close
cách
cách cách cách

Các cấp độ thang đo nhận thức tư duy Bloom để đánh giá người học

image

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Có thể các bạn đã từng nghe nói đến cụm từ “Thang đo nhận thức tư duy Bloom”. Vậy các bạn có biết “Thang đo nhận thức tư duy Bloom” thực chất là gì? Và nắm được các cấp độ của thang đo nhận thức tư duy Bloom? Bài viết dưới đây của Vieclam123.vn sẽ cung cấp cho các bạn tất cả các thông tin chi tiết về “Thang đo nhận thức tư duy Bloom”, giúp các bạn am hiểu về nội dung này hơn.

1. Tìm hiểu khái quát về Thang đo nhận thức tư duy Bloom

Benjamin Bloom – một giáo sư tại trường Đại học Chicago đã đưa ra Thang đo Bloom về các cấp độ tư duy vào năm 1956. Trong thang đo Bloom, giáo sư đã đưa ra 6 cấp độ của nhận thức. Thang đo Bloom đã được áp dụng phổ biến hơn 5 thập kỷ qua và luôn khẳng định rằng đây là một phương pháp dạy học được đưa ra nhằm thúc đẩy, khuyến khích, giúp các sinh viên phát triển toàn diện các kỹ năng ở mức độ cao.

Từ rất lâu về trước và cho đến tận bây giờ, thang độ cấp độ nhận thức tư duy Bloom luôn là công cụ hữu ích, là nền tảng để đưa ra mục tiêu và hệ thống lại các bài tập, câu hỏi để đánh giá, kiểm tra kết quả học tập đối với mỗi người học. Thang đo cấp độ nhận thức tư duy của Bloom đã có một vài điều chỉnh, và được gọi với tên mới là Thang Bloom tu chính – Bloom’s Revised Taxonomy.

Tìm hiểu khái quát về Thang đo nhận thức tư duy Bloom

2. Các cấp độ trong thang đo nhận thức tư duy Bloom

Như đã nói ở trên, Giáo sư Benjamin Bloom đã chia thang đo cấp nhận nhận thức tư duy Bloom thành 6 cấp độ, vậy chúng ta sẽ đi tìm hiểu chi tiết về từng cấp độ trong thang đo.

2.1. Nhớ - Knowledge

Nhớ chính là khả năng nhận diện thông tin và ghi nhớ chúng lại. Đối với việc tư duy thì khả năng ghi nhớ là vô cùng cần thiết. Trong trường hợp này, nhớ chính là ghi nhớ lại tất cả các kiến thức đã được học một cách chi tiết và nhắc lại được nội dung những kiến thức đó.

Để kiểm tra và đánh giá mức độ ghi nhớ của các sinh viên, khi đặt ra câu hỏi đối với học sinh nên dùng các động từ như: Định danh, gọi tên, liệt kê, Xác định, nhận biết, giới thiệu/ chỉ ra, nhớ lại, phân loại, đối chiếu, định vị, mô tả, phác thảo, phân biệt quan điểm từ thực tế, lấy ví dụ minh họa...

2.2. Hiểu - Comprehension

Hiểu là khả năng nắm bắt thông tin, hiểu nội dung, diễn giải, diễn dịch, suy diễn (có dự đoán trước được kết quả, hậu quả), giải thích... Hiểu – không chỉ đơn giản là nhắc lại được một nội dung nào đó, mà  sinh viên cần phải diễn đạt được các nội dung kiến thức đó theo ý hiểu của chính mình.

Để có thể đánh giá được mức độ hiểu bài của sinh viên, các thầy cô dùng một vài động từ như sau trong các câu hỏi hay bài kiểm tra: Chứng tỏ, phân biệt, giải thích, diễn giải, trình bày lại, hình dung, lấy ví dụ, viết lại, tóm tắt, so sánh, mô tả, diễn dịch, ước lượng, chuyển đổi...

2.3. Vận dụng – Application

Vận dụng là thành thạo trong việc sử dụng các thông tin đã tiếp thu được và chuyển đổi chúng từ dạng này sang dạng kia (sử dụng các nội dung kiến thức đã học trong hoàn cảnh hoàn toàn mới). Vận dụng là mức khởi đầu của việc tư duy sáng tạo, điều đó có nghĩa là áp dụng những nội dung kiến thức đã học vào một tình huống mới hoặc vào đời sống.

Để đánh giá xem sinh viên có khả năng vận dụng như thế nào, các thầy cô có thể đưa vào các câu hỏi kiểm tra những động từ: Sửa đổi, phân loại, áp dụng, đưa vào thực tế, chứng minh, vận hành, ước tính, minh họa, giải quyết, diễn dịch tính toán, dự đoán, thao tác, bày tỏ...

2.4. Phân tích – Analysis

Phân tích là khả năng của sinh viên khi mà nhận được các thông tin thì có thể nhanh chóng phát hiện, nhận biết chi tiết và phân biệt về các thành phần cấu tạo của thông tin đó. Ở mức độ này trong thang đo nhận thức tư duy Bloom đòi hỏi sinh viên phải biết phân nhỏ đối tượng thông tin thành các phần nhỏ để hiểu rõ về cấu trúc thông tin.

Muốn kiểm tra chính xác khả năng phân tích của sinh viên, thầy cô nên thêm các động từ như: so sánh, đối chiếu, phân loại, chỉ ra sự khác biệt, phân tích, liên hệ, phác thảo, suy luận, tổ chức, vẽ biểu đồ, lựa chọn, phân biệt... đưa vào các câu hỏi kiểm tra, đánh giá đối với sinh viên.

2.5. Tổng hợp – Synthesis

Tổng hợp là khả năng tổng quát, hợp nhất các thành phần của thông tin kiến thức thành một sự vật lớn tổng thể. Trong mức độ này, các sinh viên cần phải vận dụng hết được các kiến thức đã học để từ đó sáng tạo ra hoặc tạo ra một cái gì đó mới mẻ, bổ ích.

Trong quá trình đánh giá khả năng tổng hợp của sinh viên, các thầy cô có thể sử dụng các động từ chủ yếu như sau: so sánh, lập kế hoạch, thảo luận, xây dựng, tạo mới, thiết kế, tổ chức, sáng tác, báo cáo, viết ra, hỗ trợ, phát triển, tuân thủ, hợp nhất...

2.6. Đánh giá – Evaluation

Đánh giá là khả năng vận dụng các thông tin theo tiêu chí thích hợp, hoặc phán xét giá trị của thông tin (Hỗ trợ việc đánh giá bằng các lập luận, lý do). Và đặc biệt, trong mức độ đánh giá này, các sinh viên cần phải giải thích được lý do tại sao lại dùng các lập luận đó để bảo vệ giá trị của quan điểm.

Đối với mức độ này, những động từ thường được dùng để kiểm tra đó là: bào chữa/ thanh minh, tranh luận, phê bình, xếp loại, đánh giá, bổ trợ cho lý do/ lập luận, định lượng, lựa chọn, phán xét, định giá, ước tính, kết luận...

Đánh giá còn là khả năng của sinh viên trong việc phán xét về giá trị hoặc việc vận dụng các thông tin kiến thức theo tiêu chí phù hợp.

6 cấp độ trong thang đo nhận thức tư duy Bloom

3. Ví dụ thực tế về việc sử dụng thang đo nhận thức tư duy Bloom

Khi giảng dạy cho sinh viên phần kiến thức ở học phần Tâm lý học đại cương “Các quy luật của đời sống tình cảm”, các thầy cô có thể đưa ra các câu hỏi ở 6 cấp độ thang đo Bloom để đánh giá năng lực của sinh viên:

Khả năng nhớ

Đưa ra câu hỏi: “Em hãy trình bày lại các quy luật của đời sống tình cảm?”, với câu hỏi này, các sinh viên sẽ phải nhớ lại các quy luật và nhắc lại đầy đủ.

Khả năng hiểu

Câu hỏi: “Em hãy so sánh quy luật di chuyển và quy luật lây lan trong đời sống tình cảm?”, với câu hỏi này sinh viên bắt buộc phải ghi nhớ được hai quy luật này, thực sự hiểu chúng thì mới có thể phân biệt và so sánh, không bị mơ hồ, nhầm lẫn.

Khả năng vận dụng

Câu hỏi: “ Quy luật nào được áp dụng phổ biến trong đời sống tình cảm”, đây là câu hỏi đòi hỏi các sinh viên phải biết vận dụng các kiến thức đã học để áp dụng vào việc giải quyết các nhiệm vụ mà bài tập yêu cầu.

Khả năng phân tích

Câu hỏi: “Hãy phân tích các quy luật trong đời sống tình cảm để từ đó liên hệ vào thực tế cuộc sống?”. Với câu hỏi này, các sinh viên phải thật sự am hiểu về các quy luật mới có thể vận dụng các quy luật đó vào cuộc sống.

Khả năng tổng hợp

Câu hỏi: “Hãy phát triển một kế hoạch về chủ đề Tình cảm gia đình?” để phát triển được kế hoạch, sinh viên phải nắm chắc trong tay tất cả các kiến thức về các quy luật tình cảm.

Khả năng đánh giá

Để có thể đánh giá lại các nội dung kiến thức đã phát triển trong kế hoạch trên, sinh viên phải biết vận dụng các quy luật tình cảm để tìm ra các lập luận, luận điểm làm nổi bật giá trị quan điểm của sinh viên.

Như vậy để có thể đánh giá được năng lực của sinh viên, giảng viên cần phải xác định rõ mục tiêu nội dung kiến thức mà sinh viên cần đạt được, từ đó đưa ra các câu hỏi đánh giá kiểm tra hợp lý.

Trên đây là bài viết của Vieclam123.vn về thang đo nhận thức tư duy Bloom, sau khi đọc xong bài này hy vọng các bạn có thể hiểu rõ và vận dụng thang đo Bloom một cách hiệu quả, đánh giá được chính xác năng lực học tập.

>> Đọc thêm:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
kế hoạch truyền thông sự kiện
Timeline kế hoạch truyền thông sự kiện mà bạn không nên bỏ lỡ
Tổng quan về kế hoạch truyền thông sự kiện. Tổng quan về timeline truyền thông sự kiện. Tìm hiểu các giai đoạn trong timeline truyền thông sự kiện.

mẫu đơn đề nghị thanh toán tiền bảo hiểm thân thể
Mẫu đơn đề nghị thanh toán tiền bảo hiểm thân thể và một số quy định
Mẫu đơn đề nghị thanh toán tiền bảo hiểm thân thể. Thanh toán tiền bảo hiểm thân thể. Nội dung đơn đề nghị thanh toán tiền bảo hiểm thân thể.

ARC là gì
ARC là gì? ARC được dùng phổ biến ở những lĩnh vực nào?
ARC là gì? Vốn là một thuật ngữ mang nhiều nghĩa, vậy nên bạn cần tìm hiểu rõ về thuật ngữ này để có cách sử dụng hiệu quả trong từng hoàn cảnh khác nhau.

mẫu biên bản xác minh
Hướng dẫn viết mẫu biên bản xác minh đúng chuẩn và chi tiết nhất
Mẫu biên bản xác minh được sử dụng để làm những gì? Làm thế nào viết mẫu biên bản xác minh cho đúng chuẩn? Hướng dẫn viết mẫu biên bản xác minh.