quan trọng của training trong doanh nghiệp

image

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Training là gì? Đây là một thuật ngữ vô cùng quen thuộc trong doanh nghiệp. Vậy cùng tìm hiểu training là gì và tầm quan trọng của training đối với cá nhân và doanh nghiệp qua bài viết dưới đây của Vieclam123.vn nhé.

1. Training là gì?

Training là từ tiếng Anh, được dịch sang tiếng Việt có nghĩa là đào tạo. Training được sử dụng để chỉ những hướng dẫn, những khóa đào tạo cho nhân viên mới để am hiểu rõ hơn về doanh nghiệp. Qua quá trình training, nhân viên mới có thể hiểu hơn về những gì mình phải thực hiện trong công việc, về văn hóa doanh nghiệp, từ đó thích nghi tốt hơn mà không bị “quá sốc” hay “mông lung” về công việc.

Training còn là những khóa đào tạo, nâng cao kỹ năng dành cho nhân viên cũ trong nội bộ công ty để cải thiện kiến thức, trình độ từ đó hoàn thành công việc tốt hơn. Hoặc khi có chiến lược kinh doanh mới, những dự án mới, áp dụng hệ thống vận hành máy móc hiện đại hơn, hay có bất kỳ sự thay đổi nào cần nhân viên phải nâng cao chất lượng chuyên môn thì doanh nghiệp sẽ tổ chức các khóa đào tạo để nâng cao tay nghề cho nhân viên.

2. Vai trò của training là gì?

Training đóng vai trò quan trọng trong việc giúp nhân viên thích nghi nhanh với những yêu cầu trong công việc, từ đó đóng góp vào sự thành công của doanh nghiệp. Có thể nói, training mang lại những lợi ích to lớn cho từng cá nhân cũng như doanh nghiệp.

Training là gì

2.1. Vai trò của training đối với doanh nghiệp

Tại sao doanh nghiệp cần tổ chức quá trình training đối với nhân viên. Trước tiên, chúng ta có thể phân quá trình training đối với nhân viên thành hai loại: training đối với nhân viên mới, training với nhân viên cũ.

Đối với nhân viên mới

Việc thực hiện các khóa đào tạo đối với nhân viên mới giúp doanh nghiệp hoàn thành bước cuối cùng trong quy trình tuyển dụng. Nếu nhân viên mới đó không hoàn thành những yêu cầu, bài test sau quá trình training thì chắc chắn sẽ bị đào thải.

Trong thời gian training, doanh nghiệp sẽ phổ biến cho nhân viên mới về văn hóa doanh nghiệp, cách thức thực hiện công việc để nhân viên làm quen, thực hiện đúng quy trình, tránh sai sót và đảm bảo hiệu suất công việc.

Thêm vào đó, việc thực hiện training còn giúp doanh nghiệp xây dựng được hình ảnh chuyên nghiệp, tạo được thiện cảm đối với nhân viên mới.

Với nhân viên cũ

Trong quá trình làm việc, doanh nghiệp nên thường xuyên thực hiện các khóa đào tạo dành cho nhân viên nội bộ công ty để nhân viên có thể cập nhật những đổi mới trong công việc, từ đó hoàn thành công việc tốt hơn. Đặc biệt, với những dự án mới đòi hỏi trình độ chuyên môn cao mà nhân viên của doanh nghiệp không thể đáp ứng được yêu cầu đó thì việc thực hiện training sẽ giúp nhân viên nâng cao tay nghề, từ đó hoàn thành công việc đúng, chuẩn, chính xác hơn. 

Thêm vào đó, việc tổ chức các khóa đào tạo cũng khiến nhân viên cảm thấy bản thân được coi trọng và mong muốn gắn bó lâu dài với doanh nghiệp sẽ cao hơn.

Training là gì

2.2. Vai trò của training đối với nhân viên 

Quá trình training giúp nhân viên mới có thể làm quen với công việc nhanh chóng, thích nghi được với văn hóa doanh nghiệp, tăng khả năng tiếp thu và hoàn thành công việc được giao.

Với nhân viên cũ trong công ty, việc tham gia khóa training giúp nhân viên nâng cao trình độ kiến thức, kỹ năng, hoàn thành công việc tốt hơn và tìm kiếm được những khả năng thăng tiến trong tương lai.

3. Hình thức training là gì? 

3.1. Training tại nơi làm việc

Đào tạo tại nơi làm việc là hình thức đào tạo phổ biến trong nhiều doanh nghiệp. Một số hình thức đào tạo tại nơi làm việc có thể kể đến như:

+ On-job-training: Hình thức người nhân viên đó vừa làm việc vừa học hỏi trong quá trình làm việc.

+ Đào tạo tập trung: Người có chuyên môn cao sẽ đảm nhận trách nhiệm đào tạo cho nhiều người cùng một lúc. Người đào tạo cần có sự chuẩn bị về cả lý thuyết lẫn phần thực hành để đảm bảo tất cả nhân viên có thể nắm được nội dung đào tạo.

+ Kèm cặp (mentorship): Một nhân viên chính thức trong công ty sẽ chịu trách nhiệm cho việc hướng dẫn một nhân viên mới khác, đưa ra những hỗ trợ kịp thời khi cần thiết. Thời gian kèm cặp có thể được kéo dài từ 1-2 tháng, tùy theo từng công ty và thời gian thử việc của nhân viên.

Training là gì

3.2. Training ngoài nơi làm việc

Training ngoài nơi làm việc là hình thức training không diễn ra tại địa điểm làm việc. Nó có thể diễn ra tại các cuộc họp chuyên đề, các buổi thuyết trình về kiến thức, kỹ năng có thể áp dụng trong công việc.

Một hình thức hiện đang rất phổ biến và được nhiều công ty ưa chuộng là “distance training” (đào tạo từ xa) và media training (đào tạo qua phương tiện). Đào tạo từ xa là sử dụng các phần mềm, tương tác, ứng dụng hai chiều để trình bày nội dung tới lớp học. Đào tạo qua phương tiện có thể sử dụng các dụng cụ thính thị (audiovisual aids) để truyền đạt những thông tin không thể trình bày trong lớp học. 

4. Cross-Training là gì?

4.1. Cross-Training là gì?

Cross-Training là hình thức đào tạo chéo nhân viên giữa các bộ phận trong cùng một tổ chức. Một nhân viên có thể được đào tạo công việc ở nhiều vị trí khác nhau.

Ví dụ một nhân viên trong nhà hàng có thể vừa nắm được kiến thức về pha chế đồ uống, vừa có thể thanh toán hóa đơn cho khách, vừa bưng bê đồ uống phục vụ khách. Một nhân viên trong khách sạn vừa biết làm nhiệm vụ của một lễ tân lại vừa có thể đảm nhận trách nhiệm của một nhân viên buồng phòng.

Hình thức Cross-Training được áp dụng phổ biến, nhất là trong những ngành dịch vụ như nhà hàng, khách sạn.

Training là gì

4.2. Lợi ích của Cross-Training là gì?

Vậy những lợi ích to lớn mà hình thức Cross-Training mang lại cho doanh nghiệp là gì?

Linh hoạt điều chuyển nhân sự: Một nhân viên nắm được các công việc ở nhiều vị trí, bộ phận khác nhau giúp doanh nghiệp có thể linh hoạt trong việc điều chuyển nhân sự ở các bộ phận. Ví dụ trong trường hợp có nhân viên nghỉ đột xuất thì có thể điều chuyển nhân viên khác đến thực hiện công việc, không làm gián đoạn quy trình hoạt động.

Tiết kiệm chi phí đào tạo nhân sự: Trong trường hợp một nhân viên chính thức phải nghỉ trong một thời gian dài thì nhân viên khác có thể làm thay công việc đó cho đến khi nhân viên kia trở lại. Doanh nghiệp sẽ không cần phải tuyển dụng người mới.
Nội bộ nhân viên có thể hỗ trợ nhau: Trong những sự kiện đặc biệt của doanh nghiệp, các bộ phận có thể hỗ trợ lẫn nhau để hoàn thành công việc. Ví dụ trong một khách sạn, nếu như hôm đó có tổ chức tiệc, thì nhân viên các bộ phận khác như bộ phận buồng phòng hay lễ tân có thể hỗ trợ bộ phận F&B.

Tăng sự hài lòng ở nhân viên: khi được đào tạo chéo, nhân viên được học hỏi thêm nhiều kiến thức và kỹ năng khác nhau, từ đó khám phá được những khả năng tiềm ẩn của bản thân. Sự đổi mới trong công việc cũng khiến nhân viên cảm thấy bớt nhàm chán và có sự hài lòng, yêu thích hơn đối với công việc. 

5. Các bước xây dựng training trong doanh nghiệp

Training là gì

Để xây dựng được các khóa training, doanh nghiệp cần thực hiện theo các bước sau đây:

Bước 1: Xác định nhu cầu đào tạo

Doanh nghiệp cần xác định được mục đích của khóa đào tạo này là gì, đối tượng cụ thể tham gia đào tạo là ai. Các cấp lãnh đạo trong công ty cần phải họp mặt, đồng nhất ý kiến đồng thời xác định các yêu cầu chuyên môn cần đưa ra để hướng tới mục đích chung của doanh nghiệp.

Bước 2: Xây dựng kế hoạch training

Bước tiếp theo chính là xây dựng kế hoạch training, doanh nghiệp cần phải xác định được tên của các chương trình đào tạo, các mục tiêu cần đạt được sau chương trình, đối tượng nhân viên tham gia huấn luyện, các phòng ban phụ trách quá trình đào tạo, nội dung và hình thức đào tạo. Đồng thời, doanh nghiệp cần phải phân bổ được thời gian cụ thể thực hiện training, ước tính chi phí và địa điểm tổ chức training. 

Xây dựng kế hoạch training càng chi tiết, cụ thể thì quá trình training càng dễ dàng triển khai, dễ dàng đo lường và đánh giá hiệu quả.

Bước 3: Triển khai và đánh giá kết quả

Doanh nghiệp cần triển khai quy trình training như đã lên kế hoạch, đảm bảo nhân viên tham gia đầy đủ với tinh thần tốt nhất. Tiến hành quy trình ghi chép, lấy ý kiến đánh giá từ người tham gia để đo lường hiệu quả của quá trình đào tạo.

Bước 4: Cải tiến quy trình

Sau mỗi khóa training, doanh nghiệp cần tiến hành phân tích để tìm ra những thiếu sót, từ đó có những cải tiến trong những đợt training về sau.

Như vậy, qua bài viết trên đây của Vieclam123.vn, bạn đã hiểu training là gì cũng như các hình thức training rồi chứ. Mỗi doanh nghiệp cần chú trọng vào việc training cho nhân viên để nâng cao hiểu biết, học hỏi thêm những kiến thức mới, từ đó tăng hiệu suất lao động và đóng góp vào sự thành công của doanh nghiệp trong tương lai.

>> Tìm hiểu thêm:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
cửa hàng nhượng quyền là gì
Cửa hàng nhượng quyền là gì và cách xây dựng cửa hàng nhượng quyền?
Bạn muốn mở rộng mô hình kinh doanh của mình bằng cửa hàng nhượng quyền? Bạn không biết cửa hàng nhượng quyền là gì? Bạn không biết xây dựng cửa hàng nhượng quyền như thế nào? Cùng vieclam123.vn tìm hiểu sau đây nhé!

Brand health là gì
Brand health là gì? Cách thức đo lường và cải thiện Brand health.
Brand health (sức khỏe thương hiệu) là một trong những yếu tố quan trọng nhất đánh giá sự phát triển của thương hiệu doanh nghiệp. Vậy Brand health là gì? Đo lường như thế nào?, chúng ta cùng vieclam123.vn tìm hiểu sau đây nhé!

quản lý là làm gì
Quản lý là làm gì? Vai trò quan trọng của quản lý trong tổ chức
Quản lý là làm gì? Quản lý là một bộ phận phận quan trọng trong bất kỳ tổ chức nào, với vai trò kiểm soát hoạt động và định hướng kế hoạch phát triển.

Ngành điện điện tử làm gì
Ngành điện điện tử làm gì? Lý do bạn nên học ngành điện điện tử?
Ngành điện điện tử làm gì? Ngành điện điện tử là ngành học vô cùng hữu ích và áp dụng thực tế rất nhiều. Chương trình học vô cùng bài bản và chuyên sâu.