close
cách
cách cách cách

Trách nhiệm là gì? Cách để bạn trở thành người có trách nhiệm

image

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Bạn đã lớn tuổi nhưng không có nghĩa là bạn đã trưởng thành, trưởng thành là khi con người biết suy nghĩ, biết tư duy, có trách nhiệm với bản thân và biết cách trân trọng những người xung quanh. Sống có trách nhiệm sẽ giúp cho cuộc sống của bạn tăng thêm phần ý nghĩa, phát triển và hoàn thiện bản thân hơn. Nếu bạn muốn trở thành người có trách nhiệm, hãy đọc và tham khảo bài viết của chúng tôi dưới đây nhé!

1. Trách nhiệm là gì?

Trách nhiệm chính là những điều phải làm, phải gánh vác, phải nhận lấy về mình, hoặc có thể hiểu trách nhiệm là sự ràng buộc về lời nói, hành vi của bản thân, bảo đảm những lời mình nói hoặc hành vi mình làm là đúng đắn, nếu sai sẽ phải chịu hậu quả nếu có.

2. Biểu hiện của người sống có trách nhiệm

2.1. Biết coi trọng thời gian

Một trong những dấu hiệu cho thấy bạn là người trưởng thành, sống có trách nhiệm đó là bạn biết cách quản lý thời gian, đây là một trong những khía cạnh quan trọng nhất cho cuộc sống mà ai cũng phải biết.

Những người chưa trưởng thành thì ngược lại, họ không biết sắp xếp thời gian, sử dụng quỹ thời gian của mình sao cho hợp lý, thường sử dụng thời gian của mình một cách thiếu nghiêm túc và có xu hướng lãng phí thời gian. Việc không biết tận dụng quỹ thời gian, quản lý thời gian sẽ khiến cho bạn trở nên lười biếng, lề mề, hiệu quả làm việc không cao.

2.2. Biết chịu trách nhiệm, hiểu được trách nhiệm phải do nỗ lực mới có được

Một người sống có trách nhiệm là người biết vì người khác, họ luôn đặt lợi ích tập thể lên hàng đầu, họ tự nhận thức được rằng kết quả của việc mình làm nó còn ảnh hưởng đến cả tập thể. Họ luôn cảm thấy hạnh phúc khi hoàn thành xong công việc và sau đó mới nghỉ ngơi. Với họ, không bao giờ tồn tại khái niệm trì hoãn, bất cẩn mà thay vào đó là thái độ của một người có trách nhiệm.

Nếu có ai đó lưỡng lự khi giao việc cho bạn, có nghĩa là họ đang thấy bạn thờ ơ với trách nhiệm công việc. Nếu bạn đang nghĩ: “trách nhiệm này thật nhỏ bé, tẻ nhạt,... và nếu có trách nhiệm lớn hơn, thử thách hơn thì mình sẽ đón nhận một cách nghiêm túc” đây là suy nghĩ của những người thiếu trách nhiệm, họ chỉ làm việc có trách nhiệm đối với các công việc mang tính chất thách thức, mới lạ và khi tính chất đó không còn nữa thì tính trách nhiệm cũng dần dần mất đi.

2.3. Lập kế hoạch cho mọi thứ

Những người không có trách nhiệm thường làm việc một cách bốc đồng, không có kế hoạch cụ thể, làm việc một cách tự phát và không có tổ chức. Người có trách nhiệm thường cân nhắc mọi vấn đề và lập kế hoạch làm việc cụ thể. Họ hiểu được rằng, chỉ cần mắc một sai lầm nhỏ thôi thì cũng có thể kéo theo vô vàn những rắc rối khác, khó có thể sửa chữa lại được.

2.4. Biết cách tập trung

Biết cách tập trung

Người có trách nhiệm là người biết cách tập trung trong mọi việc. Tập trung để có thể hoàn thành công việc đó tốt hơn, đem lại hiệu quả cao. Người biết cách tập trung làm việc luôn mong muốn sự cầu toàn, không muốn mắc phải những sai lầm cho dù là sai lầm nhỏ nhất, để tránh ảnh hưởng đến những công việc liên quan.

2.5. Không đổ lỗi và tôn trọng sự cố gắng của người khác

Người có tính trách nhiệm sẽ không bao giờ đổ lỗi cho những người xung quanh. Bạn không chủ động đi làm sớm nên đừng đổ lỗi cho giao thông tồi tệ, bạn bị điểm kém là do bạn lười học không nên đổ lỗi cho thầy cô không biết dạy học,... Cuộc sống của bạn sẽ thay đổi nếu như bạn ngưng đổ lỗi cho người khác và sống có trách nhiệm hơn.

Có rất nhiều người khi gặp người giỏi hơn mình là sinh lòng đố kỵ. Tuy nhiên, nếu bạn là người có trách nhiệm đối với công việc thì bạn nên công nhận sự cố gắng của người đó, bạn cũng nên học hỏi kinh nghiệm từ phía người đó để có thể phát triển bản thân, làm việc có hiệu quả.

2.6. Không than thở và không viện cớ

Than thở là một thói quen xấu của những người sống thiếu trách nhiệm. Bạn thường xuyên than thở về công việc, về sếp, về thời tiết,... than thở để đổ lỗi cho bất kì cái gì khác. Chính vì thế, những người sống có trách nhiệm thay vì than thở họ sẽ tự mình tìm ra giải pháp khắc phục. VD: bạn không thể thay đổi thời tiết nhưng bạn có thể chuẩn bị sẵn một chiếc ô để không ngại nắng, mưa.

Người sống có trách nhiệm thường không viện cớ, không có xu hướng đổ lỗi lên những yếu tố bên ngoài tầm kiểm soát và không lấy chúng làm lý do ngụy biện cho lỗi lầm của mình. Ngừng viện cớ chính là một trong những yếu tố khiến cho bạn sống có trách nhiệm hơn.

2.7. Thừa nhận sai trái

Người sống có trách nhiệm sẽ biết cách tận dụng triệt để sai lầm của mình để phát triển bản thân. Việc này không chỉ biến sai lầm của mình thành bài học kinh nghiệm đáng quý mà nó còn mang tính bước ngoặt giúp cho bạn không mắc phải những lỗi như vậy thêm một lần nào nữa. Một người sống có trách nhiệm sẽ không ngần ngại thừa nhận lỗi lầm của mình và coi đó là bài học đáng quý.

3. Phát triển kĩ năng chịu trách nhiệm

3.1. Thực hành kỉ luật

Nếu bạn muốn trở thành người sống có trách nhiệm thì bạn nên thực hành tính kỉ luật. Có nghĩa là bạn cần phải biết công việc này cần phải làm những gì? Trình tự công việc ra sao? Phải mất bao lâu để hoàn thành công việc này? Để có được tính kỷ luật trong công việc bạn cần phải xác định được mục tiêu công việc là gì? Làm sao có thể hoàn thành công việc đó mà không bị phân tâm? Bạn hãy lập cho mình một danh sách những công việc cần phải làm trong một ngày, một tuần, một tháng,... cố gắng hoàn thành công việc đúng chỉ tiêu càng sớm càng tốt.

3.2. Học cách giải quyết vấn đề khi gặp khó khăn

Nếu bạn muốn trở thành người có trách nhiệm thì bạn cần phải học cách xử lý, giải quyết vấn đề khi gặp khó khăn, có nghĩa là bạn phải linh hoạt biết cách xử lý khi khó khăn ập tới bất ngờ. Trước những tin khủng khiếp, bạn cần phải biết cách giữ bình tĩnh và tìm ra cách xử lý. Bạn sẽ không thể giải quyết khó khăn ngay lần đầu tiên nhưng nó sẽ là bài học cho bạn phát triển bản thân, học được cách bình tĩnh, suy nghĩ lý trí trong tình huống khủng hoảng.

3.3. Thành thạo làm nhiều việc cùng một lúc

Giải quyết nhiều công việc cùng một lúc

Nếu bạn muốn trở thành người có trách nhiệm thì bạn cần phải có khả năng làm nhiều việc cùng một lúc, có khả năng điều phối những việc xung quanh mình. Có thể ôn hòa các công việc cùng một lúc chăm sóc gia đình, thành công ở nơi làm việc, có khả năng nhớ các hóa đơn thanh toán đúng hạn,... Nhưng khi làm nhiều việc cùng một lúc bạn nên nhớ những việc cần ưu tiên và những việc có thể hoàn thành sau, hãy cân nhắc điều này.

3.4. Học cách quản lý tiền bạc

Người có trách nhiệm là người biết cách quản lý tiền bạc. Nếu bạn cảm thấy bạn đang chi tiêu không hợp lý, hãy ngồi lại với đống hóa đơn, xem xét lại việc chi tiết của mình, lên danh sách các món đồ mình đã chi tiêu không hợp lý, từ đó đề ra kế hoạch chi tiêu khoa học hơn. Chịu trách nhiệm về tài chính của mình sẽ giúp cho bạn biết cách chi tiêu điều độ, hợp lý.

3.5. Nhận phản hồi nghiêm túc

Người có trách nhiệm là người cởi mở với phê bình, thừa nhận những phản hồi hợp lý từ mọi người giúp cho bạn tiến bộ hơn. Nếu bạn muốn là người có trách nhiệm khi ở trường thì bạn nên lắng nghe những gì giáo viên góp ý. Hãy lắng nghe cấp trên đề cập đến những vấn đề cần phải nỗ lực nếu bạn trở thành người có trách nhiệm trong công ty. Nếu bạn bè có nói đến những khuyết điểm của bạn, hãy thẳng thắn tiếp nhận và sửa chữa chúng. Đừng bao giờ bác bỏ những ý kiến góp ý muốn tốt cho bạn, hãy nhận nó như một bài học quý giá.

4. Phát triển thói quen chịu trách nhiệm

4.1. Trở thành người đặt mục tiêu

Người có trách nhiệm là người làm việc luôn có mục tiêu, kế hoạch cho dù đó là công việc gì. Dù đó có là công việc lớn hay nhỏ thì bạn cũng nên vạch ra mục tiêu, đề ra kế hoạch. Đây là một trong những thói quen tuyệt vời, giúp bạn xác định được rõ vấn đề mình cần phải làm gì. Nếu bạn làm việc không có mục tiêu thì sẽ không có động lực để nhấc tay vào làm việc. Chính vì vậy, làm việc có mục tiêu có thể giúp bạn trở thành người có trách nhiệm và đạt hiệu quả cao trong công việc.

4.2. Chủ động

Khi bạn nhận ra vấn đề cần phải thực hiện hay cần phải thay đổi cho hợp lý hơn, đừng đợi người khác nhắc nhở, hãy là người chủ động thực hiện công việc đó, nâng cao tính trách nhiệm trong công việc. Đứng ra chịu trách nhiệm sẽ khiến cho bạn trở nên mạnh mẽ hơn, cải thiện nhiều mặt trong cuộc sống. Thói quen “chủ động” này sẽ giúp bạn có cơ hội tiến xa hơn trong công việc.

4.3. Tránh trì hoãn

Những người vô trách nhiệm thường hay tìm cách trì hoãn công việc. Người có trách nhiệm sẽ không bao giờ muốn trì hoãn công việc, luôn luôn mong muốn hoàn thành công việc đúng chỉ tiêu càng sớm càng tốt. VD: nếu bạn có bài kiểm tra vào đầu tuần sau, hãy cố gắng ôn tập kiến thức từ vài tuần trước, đừng để ngày mai thi, đêm nay thức trọn cả đêm để ôn tập. Hãy lập ra kế hoạch học tập cụ thể, đừng bao giờ trì hoãn chúng.

4.4. Lên lịch biểu hằng ngày

Người có trách nhiệm là người luôn có lịch công việc hàng ngày khoa học và phù hợp với bản thân mình. Hãy cố gắng ăn, ngủ, nghỉ, làm việc,... theo lịch biểu nhất định. Các bạn có thể chọn thời điểm thích hợp nhất để hoàn thành công việc. Nếu bạn làm việc không có sự sắp xếp, ưu tiên, làm việc một cách qua loa, làm tất cả các công việc đó cùng một lúc thì sẽ không đạt hiệu quả cao trong công việc, tốn thời gian và mất sức vì công việc quá tải. Chính vì vậy, nếu bạn muốn quản lý công việc tốt hơn, được chủ động trong công việc nhiều hơn thì nên lập cho mình lịch công việc hằng ngày.

Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về biểu hiện của người có trách nhiệm và cách rèn luyện các kĩ năng trách nhiệm. Hy vọng bài viết có thể cung cấp đầy đủ các thông tin cần thiết cho bạn đọc. Vieclam123.vn chúc các bạn rèn luyện tinh thần trách nhiệm thành công!

>> Đọc thêm bài viết:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
kế hoạch truyền thông sự kiện
Timeline kế hoạch truyền thông sự kiện mà bạn không nên bỏ lỡ
Tổng quan về kế hoạch truyền thông sự kiện. Tổng quan về timeline truyền thông sự kiện. Tìm hiểu các giai đoạn trong timeline truyền thông sự kiện.

mẫu đơn đề nghị thanh toán tiền bảo hiểm thân thể
Mẫu đơn đề nghị thanh toán tiền bảo hiểm thân thể và một số quy định
Mẫu đơn đề nghị thanh toán tiền bảo hiểm thân thể. Thanh toán tiền bảo hiểm thân thể. Nội dung đơn đề nghị thanh toán tiền bảo hiểm thân thể.

ARC là gì
ARC là gì? ARC được dùng phổ biến ở những lĩnh vực nào?
ARC là gì? Vốn là một thuật ngữ mang nhiều nghĩa, vậy nên bạn cần tìm hiểu rõ về thuật ngữ này để có cách sử dụng hiệu quả trong từng hoàn cảnh khác nhau.

mẫu biên bản xác minh
Hướng dẫn viết mẫu biên bản xác minh đúng chuẩn và chi tiết nhất
Mẫu biên bản xác minh được sử dụng để làm những gì? Làm thế nào viết mẫu biên bản xác minh cho đúng chuẩn? Hướng dẫn viết mẫu biên bản xác minh.