Blog

Giải thích thanh khoản là gì và rủi ro thanh khoản trong đầu tư

06/08/2022

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Đối với những sinh viên ngành Tài chính - Ngân hàng hay những người đã tham gia vào thị trường chứng khoán đều trở nên rất quen thuộc với thuật ngữ “Thanh khoản là gì?”. Tuy nhiên, để giúp mọi người có cái nhìn sâu sắc hơn về thanh khoản, trong bài viết này, chúng tôi sẽ giải thích về khái niệm thanh khoản cũng như vai trò của thanh khoản trong lĩnh vực tài chính một cách cụ thể nhất.

1. Tổng quan về thanh khoản 

1.1. Khái niệm thanh khoản là gì?

Thanh khoản (tên Tiếng Anh là Liquidity), tính thanh khoản chỉ mức độ lưu động (hay còn gọi là tính lỏng) của một sản phẩm hoặc một tài sản bất kỳ nào đó có thể được mua vào hoặc bán ra trên thị trường mà giá cả thị trường của sản phẩm đó không bị ảnh hưởng.

Mọi người có thể hiểu đơn giản hơn, tính thanh khoản là hình thức có khả năng chuyển đổi thành tiền mặt của một tài sản hoặc một sản phẩm bất kỳ mà giá của nó không bị tác động bởi thị trường.

Khái niệm thanh khoản là gì?

Do vậy, tiền mặt là loại thu nhập có tính thanh khoản cao nhất bởi nó có thể dùng để “bán” mà giá trị trên thị trường dường như không thay đổi. Ngoài ra, còn đối với các tài sản khác như bất động sản, máy móc, … tính thanh khoản sẽ thấp hơn vì để đổi các tài sản này thành tiền mặt thì phải tốn khá nhiều thời gian.

1.2. Ý nghĩa của thanh khoản trong tài chính

Theo các nghiên cứu, thị trường đo lường tính thanh khoản của một doanh nghiệp sẽ dựa vào khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp đó. Do đó, tính thanh khoản sẽ được phản ánh qua 3 chỉ số, cụ thể như sau:

- Tỷ lệ vốn lưu động: Tỷ lệ vốn lưu động thể hiện khả năng có thể thanh toán của một doanh nghiệp bằng các tài sản có tính thanh khoản cao mà doanh nghiệp đang sở hữu.

- Hệ số thanh toán nhanh: Được tính bằng tỷ lệ vốn lưu động trừ đi số lượng hàng tồn kho sẽ ra kết quả của hệ số thanh toán nhanh.

Ý nghĩa thanh khoản

- Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh (OCF): Chỉ số OCF được tính bằng dòng tiền đang hoạt động hiện tại chia cho các khoản nợ hiện tại , do đó, doanh nghiệp càng phát triển mạnh mẽ thì chỉ số OCF càng cao.

1.3. Những yếu tố tác động đến thanh khoản

Tính thanh khoản là một khái niệm đo lường quan trọng và thanh khoản ảnh hướng rất nhiều đến doanh nghiệp hoặc rộng lớn hơn là với cả thị trường. Sau đây là liệt kê những yếu tố ảnh hưởng tích cực và yếu tố tiêu cực đến tính thanh khoản trong thị trường chứng khoán:

- Các chỉ số đo lường tài chính sẽ xác định chính xác tình hình hoạt động của một doanh nghiệp trên thị trường chứng khoán. Do vậy, nếu kết quả kinh doanh của doanh nghiệp đạt hiệu quả tích cực thì tính thanh khoản sẽ tăng còn nếu kết quả kinh doanh của doanh nghiệp đó thấp thì tính thanh khoản sẽ rất thấp.

Yếu tố tác động đến thanh khoản

- Những quy định của nhà nước cũng là một trong những yếu tố chính ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, điều này dẫn đến tác động gián tiếp đến thị trường chứng khoán.

- Chính vì sự biến động của thị trường nên tâm lý của các nhà đầu tư dẫn đến việc tạo nên xu hướng. Hầu như những thời điểm thị trường đang khởi sắc thì các nhà đầu tư cũng hứng thú đầu tư nhiều tiền hơn.

2. Cách tính công thức thanh khoản chi tiết

Theo những phân tích ở các mục trên, mọi người gần như đã hiểu được tính thanh khoản là gì và ý nghĩa của tính thanh khoản. Sau đây là cách tính thanh khoản chính xác nhất cho những ai chưa biết cách tính.

Tình hình thanh khoản của doanh nghiệp chính là kết quả phát triển của doanh nghiệp, khả năng thanh toán các nghĩa vụ trong doanh nghiệp. Do đó, tính thanh khoản được tính dựa trên tỷ số thanh khoản hiện có, tỷ số thanh khoản tức thời và tỷ số thanh khoản nhanh.

- Tỷ số thanh khoản hiện có chính là khả năng thanh toán nợ khi đến hạn hoặc hệ số thanh toán vốn lưu động, …

Cách tính : Tỷ số thanh khoản hiện có = Tài sản lưu động / Nợ ngắn hạn

Trường hợp 1: Tỷ số thanh khoản hiện có nhỏ hơn 1 thì gọi là khả năng trả nợ yếu, thể hiện doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn và có nguy cơ phá sản. 

Cách tính công thức thanh khoản

Trường hợp 2: Tỷ số thanh khoản hiện có lớn hơn 1 là có khả năng trả nợ, thể hiện doanh nghiệp có khả năng cao thanh toán các khoản nợ khi đến hạn.

- Tỷ số thanh khoản nhanh chính là tỷ số mà doanh nghiệp có khả năng thanh toán mà không cần xử lý hàng tồn kho. 

Cách tính: Tỷ số thanh khoản nhanh = (Tài sản lưu động - Hàng tồn kho) / Nợ ngắn hạn = Tài sản ngắn hạn/Nợ ngắn hạn.

Trường hợp 1: Tỷ số thanh khoản nhanh nhỏ hơn 0,5. Con số này phản ánh doanh nghiệp không đủ khả năng trong việc chi trả, tính thanh khoản thấp. 

Trường hợp 2: Tỷ số thanh khoản nhanh trong khoảng từ 0,5 đến 1. Con số này phản ánh doanh nghiệp có khả năng thanh toán cao, tính thanh khoản cao.

- Tỷ số khả năng thanh toán tức thời là tỷ số thanh toán bằng tiền mặt. 

Cách tính: Tỷ số khả năng thanh toán tức thời = Vốn bằng tiền / Nợ ngắn hạn.

Vốn bằng tiền tại đây bao gồm tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, và các khoản đầu tư chứng khoán ngắn hạn, các khoản đầu tư này có thể dễ dàng chuyển đổi thành tiền trong thời hạn 3 tháng mà không gặp bất kỳ rủi ro gì nghiêm trọng.

3. Những rủi ro trong thanh khoản cần lưu ý

Trường hợp rủi ro thanh khoản sẽ xảy ra khi một nhà đầu tư cá nhân, doanh nghiệp hay một tổ chức tài chính nào đó không đủ điều kiện đáp ứng các nghĩa vụ nợ ngắn hạn của mình (tức là không thể chuyển tài sản sang tiền mặt).

Để phản ánh rủi ro thanh khoản trong các doanh nghiệp, các nhà đầu tư sẽ sử dụng các tỷ lệ thanh khoản và áp dụng so sánh các khoản nợ ngắn hạn và tài sản lưu động được nêu trên báo cáo tài chính của doanh nghiệp.

Những rủi ro trong thanh khoản

Trong trường hợp doanh nghiệp có quá nhiều rủi ro thanh khoản, thì doanh nghiệp đó phải bán tài sản của mình để mang lại doanh thu bổ sung. Ngoài ra doanh nghiệp cũng có thể tìm cách khác để giảm sự chênh lệch giữa tiền mặt khả dụng và các nghĩa vụ trả nợ của mình.

Hiện nay, những hậu quả khôn lường từ rủi ro thanh khoản đã tác động đến các vấn đề lạm phát về phát triển kinh tế và đời sống xã hội chẳng hạn như ảnh hưởng đến các hoạt động đầu tư của doanh nghiệp, nếu lãi suất tiền gửi tăng, nguồn tiền gửi vào ngân hàng quá nhiều làm cho nền kinh tế sẽ giảm kênh huy động vốn đáng kể, gây biến động xã hội.

4. Các giải pháp hiệu quả để quản lý rủi ro thanh khoản

Sau đây là một số biện pháp giúp các nhà đầu tư cá nhân, doanh nghiệp hoặc tổ chức nắm được cách quản lý rủi ro thanh khoản hiệu quả, tránh gặp phải những rủi ro không đáng có, cụ thể như sau:

- Thực hiện thu hút nguồn vốn bằng cách sử dụng phương pháp thị trường mở.

- Quản lý chặt chẽ các quy định về hoạt động tín dụng từ nhà nước.

- Định hình lại các nguồn vốn vay, vốn huy động một cách hợp lý giữa trung và ngắn hạn.

Cách giải quyết rủi ro thanh khoản

- Giữ mức ổn định và hợp lý tỷ lệ tiền gửi ngân hàng và dự trữ tiền mặt.

- Quản lý nghiêm ngặt các rủi ro thanh khoản có thể xảy ra

Trên đây là những thông tin chi tiết nhất về khái niệm thanh khoản là gì, ý nghĩa của thanh khoản đối với thị trường chứng khoán. Đồng thời, chúng tôi cũng đưa ra những rủi ro thanh khoản và cách giải quyết rủi ro.

Hy vọng bài tin này mang lại cho bạn đọc nhiều trải nghiệm quý giá trong kiến thức ngành nghề của mình, đừng quên theo dõi các bài viết mới nhất của chúng tôi để cập nhật nhiều kiến thức thú vị và bổ ích bạn nhé.

Tìm hiểu chứng chỉ quỹ là gì?

Bên cạnh những thông tin tổng quan về thanh khoản là gì, bạn đọc có thể tham khảo khái niệm chứng chỉ quỹ dưới đây.

Chứng chỉ quỹ là gì?

 Điểm: 2.9  (17 bình chọn)

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Tìm hiểu chiến lược mở rộng thương hiệu – Brand Extension là gì?
Brand Extension là chiến lược kinh doanh của các doanh nghiệp, tập đoàn với mục tiêu giúp thương hiệu của họ nâng cao được độ phủ sóng đến với thị trường. Hãy cùng vieclam123.vn tìm hiểu Brand Extension là gì và những đặc điểm của chiến lược này?

18/07/2023

Bảo đảm tín dụng là gì và những đặc điểm của bảo đảm tín dụng
Bảo đảm tín dụng là gì và ngân hàng có cách thức bảo đảm tín dụng như thế nào trước khi tiến hành các giao dịch cho vay. Vieclam123.vn sẽ đưa đến thông tin cho bạn.

17/07/2023

Door to door service là gì và những lợi ích của door to door service
Door to door service là gì? Door to door service sẽ đem lại những lợi ích nào? Làm cách nào để có thể sử dụng hình thức door to door service? Các câu hỏi này sẽ được giải pháp một cách xúc tích ở ngay đường link bên dưới nhé.

14/07/2023

Demurrage and Detention là gì? Lý do áp dụng trong xuất nhập khẩu
Demurrage and Detention là gì? Đây là hai thuật ngữ trong ngành xuất nhập khẩu mà ai trong nghề cũng phải biết. Demurrage and Detention là các khoản phí lưu container, lưu bãi hoặc tại kho riêng của khách mà người gửi cần trả khi vận chuyển hàng hoá.

13/07/2023