Thuế nhà thầu là loại thuế được áp dụng cho các cá nhân, tổ chức nước ngoài nhưng hoạt động tại Việt Nam và có nguồn thu nhập từ những hoạt động này. Vậy cụ thể thuế nhà thầu là gì, đối tượng chịu thuế nhà thầu là gì, cách tính thuế nhà thầu như thế nào, chúng ta cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây của Vieclam123.vn nhé.
Thuế nhà thầu là thuế dành cho cá nhân, tổ chức nước ngoài hoạt động kinh doanh tại Việt Nam và có thu nhập phát sinh tại Việt Nam. Dù cá nhân, tổ chức nước ngoài đó có cơ sở thường trú tại Việt Nam hay không, có là đối tượng cư trú tại Việt Nam hay không thì chỉ cần phát sinh thu nhập từ hoạt động kinh doanh thì đều phải nộp thuế nhà thầu.
Ngoài ra, các cá nhân, tổ chức nước ngoài thực hiện công tác cung cấp hàng hóa tại Việt Nam theo hình thức xuất nhập khẩu tại chỗ và có phát sinh thu nhập tại Việt Nam đều phải chịu thuế nhà thầu.
Ví dụ: Một doanh nghiệp nước ngoài ký hợp đồng với doanh nghiệp A ở Việt nam và chỉ định doanh nghiệp A giao hàng cho doanh nghiệp B khác (Hình thức xuất nhập khẩu tại chỗ theo quy định của pháp luật). Như vậy, doanh nghiệp nước ngoài có thu nhập phát sinh tại Việt Nam dựa trên việc ký kết hợp đồng với doanh nghiệp B.
=> Doanh nghiệp nước ngoài chịu thuế nhà thầu và doanh nghiệp B tại Việt Nam có trách nhiệm kê khai, khấu trừ và nộp thuế thay cho doanh nghiệp nước ngoài đó.
Lưu ý: Với những dịch vụ thực hiện ngoài Việt Nam thì không cần phải chịu thuế nhà thầu.
Các đối tượng chịu thuế nhà thầu căn cứ vào điều 1, thông tư 103/2014/TT-BTC có thể tóm gọn lại như sau:
Là cá nhân, tổ chức nước ngoài kinh doanh hoặc phát sinh thu nhập tại Việt Nam trên cơ sở các hợp đồng hoặc thỏa thuận cam kết, dù có cơ sở thường trú hoặc không có cơ sở thường trú tại Việt Nam.
Là cá nhân, tổ chức nước ngoài phân phối hàng hóa tại Việt Nam, trong đó tổ chức nước ngoài chịu trách nhiệm về chi phí phân phối, quảng cáo, tiếp thị, chất lượng dịch vụ.
Cung cấp hàng hóa tại Việt Nam (xuất nhập khẩu tại chỗ) và phát sinh thu nhập tại Việt Nam.
Thông qua doanh nghiệp ở Việt Nam để đàm phán, ký kết hợp đồng đứng tên nước ngoài.
Có hai phương pháp tính thuế nhà thầu là phương pháp kê khai và phương pháp trực tiếp. Phương pháp kê khai thuế nhà thầu được áp dụng cho các nhà thầu thuộc diện sau:
Là đối tượng cư trú tại Việt Nam hoặc có cơ sở thường trú tại Việt Nam
Thời hạn kinh doanh tại Việt Nam theo hợp đồng từ 183 ngày trở lên
Có áp dụng chế độ kế toán Việt nam và thực hiện đăng ký thuế, được cơ quan thuế cấp mã số thuế.
Phương pháp tính thuế nhà thầu trực tiếp áp dụng cho những nhà thầu không đáp ứng đủ điều kiện nêu trên để có thể thực hiện phương pháp kê khai.
Cách tính thuế nhà thầu như sau:
Số thuế giá trị gia tăng phải nộp = doanh thu tính thuế x tỷ lệ % để tính thuế GTGT trên doanh thu.
Trong đó:
Doanh thu tính thuế GTGT là toàn bộ doanh thu nhận được do cung cấp dịch vụ gắn với hàng hóa mà các nhà thầu nước ngoài, phụ nước ngoài nhận được. Khoản doanh thu này chưa trừ đi các khoản thuế phải nộp hay các khoản chi phí do bên Việt Nam trả thay nhà thầu nếu có.
Doanh thu tính thuế GTGT được xác định dựa trên công thức:
Doanh thu tính thuế GTGT = Doanh thu chưa bao gồm thuế GTGT/ (1-tỷ lệ % để tính thuế GTGT trên doanh thu)
Tỷ lệ phần trăm để tính thuế GTGT trên doanh thu sẽ được tính dựa theo từng ngành hoạt động cụ thể như:
Tỷ lệ tính thuế GTGT 5%: đối với ngành dịch vụ cho thuê máy móc thiết bị, bảo hiểm, xây dựng, lắp đặt không bao thầu nguyên vật liệu, máy móc, thiết bị.
Tỷ lệ tính thuế GTGT 3%: đối với ngành sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hóa, xây dựng, lắp đặt có bao thầu nguyên vật liệu, máy móc, thiết bị.
Tỷ lệ tính thuế GTGT 2%: đối với các hoạt động kinh doanh khác.
Thuế TNDN nhà thầu được xác định bằng công thức:
Số thuế TNDN phải nộp = Doanh thu tính thuế x tỷ lệ % thuế TNDN tính trên doanh thu tính thuế.
Trong đó:
Doanh thu tính thuế TNDN là toàn bộ doanh thu không bao gồm thuế GTGT mà nhà thầu nhận được, chưa trừ các khoản thuế khác phải nộp và có thể bao gồm các khoản chi phí do bên Việt Nam trả thay nhà thầu nước ngoài (nếu có). Công thức tính doanh thu tính thuế như sau:
Doanh thu tính thuế TNDN = (Doanh thu không bao gồm thuế GTGT) : (1- tỷ lệ thuế TNDN tính trên doanh thu thuế).
Tỷ lệ % thuế TNDN xác định dựa trên ngành nghề kinh doanh, cụ thể:
Tỷ lệ 1% đối với ngành thương mại (phân phối, cung cấp hàng hóa, nguyên vật liệu, vật tư, máy móc,...)
Tỷ lệ 5% đối với dịch vụ cho thuê máy móc, thiết bị , bảo hiểm, thuê giàn khoan.
Tỷ lệ 10% đối với dịch vụ quản lý nhà hàng, khách sạn, casino
Tỷ lệ 2% đối với dịch vụ tài chính phái sinh, dịch vụ cho thuê tàu bay, động cơ tàu bay, phụ tùng, xây dựng lắp đặt nguyên vật liệu, máy móc, thiết bị, các hoạt động sản xuất kinh doanh khác, vận chuyển đường biển, vận chuyển hàng không.
Tỷ lệ 0,1 % đối với ngành chuyển nhượng chứng khoán, chứng chỉ tiền gửi, tái bảo hiểm ra nước ngoài.
Tỷ lệ 5% đối với lãi tiền vay và 10% đối với thu nhập bản quyền.
Có ba phương pháp nộp thuế nhà thầu đối với nhà thầu nước ngoài, bao gồm:
+ Phương pháp khấu trừ: nhà thầu cần đăng ký kê khai và nộp thuế GTGT, nộp tờ khai TNDN và GTGT tương tự các công ty ở Việt Nam.
+ Phương pháp ấn định tỷ lệ: nhà thầu nước ngoài không cần đăng ký nộp tờ khai thuế GTGT. Theo đó, bên doanh nghiệp Việt Nam sẽ khấu trừ thuế GTGT và TNDN theo tỷ lệ được ấn định trên tổng doanh thu tính thuế.
+ Phương pháp hỗn hợp: phương pháp này cho phép nhà thầu nước ngoài đăng ký nộp thuế GTGT theo phương thức khấu trừ và nộp thuế TNDN theo phương pháp ấn định tỷ lệ trực tiếp trên tổng doanh thu tính thuế.
Theo những quy định nêu trên, nhà thầu cần nắm được quy định miễn giảm để tránh trường hợp chịu thuế hai lần. Cần phải xem xét các yếu tố sau đây để không thực hiện đánh thuế hai lần đối với nhà thầu nước ngoài:
Người đề nghị tránh đánh thuế hai lần có nghĩa vụ phân phối hơn 50% thu nhập của mình cho một công ty, tổ chức, doanh nghiệp ở nước thứ 3 trong vòng 12 tháng kể từ khi nhận được thu nhập.
Người đề nghị không có hoặc hầu như không có hoạt động kinh doanh đáng kể nào
Người đề nghị không có hoặc có rất ít quyền kiểm soát, không có rủi ro hoặc gánh chịu rất ít rủi ro đối với thu nhập nhận được từ hoạt động kinh doanh
Các thỏa thuận mà người đề nghị là người cung cấp dịch vụ/cho vay bao gồm các điều kiện và điều khoản trong một thỏa thuận khác với bên thứ ba mà người đề nghị là người được nhận dịch vụ/ khoản vay
Người đề nghị tránh đánh thuế hai lần là đối tượng cư trú của một nước có thuế suất thấp
Người đề nghị là một công ty trung gian hoặc một đại lý
Như vậy, trên đây là bài viết của Vieclam123 giải thích cho các bạn biết thuế nhà thầu là gì? hy vọng bài viết đã mang đến cho các bạn những thông tin hữu ích để có thể hiểu hơn về đối tượng chịu thuế nhà thầu và cách tính thuế nhà thầu cơ bản.
>> Tham khảo thêm:
Chia sẻ