Tổ chức NATO là gì? Câu hỏi này được đặt ra tưởng như thừa thãi vì với một tổ chức quốc tế quá nổi tiếng như NATO thì hẳn ai cũng phải biết nhưng thực tế lại khác. Có rất nhiều người chưa thực sự hiểu rõ về NATO. Để không xa rời khỏi những sự kiện quan trọng lớn nhỏ của thế giới cũng như chứng tỏ rằng bản thân có kiến thức sâu rộng như thế nào.
Qua bài viết dưới đây, chúng ta sẽ khám phá những thông tin về NATO một cách bao quát, đầy đủ nhất.
NATO, viết tên tiếng Anh đầy đủ là North Atlantic Treaty Organization, được biết đến là tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương. Bản chất đây là tổ chức liên minh về quân sự, thành lập vào năm 1949. Ban đầu thành viên của tổ chức gồm có Hoa Kỳ, Canada cùng với một số quốc gia thuộc Tây Âu. Mục đích thành lập nhằm ngăn chặn sự lan rộng mức độ ảnh hưởng mạnh mẽ chủ nghĩa cộng sản do Liên Xô cầm đầu.
Trụ sở của NATO được đặt ở Brussels nước Bỉ, chính là một khối liên minh chính trị - quân sự lớn nhất toàn thế giới. Mọi vấn đề về chính trị đều đóng vai trò quan trọng bậc nhất ở mỗi quốc gia vì đó là vấn đề về an ninh. Do vậy, thông tin về quân sự của khối Liên minh quân sự lớn nhất thế giới vẫn luôn đón nhận được nhiều quan tâm của giai tầng trong từng quốc gia, từ cấp cao nhất đến dân thường. Dù chúng ta ở giai cấp nào trong xã hội thì sự quan tâm, tìm hiểu tổ chức NATO là gì vẫn luôn quan trọng, có ý nghĩa.
Tính đến thời điểm kết nạp gần nhất là năm 2020, NATO đã có tổng cộng 30 nước thành viên. Số thành viên gia nhập NATO đồng loại vào năm thành lập nhiều nhất bao gồm các quốc gia tiên phong là Bỉ, Canada, Pháp, Ý, Đan Mạch, Hà Lan, Anh, Hoa Kỳ, Luxembua, …
Sau đó, trải qua thời gian, các quốc gia khác cũng lần lượt xin gia nhập vào NATO. Đến năm 2004, tiếp tục đồng loạt có nhiều quốc gia cùng tham gia vào tổ chức gồm có Bulgaria, Lithuania, Slovakia, Romania, Slovenia, Latvia, Estonia.
Khi NATO được thành lập kéo theo Tổ chức Hiệp ước Vacsava cũng ra đời với vai trò đối trọng do các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu thành lập. Toàn thế giới chứng kiến cuộc đối đầu gay gắt của hai khối quân sự lớn mạnh nhất nhi này, đồng thời cũng phải chịu ảnh hưởng lớn từ công cuộc chạy đua vũ trang và thế kình địch của họ. Hậu quả đầu tiên mà thế giới phải hứng chịu đó chính là cuộc chiến tranh lạnh diễn ra vào nửa cuối thế kỷ 20.
Tổ chức quy định nếu như xảy ra cuộc tấn công vũ trang tại các nước thành viên thì những nước khác “ngoài cuộc” cũng cần chung sức đồng lòng để giúp đỡ, không được bỏ mặc.
NATO dưới sự nắm quyền của Hội đồng NATO, cũng là cơ quan quyền lực cao nhất. Tiếp theo, quyền lực cũng được trao cho Ủy ban kế hoạch phòng thủ. Nhiệm vụ quan trọng do các bộ trưởng quốc phòng trong Ủy ban thực hiện đó chính là vạch ra chính sách, kế hoạch phù hợp để thống nhất toàn diện về quân sự.
Về tổ chức quân sự, Ủy ban Quân sự nắm giữ quyền lực cao nhất. Lực lượng đầu não về quân sự gồm Tổng tham mưu trưởng đến từ những quốc gia thành viên, lực lượng vũ trang của mỗi nước. Ngoài ra, tổ chức NATO còn tổ chức đội ngũ lực lượng thống nhất, chịu sự chỉ huy của Bộ tổng chỉ huy liên minh trong khu vực.
Nước Mỹ và lực lượng vũ trang của Mỹ nắm giữ vai trò chủ chốt trong NATO. Vì thế, toàn bộ chức vụ cấp cao, quan trọng đều sẽ giao cho các tướng và đô đốc Mỹ phụ trách. Đương nhiên, tư lệnh tối cao của các nước đồng minh cũng là người Mỹ.
Hoạt động chính của NATO kể từ khi thành lập chính là thúc đẩy các chính sách chạy đua vũ trang để chuẩn bị mọi thứ sẵn sàng cho chiến tranh. Trong tất cả các hoạt động, việc trọng đại được đầu tư nhất chính là tăng cường sản xuất vũ khí hạt nhân và cố ý gây ra sự căng thẳng ở trời châu Âu cũng như trên toàn cầu.
Năm 1991, tổ chức Hiệp ước Vacsava giải thể, NATO dù không còn kẻ đối địch nhưng vẫn tiếp tục hùng hồn khẳng định về sự tồn tại mạnh mẽ của mình. Cùng với đó, tổ chức thực hiện hàng loạt chính sách củng cố sự phát triển vững mạnh bằng việc cải tổ lại cơ cấu, tiếp tục thu nạp thêm các nước thành viên.
Hầu như toàn bộ các quốc gia trước đây là thành viên của tổ chức Vacsava đều được kết nạp vào NATO. Cùng với đó có kết nạp cả những nước thuộc Liên Xô, Nam Tư và Tiệp Khắc.
NATO đã làm nên điều tưởng chừng không thể đó là kết nạp được những quốc gia vốn dĩ từng nằm trong các khối đối đầu. Điều đó như một lời minh chứng đanh thép rằng, vai trò của NATO trong khu vực hay là trên thế giới thì đều quan trọng, có sức ảnh hưởng lớn.
Ngày 04/04/1949, Mỹ cùng với Canada và 10 quốc gia thuộc Tây Âu đã cùng nhau ký kết Hiệp ước Oasinhtơn để quyết định thành lập NATO. Như vậy, thời điểm đó NATO mới có 12 thành viên là Mỹ, Canada, Bỉ, Pháp, Na Uy, Anh, Bồ Đào Nha, Ai-xơ-len, Italia, Lucxambua, Hà Lan, Đan Mạch.
Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương ký kết thành lập NATO có điều 5 nêu rằng chỉ cần xảy ra một cuộc tấn công quân sự nào để nhằm chống lại một quốc gia hay một số quốc gia thành viên của NATO thì cũng có nghĩa đó là một cuộc chiến chống lại toàn bộ NATO. Do đó tất cả các đất nước còn lại phải tham chiến để hỗ trợ các nước bị tấn công. Như thế, tinh thần đoàn kết, tương hỗ của NATO được đẩy lên cực kỳ mạnh.
Ngày 06/05/1955, nước Tây Đức đã gia nhập NATO. Ngày 10/03/1966, Vị Tổng thống nước Pháp Charles de Gaulle đã rút đất nước mình khỏi sự chi huy hợp nhất của Hiệp ước NATO khi đó NATO còn đang đóng trụ sở tại đây. Vì vậy năm sau (1967), Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương đã chuyển trụ sở đến thủ đô nước Bỉ, Brucxen.
Từ 09 đến 10/12/1976, Tổ chức đã bác bỏ lời đề nghỉ sẽ bác bỏ sử dụng vũ khí hạt nhân từ Hiệp ước Vacsava. Bên cạnh đó cũng hạn chế thành viên gia nhập.
Suốt 20 năm đầu của quá trình hoạt động, tổ chức đã có sự đầu tư mạnh cho lực lượng là sân bay, cứ điểm quân sự, mạng lưới thông tin, đường ống dẫn dầu, kho tàng. Trong dó, sự đóng góp của nước Mỹ rất lớn, chiếm khoảng 1/3 tổng chi phí đầu tư.
Ngày 19/12/1990 đánh dấu sự kết thúc chính thức của chiến tranh lạnh. Đồng thời, mốc thời gian này ghi dấu lại lời tuyên bố thống nhất của cả hai tổ chức lớn là NATO và Vacsava đó là không bao giờ xâm lược nhau. Từ mốc lịch sử này, 8 tháng sau đó thì Vacsava tuyên bố giải thể.
Ngày 16/12/1995, tổ chức đã tiến hành phát động một chiến dịch quân sự lớn nhất với mục đích đồng tình với Hiệp định hòa bình Bô-xni-a. 4 năm sau, tiếp tục triển khai cuộc tấn công bằng không kích để chiến đấu với đất nước Nam Tư. Đây là cuộc chiến đầu tiên mà tổ chức thực hiện trên đất nước có chủ quyền và không được thông qua bởi Liên Hiệp Quốc.
Năm 2009, NATO đã chính thức đồng ý bắt tay lại với Nga thông qua sự kết nối những mối quan hệ cấp cao kể từ sau khi các mối quan hệ này bị cắt đứt ở thời điểm cuối 2008.
Hành trình lịch sử và sự phát triển của NATO vẫn còn đang kéo dài đến tận ngày nay với rất nhiều hoạt động và sự biến động. Vậy khi đã có được những thông tin cơ bản để hiểu biết tổ chức NATO là gì, bạn có cảm nghĩ sao về tổ chức này? Hãy chia sẻ với vieclam123.vn và độc giả của chúng tôi để chúng ta cùng củng cố kiến thức quan trọng về lịch sử nhé.
UPU cũng là một tổ chức quốc tế nhưng hoạt động ở mảng ngành Bưu chính. Vậy bạn đã biết được những thông tin gì về tổ chức này? Hơn nữa, UPU còn gắn liền với cuộc thi sáng tác văn UPU. Cuộc thi mang đến ý nghĩa to lớn đối với đối tượng là các em thiếu niên trên toàn thế giới. Vậy thì nhanh chóng tìm hiểu về tổ chức này ngay thôi!
18/07/2023
17/07/2023
14/07/2023
13/07/2023