Ở lĩnh vực Phần mềm, vị trí tester được gọi là công việc kiểm thử phần mềm. Với bản chất nghề nghiệp, các tester sẽ kiểm tra các sản phẩm được tạo ra bởi lập trình viên. Để đủ khả năng test về mức độ hiệu quả của các phần mềm, tester cần học những gì?
MỤC LỤC
Ở bài viết này, vieclam123.vn giúp bạn khám phá những nội dung đào tạo mà một tester cần học.
Tester giúp đảm bảo chất lượng cho ứng dụng được tạo ra, họ sẽ kiểm tra để tìm ra lỗi trước khi phần mềm được đưa đến khách hàng.
Thông thường có ba hướng phát triển chính của nghề Tester. Thứ nhất là Manual test, công việc này được lựa chọn phổ biến hơn cả. Bạn không cần phải có kiến thức chuyên môn về lập trình, cũng không phải dùng tới code. Tuy nhiên, công việc đòi hỏi phải hiểu biết các định nghĩa, có khả năng tư duy và có kỹ thuật test.
Thứ hai là Automation test. Vị trí này thường được các developer hướng tới, cũng là mục tiêu của nhiều manual test khi mong muốn học hỏi thêm để nâng cấp trình độ, khả năng của mình về công nghệ. Nhiệm vụ chính của hướng phát triển này sẽ là viết code và tự động test.
Thứ ba là security test, hướng nghề nghiệp này được đánh giá là quan trọng nhất quyết định chất lượng của ứng dụng mới. Khả năng của nó là kiểm tra được dữ liệu cần được bảo mật tuyệt đối có được thực thi không. Lúc này, tester sẽ giống như một hacker, sử dụng nghiệp vụ để khai thác lỗ hổng hệ thống, qua đó phát hiện lỗi bảo mật.
Như vậy qua mô tả vắn tắt trên, bạn phần nào hình dung được tester cần học những gì. Nhưng để có được câu trả lời chính xác nhất vẫn phải đi sâu vào phân tích nội dung chương trình đào tạo dành cho tester.
Có rất nhiều thứ mà tester sẽ phải học. Đó là gì? Tìm ra đáp án sau bàn luận bên dưới.
Bất kể tester nào dù định hướng phát triển, theo đuổi sự nghiệp theo nghiệp vụ nào trong số các nghiệp vụ nêu trên thì cũng phải sở hữu được kiến thức cơ bản nhất về máy tính, có kỹ năng dùng internet và excel là điều đương nhiên.
Đối với Automation test, bạn phải vững vàng kiến thức về SQL, CSS, HTML, … vì nhiệm vụ chính của bạn là viết code, hiểu được các ngôn ngữ lập trình này mới có thể viết và chỉnh sửa code phục vụ chạy tool tự động.
Tiếp đến, tester cũng cần nắm vững kiến thức về kiểm thử. Cụ thể, bạn phải hiểu rõ các định nghĩa chuyên ngành cơ bản, hiểu thuật ngữ thường xuyên sử dụng, biết các quy trình kiểm thử và sản xuất phần mềm.
Nếu như làm test theo hướng Manual, bạn cần tìm hiểu chuyên sâu vào các kiến thức về quy trình một phần mềm được sản xuất như thế nào, quy trình kiểm thử chúng ra sao. Song hành với đó, nhất định không thể mơ hồ đối với các thuật ngữ cơ bản thuộc mảng ngành IT, mô hình sản xuất phần mềm và nắm bắt cả phương thức thực hiện việc kiểm thử phần mềm.
Tester Manual phải phân tích được yêu cầu và biết cách viết Q&A, test case bằng hai ngôn ngữ cơ bản là tiếng Anh, tiếng Việt trên hai nền tảng mobile và trang web.
Cài đặt tool phục vụ cho việc test cũng như log bug cũng là kỹ năng quan trọng mà người tester sẽ được đào tạo. Phần này sau khi tốt nghiệp sẽ được ứng dụng thực tiễn rất nhiều nên suốt quá trình đào tạo, bản thân người học phải chủ động tiếp thu kiến thức đầy đủ, cẩn thận.
Manual test còn cần biết cách sử dụng 3 loại là Database, SQL, Server. Có hiểu biết cơ bản về khái niệm API cũng như biết cách test API đúng luồng, nhạy bén để tìm ra lỗ hổng không đáng có.
Automation test sẽ có ít nội dung cần học tập hơn so với Manual. Tuy nhiên những kiến thức đào tạo có phần nặng hơn. Cụ thể, bạn phải học thêm về lập trình để cập nhật hiểu biết chuyên sâu về hai ngôn ngữ lập trình căn bản là C# và Java. Ngoài ra, cũng phải thông thạo những ngôn ngữ hỗ trợ khác, chẳng hạn như ngôn ngữ Python.
Một loại những Automation phổ biến cũng là nội dung chính mà tester phải học bao gồm: appium, Selenium, Test Complete, Ranorex. Có khả năng sử dụng thông thạo tool hỗ trợ công việc như Postman, Jmeter.
Để học tốt và làm tốt những kiến thức trên, nghề tester đòi hỏi ở người học những tố chất căn bản nhất. Vậy những tố chất đó là gì? Biết rằng tố chất chủ yếu nằm sâu bên trong của con người và được hình thành một cách tự nhiên, trải qua quá trình rèn luyện, tích lũy song nếu như yêu thích nghề tester, cũng đã hiểu được tester cần học những gì, bạn vẫn có thể chủ động bồi đắp những giá trị cần thiết mà bản thân còn đang thiếu để hình thành nên tố chất đáp ứng đúng yêu cầu cầu của nghề. Để biết bản thân phù hợp như thế nào, đang còn thiếu những yếu tố gì để chủ động cho kế hoạch bổ sung, bồi đắp, đừng bỏ qua nội dung dưới đây nhé.
Nếu đã theo đuổi con đường kiểm thử để nắm bắt mọi sự “đúng - sai” của ứng dụng phần mềm trong tay thì bạn phải là người có kiến thức tốt về mặt chuyên môn. Đó là các quy trình thực hiện kiểm thử, là cách để kiểm thử hiệu quả, hệ thống mạng, database, … Những kiến thức này bắt buộc phải có, không những thế còn phải thật thông thạo vì đây vừa là kiến thức nền tảng lại vừa là điều kiện để đưa bạn đến với cơ hội trở thành một chuyên viên giỏi trong nghề.
Làm công việc tester thì không thể thiếu đi sự nhẫn nại, tính kiên trì được. Vì mỗi phần mềm ra đời đều sẽ có bước đầu tiếp cận khá khó khăn do sự mới mẻ của nó. Bên cạnh đó, nhìn vào đặc trưng công việc là tìm ra lỗ hổng, đương nhiên áp lực mà tester phải gánh khá lớn.
Trong quá trình làm việc với phần mềm, bạn sẽ phải đối diện với các sự cố bất ngờ xảy đến vậy nên luôn cố gắng nhẫn nại, kiên trì để tìm lỗi, đồng thời đủ bình tĩnh để khắc phục lỗi mới là bản lĩnh nghề nghiệp mỗi chúng ta cần phải có được.
Đi liền với tố chất về sự kiên nhẫn, vượt khó, nghề tester cũng luôn đòi hỏi ở bạn sự tỉ mỉ, cẩn thận đến từng chi tiết nhỏ. Nhiệm vụ của nghề là kiểm tra và đi đến tối ưu phần mềm kiểm thử, nếu không tỉ mỉ, bạn sẽ dễ dàng bỏ qua các chi tiết nhỏ bị lỗi. Đổi lại, sự tỉ mỉ không cho phép bất cứ lỗi nào được lọt qua, trong quá trình làm việc, bản thân tester cũng sẽ kiểm tra lại nhiều lần phần mềm, cố gắng cải tiến, khắc phục mọi thứ khi cảm nhận thấy sự chưa hoàn thiện.
Óc sáng tạo sẽ giúp cho tester tìm ra phương pháp làm việc hiệu quả hơn để thực hiện kiểm thử chính xác trong thời gian nhanh chóng. Từ đó, đem đến cho phần mềm cơ hội sớm đến được với người dùng.
Làm một chuyên viên kiểm thử, nghiệp vụ đòi hỏi ở bạn một tinh thần tập trung cao độ để có thể nhìn ra được từ những chi tiết nhỏ nhất. Từ đó mới có thể phân tích chúng một cách sâu sắc. Đây là mấu chốt quan trọng để tester phát hiện ra lỗi tồn tại trong phần mềm.
Nhìn chung, nghề tester dù đứng ở phía sau phần mềm nhưng lại là những con người nắm đằng chuôi phần mềm. Phải có sự tham gia, “vào cuộc” của họ thì mới một sản phẩm phần mềm mới có được sự hoàn thiện nhất và đi đến với người dùng thuận lợi. Với vai trò quan trọng đó, mỗi người theo nghề hiểu rõ tester cần học những gì sẽ rất cần thiết để ngay từ đầu, chúng ta xác định được rõ mục tiêu, nhiệm vụ của mình.
7 nguyên tắc kiểm thử phần mềm mà một tester cần nắm bắt là gì? Hãy đọc bài chia sẻ dưới đây để tìm hiểu vấn đề này nhé.
MỤC LỤC
18/07/2023
17/07/2023
14/07/2023
13/07/2023