HR là cụm từ viết tắt rất quen thuộc của Human Resources, được hiểu là những gì liên quan đến nguồn nhân lực trong doanh nghiệp. Cùng tìm hiểu HR là gì, các công việc trong từng vị trí và tố chất cần thiết để có thể thành công trong ngành HR qua bài viết dưới đây của Vieclam123.vn nhé.
MỤC LỤC
HR là viết tắt của cụm từ Human Resource có nghĩa là nguồn nhân lực. HR có trách nhiệm chính là tuyển dụng, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, trả lương và đảm bảo các gói lợi ích cho nhân viên, thực hiện các hình thức kỷ luật, sa thải và chấm dứt hợp đồng lao động.
Các công việc của HR:
Công việc của HR là giúp tìm kiếm, phát triển và duy trì đội ngũ nhân viên và quản lý chất lượng nhân viên, giúp doanh nghiệp tìm kiếm và phát triển được đổi ngũ nhân viên giỏi.
Nhân sự là một bộ phận quan trọng trong công ty vì bộ phận nhân sự có vững mạnh thì mới đảm bảo được nguồn nhân lực chất lượng, đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp và cùng thực hiện mục tiêu chung của doanh nghiệp. Nhân lực còn được xem là lợi thế cạnh tranh dài hạn của một công ty, doanh nghiệp so với công ty đối thủ. Sở hữu nhân viên giỏi, giàu chuyên môn, có khả năng đảm nhận nhiều trọng trách và mang đến nhiều thành tựu cho doanh nghiệp là điều mà bất kỳ ông chủ nào cũng mong muốn.
Nếu bạn có hứng thú với nghề tuyển dụng, muốn ứng tuyển vào vị trí tuyển dụng nhân sự thì hãy qua Vieclam123 để tạo CV hành chính nhân sự nhé.
Cùng làm việc trong ngành HR, nhưng mỗi người lại đảm nhận những vai trò, vị trí công việc khác nhau, cùng phối hợp để đảm bảo bộ phận HR được vận hành tốt, mang lại hiệu quả cao cho doanh nghiệp. Một số vị trí nổi bật trong ngành HR có thể kể đến như:
Giám đốc nhân sự trong tiếng Anh là Chief Human Resources Officer. Đây là vị trí cao nhất trong ngành nhân sự. Giám đốc nhân sự chịu trách nhiệm cao nhất trong việc giám sát toàn bộ hoạt động của nguồn nhân lực trong doanh nghiệp.
Nhiệm vụ của giám đốc nhân sự trong công ty, doanh nghiệp, đó là:
Lãnh đạo, quản lý: Giám đốc nhân sự là người đưa ra các quyết định chủ chốt, các chiến lược về nhân sự để nâng cao năng suất lao động và tăng hiệu quả công việc.
Giám sát: Giám đốc nhân sự đồng thời cũng giám sát hoạt động quản trị nhân sự của các bộ phận bên dưới, giám sát các hoạt động đào tạo, thu hút và phát triển nhân tài.
Đưa ra quyết định: Giám đốc nhân sự cần phải phân tích thị trường lao động, nhu cầu của doanh nghiệp, đánh giá năng lực nghề nghiệp trong tương lai của nhân sự để kiểm soát lực lượng lao động phù hợp với mục tiêu của doanh nghiệp.
Xây dựng văn hóa doanh nghiệp: Giám đốc nhân sự đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp, truyền đạt văn hóa đó đến tất cả nhân viên để tạo nên một môi trường doanh nghiệp tích cực, chuyên nghiệp, hướng đến việc đạt được mục tiêu chung của doanh nghiệp.
Trưởng phòng nhân sự là vị trí dưới quyền của giám đốc nhân sự, chịu trách nhiệm cho việc thực hiện các kế hoạch nhân sự được Giám đốc nhân sự đề ra. Trưởng phòng nhân sự là cầu nối giữa ban lãnh đạo với các nhân viên cấp dưới vì họ sẽ là người tiếp nhận, trao đổi công việc từ Giám đốc nhân sự và truyền đạt những điều đó cho nhân viên trong phòng ban.
Vị trí quản trị hành chính nhân sự trong ngành HR chịu trách nhiệm cho việc lưu giữ hồ sơ của người lao động, cập nhật dữ liệu về nguồn nhân lực của doanh nghiệp.
Quản trị hành chính, nhân sự cũng là người làm việc với nhân sự về các vấn đề liên quan đến giấy tờ, chế độ đãi ngộ với nhân viên. Bộ phận hành chính cũng theo dõi giờ giấc làm việc của nhân viên, áp dụng các quy chế thưởng phạt với từng nhân viên và làm bảng lương hàng tháng cho toàn bộ nhân sự trong công ty.
Thêm vào đó, nhân viên hành chính nhân sự cũng tham gia hỗ trợ các hoạt động liên quan đến hội thảo tuyển dụng trong công ty.
Ở những công ty lớn, sẽ có vị trí chuyên viên tiền lương và phúc lợi, đảm nhận nhiệm vụ đảm bảo lợi ích và quyền lợi của nhân sự trong công ty, cập nhật những thông tin mới nhất về chế độ đãi ngộ, phúc lợi của người lao động. Còn ở những công ty, doanh nghiệp nhỏ thì nhân viên hành chính nhân sự sẽ đảm nhận tất cả vai trò này.
Chuyên viên tuyển dụng là người chịu trách nhiệm cho việc tuyển dụng nhân sự mới trong công ty, doanh nghiệp. Chuyên viên tuyển dụng làm một số công việc cụ thể như:
Làm bản mô tả công việc cụ thể, chi tiết đối với từng vị trí công việc
Đăng tin tuyển dụng lên các trang mạng xã hội, các trang tuyển dụng để tìm kiếm ứng viên phù hợp
Thực hiện toàn bộ quá trình tuyển dụng như lọc hồ sơ, hẹn lịch phỏng vấn, phỏng vấn và lựa chọn ứng viên phù hợp.
Đôi khi, chuyên viên tuyển dụng sẽ đảm nhận vai trò phỏng vấn vòng 1 cho ứng viên hoặc chỉ là người sắp xếp lịch phỏng vấn cho ứng viên và trường phòng nhân sự hay giám đốc nhân sự.
Chuyên viên tuyển dụng đồng thời cũng chịu trách nhiệm cho việc đào tạo nhân viên mới, phổ biến những quy định, văn hóa doanh nghiệp, giúp nhân viên mới thích nghi với môi trường làm việc mới.
Ở những công ty lớn, công việc đào tạo và phát triển sẽ được giao cho một bộ phận chuyên biệt. Một số công ty khác lại thực hiện quá trình đào tạo theo hình thức “on-job-training” tức là vừa học vừa làm.
Mỗi vị trí trong bộ phận nhân sự đều hoàn thành tốt công việc của mình để hướng đến mục tiêu, nhiệm vụ chung của bộ phận nhân sự trong doanh nghiệp.
Một số nhiệm vụ chung của bộ phận nhân sự trong doanh nghiệp như sau:
Bộ phận nhân sự chịu trách nhiệm giám sát công việc thường ngày của nhân viên trong doanh nghiệp, giải quyết các mâu thuẫn và các vấn đề liên quan đến tiền lương, chế độ đãi ngộ, bảo hiểm, các khoản phúc lợi xã hội.
Bộ phận nhân sự cũng giải quyết tranh chấp, thắc mắc, băn khoăn của nhân sự về những chính sách của công ty. Đồng thời, bộ phận nhân sự cũng giải quyết các vấn đề về ngày nghỉ phép, hay quy trình nghỉ việc của người lao động.
Bộ phận nhân sự cần đánh giá được lực lượng nhân sự trong công ty, doanh nghiệp, biết được thời điểm nào cần phải tuyển dụng thêm nhân sự mới và thực hiện công việc tuyển dụng để đảm bảo các bộ phận trong công ty có thể làm việc hiệu quả, đạt được mục tiêu chung của doanh nghiệp.
Bộ phận HR cũng chịu trách nhiệm cho việc xây dựng lên văn hóa doanh nghiệp, tuyên truyền văn hóa doanh nghiệp cho toàn bộ nhân viên, tạo môi trường làm việc tích cực, chuyên nghiệp, hiệu quả. Thêm vào đó, bộ phận nhân sự khuyến khích, tổ chức các hỏa động tập huấn, chương trình đào tạo để nâng cao năng lực và hiệu suất làm việc của nhân viên.
Để có thể làm việc trong ngành nhân sự và thăng tiến trong sự việc, bên cạnh việc nỗ lực thật nhiều, bạn còn cần phải có những tố chất dưới đây.
Để có thể làm việc trong ngành nhân sự, bạn cần phải có nền tảng kiến thức chuyên môn về lĩnh vực này. Kiến thức này có thể được đào tạo ở chương trình Đại học, hoặc lớp học về quản trị nhân sự. Nắm được những kiến thức chuyên môn sẽ giúp người làm việc trong ngành có thể dự đoán được nhu cầu nhân sự của doanh nghiệp, hoạch định cơ cấu doanh nghiệp để đưa ra những chiến lược cụ thể, xây dựng và triển khai các buổi phỏng vấn nhân sự hiệu quả.
Nhân viên làm việc trong bộ phận nhân sự cần phải có kỹ năng quản lý nhân sự hiệu quả. Công việc quản lý bao gồm đảm bảo thực hiện giám sát nhân sự trong công ty, để đảm bảo nhân sự có thể hoạt động một cách hiệu quả nhất.
Làm việc trong bộ phận nhân sự, bạn cần phải có khả năng giao tiếp tốt, khéo ăn khéo nói để tránh những mâu thuẫn không cần thiết, đồng thời cũng có thể hòa giải mâu thuẫn nội bộ nếu có.
Kỹ năng giao tiếp tốt giúp bạn có được phong thái tự tin, giọng nói chân thành, thuyết phục, khả năng lắng nghe và truyền đạt tốt nên có thể đạt được hiệu quả cao trong việc tuyển dụng nhân sự mới hay phổ biến thông tin đến toàn bộ nhân sự.
Kỹ năng đàm phán, thuyết phục giúp người quản lý nhân sự có thể đứng ra hòa giải mâu thuẫn giữa các nhân viên, thương lương với nhân viên về chế độ đãi ngộ, lương thưởng trong công ty.
Khả năng đàm phán, thuyết phục khi làm việc trong bộ phận nhân sự cũng vô cùng hữu ích khi muốn thuyết phục cấp trên chấp nhận những kế hoạch, chiến lược do bộ phận nhân sự đề ra.
Nhân viên bộ phận nhân sự cần phải có cái nhìn công tâm để có thể hài hòa giữa lợi ích của người lao động và doanh nghiệp. Cần phải luôn tỉnh táo và hòa hảo trong việc tiếp nhận những phàn nàn về tiền lương cũng như chế độ đãi ngộ từ người lao động.
Thêm vào đó, bộ phận nhân sự cần phải thường xuyên trau dồi thông tin, cập nhật những kiến thức về công nghệ, thị trường để có khả năng đánh giá, phân tích chính xác thị trường lao động để có thể tìm ra hướng đi mới cho quá trình tuyển dụng nhân sự của doanh nghiệp. Áp lực công việc của bộ phận nhân sự cũng không hề nhỏ, bởi vậy, nếu bạn muốn gắn bó lâu dài với vị trí này thì hãy rèn luyện ngay từ bây giờ để có thể đối mặt với những khắc nghiệt trong ngành ở thời đại công nghệ hóa toàn cầu.
Dù là doanh nghiệp lớn hay nhỏ, làm việc trên bất kỳ lĩnh vực nào thì cũng cần có bộ phận nhân sự trong cơ cấu tổ chức. Bởi bộ phận nhân sự sẽ trực tiếp quản lý nhân viên của tất cả những bộ phận khác. Do vậy, bộ phận nhân sự đóng vai trò quan trọng, được các doanh nghiệp quan tâm, chú trọng.
Qua bài viết trên đây của Vieclam123.vn, hy vọng bạn đã có những hiểu biết tổng quan về HR là gì cũng như tầm quan trọng của HR trong sự phát triển của doanh nghiệp. Nếu bạn đang định hướng công việc tương lai có liên quan đến ngành HR thì cần trau dồi cho mình kiến thức chuyên môn cũng như kỹ năng cần thiết để có thể gặt hái được nhiều thành công.
>> Tham khảo ngay:
MỤC LỤC
Chia sẻ