Một phương thức giúp tạo được nhiều giá trị thặng dư cho tư bản đó chính là tích lũy tư bản. Có thể coi quá trình này chính là một động lực quan trọng để giúp cho Chủ nghĩa tư bản củng cố sự thống trị của mình. Tìm hiểu tích lũy tư bản là gì để sớm bổ sung những kiến thức hữu ích cần thiết cho mình để biết cách vận hành nền kinh tế hiệu quả nhé.
MỤC LỤC
Tích lũy tư bản (Capital Formation) diễn ra trong hoạt động kinh doanh, sản xuất của nhà tư bản. Khoản tích lũy này là phần bổ sung thêm cho khối lượng tài sản vốn đã có của tư bản hay nói cách khác thì đó là phần tài sản phục vụ đầu tư ròng.
Nhà tư bản hoạt động để tìm giá trị thặng dư và chúng được đưa vào phục vụ cho mục đích tìm lợi ích mới. Không những thế, nó còn được tích lũy để phục vụ nhu cầu tiêu dùng cần thiết sau khi đã cân nhắc kỹ để sử dụng.
Công thức để tính tích lũy tư bản thông thường như sau:
{Tích lũy tư bản = Giá trị thặng dư - Mức độ tiêu dùng cá nhân]
Tiêu dùng cá nhân trong công thức trên được hiểu với nghĩa rộng chính là toàn bộ mọi chi tiêu phục vụ cho nhu cầu của nhà tư bản. Muốn tìm được giá trị thặng dư thì buộc phải có nguồn vốn ban đầu. Do vậy, việc tích lũy tư bản đóng vai trò phản ánh rõ kết quả đầu tư, đóng góp cho khối lượng tư bản.
Trong chủ nghĩa Mác - Lênin, giá trị thặng dư được biến đổi trở lại một phần thành tư bản để nhằm mục đích tìm giá trị thặng dư mới. Đây chính là cách nhà tư bản lao động.
Tư bản tích lũy có nguồn gốc phát sinh duy nhất chính là giá trị thặng dư. Khi thặng dư lớn thì chất lượng cuộc sống của các nhà tư bản cũng được nâng cao. Việc tái đầu tư giúp giá trị thặng dư lớn hơn. Với thực tế đó, tư bản tích lũy chiếm một tỷ lệ lớn.
Cũng chính quá trình tích lũy tư bản đã biến từ quyền sở hữu thành quyền chiếm đoạt trong nền kinh tế hàng hóa. Có hai động lực tạo nên sự tích lũy hàng hóa bao gồm: giá trị thặng dư cùng với sự cạnh tranh.
Các nhà tư bản có thể làm những việc kinh doanh hoặc sản xuất. Như thế họ vừa có thể phục vụ hiệu quả nhu cầu trong thị trường vừa đem tới việc làm cho mọi người. Với những giá trị tạo ra đó, nhà tư bản hoàn toàn xứng đáng nhận về những lợi ích chính là các giá trị thặng dư.
Đa số chúng ta sợ sự cạnh tranh nhưng thực tế, cạnh tranh sẽ góp phần thúc đẩy giá trị thặng dư và tạo nên mọi vận động tích cực.
Qua phân tích sâu sắc khái niệm tích lũy tư bản là gì ở các khía cạnh tồn tại của nó thì việc xác định bản chất của giá trị thặng dư sẽ đạt được sự chính xác cao. Bản chất ấy sẽ được làm rõ ngay sau đây.
Tích lũy tư bản sẽ biến một phần giá trị thặng dư trở thành khoản tư bản phụ thêm hay còn gọi là tư bản mới. Những giá trị qua đầu tư như thế sẽ phát sinh giá trị mới. Lúc đó nó có vai trò là tư bản mới nhưng khi đưa vào đầu tư, nó chính là sự tích lũy tư bản. Như vậy, giá trị thặng dư thường được dùng một phần để tạo tích lũy mới.
Nhà đầu tư lúc nào cũng muốn sẽ trở nên giàu có hơn từ việc nắm giữ giá trị thặng dư lớn hơn. Vì thế, họ luôn có nhu cầu đầu tư. Dù là kinh doanh hay sản xuất thì nhà tư bản cũng đều phải mua hàng hóa là sức lao động. Sức lao động sau đó sẽ thực hiện công việc để tạo ra giá trị.
Chỉ khi hoạt động sản xuất, kinh doanh ổn định thì lợi ích mới ổn định. Do vậy, có nhà tư bản luôn không ngừng tích lũy, tiêu dùng. Đó là lý do tái sản xuất là bản chất mà chúng ta đang nhìn nhận thấy của tích lũy tư bản.
Tái sản xuất chính là quá trình lặp đi lặp lại không ngừng của quá trình sản xuất. Nhưng bên trong sự lặp đó, các chiến lược, phương thức hoạt động luôn được đổi mới và cố gắng không ngừng mở rộng để có thể dần dần thay thế tư liệu và phương thức sản xuất cũ, cập nhật tư liệu, phương thức mới phù hợp hơn.
Nhân công sẽ được đòi hỏi nhiều hơn về số lượng và cao hơn về trình độ tay nghề. Nhờ những điều này đã đem về cho nhà tư bản giá trị thặng dư lớn hơn qua mới nỗ lực đổi mới dù ở trong quá trình tái sản xuất liên tục.
Chủ nghĩa tư bản sử dụng hình thức tái sản xuất mở rộng, tập trung chú trọng vào sự bền vững và lâu dài. Tái sản xuất mở rộng sẽ mang lại khả năng giúp thu hút nhiều nhu cầu.
Qua làm rõ tích lũy tư bản là gì ở trên, rõ ràng chúng ta nhận thấy rằng tư bán hóa giá trị thặng dư chính là bản chất cốt lõi của quá trình tích lũy tư bản.
Chính hành trình các nhà tư bản hoạt động, phát triển là nguyên nhân thúc đẩy hoạt động này. Nhà tư bản luôn có xu hướng không cảm thấy hài lòng khi duy trì thặng dư ở hiện tại vì vậy họ vẫn sẽ tiếp tục tìm kiếm giá trị thặng dư mới không ngừng trong hành trình vận động của mình.
Dù ở hiện tại họ vẫn biết sự quy mô có được trong đầu tư và việc đầu tư của họ gặp thuận lợi song việc tạo nên những lợi ích, giá trị mới luôn cần thiết vì vốn dĩ đó là quy luật của sự phát triển, không ngừng nghỉ. Qua những nỗ lực đi tìm kiếm giá trị thặng dư mới, nhà tư bản không những khẳng định về khả năng của bản thân mà còn nhận về những điều xứng đáng cho những cố gắng, những miệt mài tạo dựng sự phát triển.
Hiểu đến đây, bạn sẽ thấy tích lũy tư bản chính là việc con người tái sản xuất tư bản nhưng làm cho nó ngày càng mở rộng về quy mô.
Trong quy luật vận động để tích lũy tư bản, giá trị thặng dư được tạo ra đó sẽ phục vụ cho nhiều mục đích, trong đó có mục đích tiêu dùng là chủ yếu. Các giá trị khác của nó sẽ tiếp tục phục vụ cho cuộc hành trình đầu tư mới, làm hạt giống để thúc đẩy những giá trị thặng dư mới được tạo thành. Nhưng điều kiện đáp ứng phải là tạo ra giá trị mới có quy mô lớn hơn không chỉ một mà là rất nhiều lần.
Nhà tư bản sẽ tạo giá trị thặng dư thông qua quá trình miệt mài lao động của họ. Tất nhiên không nhất thiết họ phải trực tiếp bỏ công sức để làm việc mà là cách làm việc quản trị, xây dựng các mục tiêu, ý tưởng và quy mô hoạt động, thu nạp nhân công để phục vụ cho quá trình của mình. Khi đã có đủ các yếu tố cần thiết, họ sẽ bắt tay vào việc tạo nguồn hàng hóa nhằm đáp ứng thị trường.
Nhà tư bản sẽ dựa vào những tích lũy giá trị ban đầu, biến từ tư liệu sản xuất thành nguồn hàng hóa. Bản chất các công nhân ở trong quy trình tạo giá trị thặng dư là chính là họ đang bán hàng hóa vốn có của họ, không gì khác đó chính là sức lao động. Còn các giá trị tích lũy được từ lao động cứ thế lần lượt, thay phiên nhau tham gia vào từng vòng chuyển hóa qua thời gian để tiếp tục làm nhiệm vụ trong tâm, đó là tìm kiếm giá trị thặng dư mới đáp ứng yêu cầu có sự mở rộng quy mô.
Giá trị thặng dư chính là nguồn gốc cốt lõi và duy nhất khiến cho các nhà tư bản phải dồn tổng lực vào mà tìm kiếm nó. Nhà tư bản sẽ như một con ong chăm chỉ nhìn sâu vào quy luật vận động của nền kinh tế, các thói quen tiêu dùng, sự vận động trong kinh doanh, các kết quả tạo ra được để tích lũy những giá trị còn lại từ chính hoạt động tiêu dùng của khách. Giá trị còn lại này chính là giá trị tích lũy, Tư bản vì thế dần dần biến mình trở thành tư bản tích lũy. Sự tham vọng của tư bản là chất xúc tác để đẩy mạnh kết quả là các giá trị tích lũy được tạo ra ngày một nhiều.
Đặc biệt khi họ mong muốn rằng sẽ tìm kiếm chỉ những giá trị bền vững. Bằng tham vọng đó, họ cũng đã góp phần cải tạo diện mạo xã hội như đem đến việc làm cho người lao động, giúp tăng thu nhập và đáp ứng nhu cầu tiêu dùng lớn. Cuối cùng, nhà tư bản phát triển và trở nên giàu có nhưng cái to lớn hơn toàn xã hội nhận được đó chính là một nền kinh tế khởi sắc, phát triển không ngừng từng ngày.
Sự tích lũy tư bản luôn luôn chiếm giữ vai trò quan trọng đối với một nền kinh tế phát triển. Phải chăng nó là cội nguồn, là gốc rễ của quá trình phát triển, đổi mới kinh tế để có được thành tựu như hiện nay? Bằng sự phổ biến và mang tới hiệu quả lớn cho nên mô hình tích lũy tư bản vẫn còn hiện hữu trong các phương thức đầu tư hiện nay. Do vậy, dù ở thời nào thì sự hiểu biết khái niệm, bản chất của tích lũy tư bản là gì vẫn luôn cần thiết. Mong rằng, qua bài viết này, bạn sẽ nhận được những nội dung hữu ích để mở mang cho mình kiến thức kinh tế nền tảng, qua đó biết cách phát triển hiệu quả con đường sự nghiệp đang đi.
Ngoại thương là gì? Trên góc nhìn chung, ngoại thương chính là một lĩnh vực trong nền kinh tế mở cửa. Ngoại thương giúp đưa nền kinh tế quốc nội thuận lợi trao đổi hàng hóa, giao lưu buôn bán với quốc tế. Chẳng cần phải mô tả nhiều thì chúng ta cũng biết được rằng ngoại thương đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong sự phát triển của nền kinh tế trong nước. Vậy ngoại thương là gì? Cập nhật thông tin này ngay tại bài viết phía bên dưới nhé.
MỤC LỤC
18/07/2023
17/07/2023
14/07/2023
13/07/2023