close
cách
cách cách cách

Tìm hiểu về sữa học đường và những lợi ích mà phụ huynh nên biết

image

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Trên các phương tiện thông tin đại chúng hiện nay, chương trình sữa học đường luôn được nhắc đến rất nhiều và nhận được sự quan tâm đặc biệt từ các bậc phụ huynh có con em đang trong lứa tuổi mầm non và tiểu học. Chương trình Quốc gia Sữa học đường được biết đến là giúp cải thiện tình trạng dinh dưỡng, nâng cao tầm vóc thể lực của trẻ ở độ tuổi mẫu giáo và tiểu học. “Lứa tuổi vàng” được sữa học đường quan tâm là từ 2 đến 12 tuổi, và đặc biệt là trẻ từ 2 tuổi - thời điểm vừa mới rời dòng sữa mẹ nên rất cần nguồn dinh dưỡng cho sự phát triển của trẻ. Nhưng những vấn đề xung quanh sữa học đường vẫn gây băn khoăn, tranh luận cho các phụ huynh khi cho con em mình tham gia chương trình này. Uống sữa học đường có thật sự tốt cho con? Lợi ích từ việc cho con tham gia sữa học đường là gì? Bài viết sau sẽ cung cấp cho các bậc phụ huynh những thông tin về sữa học đường, giúp cho các bố mẹ thêm tin tưởng cho con uống sữa học đường mỗi ngày.

1. Tìm hiểu về chương trình sữa học đường

1.1. Chương trình sữa học đường trên thế giới

Đối với người Việt, “sữa học đường” là một khái niệm khá mới mẻ. Nhưng đối với các nước trên thế giới, thì đây lại là câu chuyện từ những thế kỷ trước nhằm mục đích nâng cao tầm vóc cho thế hệ tương lai, tạo thói quen uống sữa hàng ngày cho trẻ em. Các nước đã triển khai sữa học đường từ rất sớm như Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc, Thái Lan, Anh...

Tại Nhật Bản, sau chiến tranh năm 1954, tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ em lại ở mức đáng báo động. Cho dù phải đứng trước muôn vàn khó khăn sau chiến tranh nhưng với tầm nhìn xa của mình thì người Nhật đã cho thực thi ngay Luật sữa học đường. Sữa được bổ sung hầu hết trong các bữa ăn của học sinh, mỗi ngày ngoài các món chính, món phụ, sẽ đều có 200ml sữa trong mỗi bữa ăn. Và chỉ sau chục năm thì hình ảnh “Nhật lùn” – chỉ người Nhật thấp bé đã không còn. Thay vào đó, chỉ số chiều cao trung bình của các nam thanh niên Nhật được cải thiện lên tới 171,5cm.

Sớm hơn Nhật Bản, Mỹ đã triển khai đề án sữa học đường từ những năm 1940 – khoảng hơn 80 năm về trước. Gần gũi hơn với ta, có lẽ là người bạn láng giềng Trung Quốc đã giới thiệu Chương trình Sữa quốc gia vào năm 2000. Một nghiên cứu đã cho thấy, sau khi áp dụng chương trình sữa học đường ở Trung Quốc, trẻ em có mức độ tăng trưởng chiều cao trung bình là 1,2cm và 0,6kg trọng lượng. Hiện nay, với chương trình này, hơn 20 triệu sinh viên Trung Quốc đều nhận được sữa mỗi ngày. Điều này đã cho thấy mức độ bao phủ của sữa học đường đã tăng đáng kể ở đất nước có dân số lớn nhất thế giới. Các nước phát triển đã rất thành công với chương trình sữa học đường vậy còn lựa chọn nào cho Việt Nam?

Sữa học đường tại Nhật Bản

1.2. Chương trình sữa học đường ở Việt Nam

Tại Việt Nam, cứ 4 trẻ thì sẽ có 1 trẻ bị suy dinh dưỡng thấp còi (chiều cao thấp hơn so với tuổi). Theo thống kê của các tổ chức y tế thế giới thì Việt Nam có tỷ lệ trẻ em còi xương, suy dinh dưỡng, thiếu máu cao và đặc biệt tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng thấp còi lên đến 24.6%. Còn nếu đứng trước nhiều vấn nạn về an toàn thực phẩm thì Việt Nam có tỷ lệ tăng trưởng ung thư cao nhất, và chiều cao từ năm 1993 đến nay với nam thanh niên chỉ đạt đến 163,9cm (thấp hơn chiều cao tiêu chuẩn của WHO là 13,1cm) và với nữ là 153cm (thấp hơn 10,7cm so với chuẩn). Trong khi đó, thói quen sử dụng sữa ở người Việt chỉ chiếm 30%, khẩu phần canxi của người Việt chỉ đáp ứng được 50% nhu cầu khuyến nghị. 

Trước thực trạng thấp kém đó, đề án Sữa học đường giúp cải thiện tình trạng dinh dưỡng, nâng cao tầm vóc cho trẻ em từ mẫu giáo đến tiểu học đã được Thủ tướng chính phủ thông qua. Đối tượng hướng đến của chương trình sữa học đường là trẻ mẫu giáo, các em học sinh tiểu học đang theo học tại các địa phương tự nguyện tham gia. Các em sẽ được uống sữa 5 lần/tuần, mỗi lần sử dụng 1 hộp sữa 180ml. Vậy là ngày nào đi học các em cũng được uống sữa và được duy trì trong 9 tháng đến trường trong năm học. Từ những thực tế kể trên cũng như đề án đưa ra từ chương trình sữa học đường, các bậc phụ huynh sẽ thấy rằng chậm cho con uống sữa học đường ngày nào sẽ lỡ cơ hội phát triển cho con ngày đó.

2. Sữa học đường có đảm bảo cho con bạn?

Biết chương trình nhân văn như vậy, nhưng tại sao các bố mẹ vẫn chần chừ chưa cho con uống sữa học đường ở trường? Điều này có thể hiểu rằng các bậc phụ huynh đều đang có những hoài nghi, lo ngại về chất lượng sữa học đường và nguồn cung cấp sữa học đường có thật sự đảm bảo.

2.1. Sữa học đường có điểm gì khác sữa thường?

Mối quan tâm đầu tiên của phụ huynh khi cho con uống sữa học đường là chất lượng sữa học đường như thế nào, sữa học đường có khác gì sữa bình thường?

Sữa học đường là sữa tươi tiệt trùng, có hoặc không đường đáp ứng đủ tiêu chuẩn quốc gia cho sữa dạng lỏng hiện nay. Sản phẩm này sẽ không được bán trên thị trường và có gắn tem mác, logo của sữa học đường. Chất lượng dinh dưỡng trong sữa sẽ được điều chỉnh phù hợp với các trẻ em ở các địa phương khác nhau. Như đề án sữa học đường được áp dụng tại Hà Nội, sữa được bổ sung những vi chất được đặt riêng cho học sinh thủ đô. Theo bản đề án, sữa được cung cấp phải đủ 3 vi chất vitamin D, sắt, canxi trong 100ml sản phẩm. Thông tin về các hàm lượng dinh dưỡng và khoáng chất sẽ được in rõ trên vỏ hộp. Những thông tin trên đã cho thấy sự chuyên biệt của sữa học đường khác với các loại sữa khác trên thị trường hiện nay.

Nhưng tại sao không phổ cập các loại thực phẩm khác như thịt, cá mà lại triển khai sữa học đường? Theo các chuyên gia dinh dưỡng, đúng là các chất dinh dưỡng trên dễ tìm thấy trong các loại thực phẩm cũng như sữa trên thị trường. Nhưng sẽ có hai lý do nên thực thi sữa học đường. Thứ nhất là các thực phẩm kể trên có giá trị dinh dưỡng tương đồng nhưng lại không cung cấp đủ chất trong một sản phẩm. Còn với sữa thì lại được tập trung hết trong một sản phẩm. Thứ hai là triển khai sữa học đường trên cơ sở khoa học thuận lợi hơn so với các sản phẩm như thịt, cá,… dễ dàng trong việc sử dụng trên số đông học sinh cả nước. Với tình trạng phát triển của trẻ em Việt Nam hiện nay, các chuyên gia dinh dưỡng khuyên rằng việc uống sữa học đường mỗi ngày trong các bữa ăn cho học sinh là thật sự cần thiết.

2.2. Nguồn cung cấp sữa học đường có đảm bảo

Đây có lẽ là điểm mấu chốt của chương trình sữa học đường. Đặt giả thiết nếu như chương trình sữa học đường được triển khai trên toàn quốc, sẽ có hơn 12 triệu trẻ em tham gia uống sữa theo đề án phải cần hơn 400 triệu lít sữa.

Thực tế ở nước ta nguồn lực về cung cấp sữa tươi là không thiếu. Nhưng để tham gia vào chương trình sữa học đường thì chính người nông dân nuôi bò sữa phải được tập huấn cụ thể về cách chăn nuôi bò, quy trình vắt sữa, thú y, hay những vấn đề liên quan đến an toàn thực phẩm. Từ nguồn cung cấp nguyên liệu đầu vào chính đó sẽ đưa đến các doanh nghiệp trúng thầu có năng lực tổ chức, phân phối đảm bảo các dưỡng chất cần thiết cho mỗi ly sữa học đường.

Nguồn cung cấp sữa đảm bảo của Vinamilk

Tại Hà Nội hiện nay, đơn vị cung cấp sữa cho chương trình sữa học đường là Công ty cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk). Vinamilk được biết đến là công ty sữa uy tín, lâu năm trên thị trường Việt Nam với tiềm lực quản lý và chăn nuôi của Vinamilk hơn 120 nghìn con bò và sản lượng sữa tươi lên đến 800 tấn/ngày. Tương lai đáp ứng sữa lâu dài cho chương trình sữa học đường, Vinamilk còn tiếp tục mở rộng quy mô trang trại và sản lượng sữa sẽ tăng đến năm 2020.

2.3. Giám sát chất lượng sữa học đường

Tuy nhiên, làm thế nào để khi triển khai đề án sữa học đường được công khai, minh bạch… giúp cho phụ huynh yên tâm trong vấn đề giám sát chất lượng. Tất cả vấn đề này sẽ cần đến cơ quan chức năng có thẩm quyền, năng lực giám sát một cách công tâm. Điều này đã được các nước trên thế giới làm rất chặt chẽ khi thực hiện chương trình sữa học đường.

Theo lãnh đạo Sở giáo dục Hà Nội, thành phố sẽ có những đợt kiểm tra định kỳ với cơ sở sản xuất đến cung cấp sản phẩm. Lập ra ban chỉ đạo cho đề án sữa học đường, phối hợp với Sở Y tế trong việc kiểm soát các tiêu chí của chất lượng sữa, đồng thời Sở Giáo dục triển khai đề án sẽ có trách nhiệm tuyên truyền đến phụ huynh, học sinh, chuẩn bị cơ sở lưu trữ sữa. Để chương trình sữa học đường được tiếp nhận nhiều hơn nữa cần có cả sự giám sát của Hội Phụ nữ, Hội Phụ huynh cùng với ban giám sát vận động, tuyên truyền đến mọi người tham gia vào chương trình này.

3. Mục tiêu của uống sữa học đường

- Mục tiêu chính của sữa học đường đã được nêu ra trong đề án là cải thiện tình trạng dinh dưỡng của trẻ em mầm mon và tiểu học thông qua hoạt động cho trẻ uống sữa mỗi ngày. Qua đó, nhằm nâng cao tầng vóc, thể lực của trẻ cũng như phát triển nguồn nhân lực tương lai.

- Mục tiêu tiếp theo cần đạt được đó là cải thiện đồng thời cả về số lượng lẫn chất lượng khẩu phần ăn cho các em học sinh mẫu giáo và tiểu học. Đáp ứng đủ 90 – 95% năng lượng cho trẻ em vùng nghèo, với nhu cầu canxi 1000mg/ngày cho học sinh tiểu học.

- Tuyên truyền và giáo dục về chế độ dinh dưỡng cho hầu hết các bố mẹ và người chăm sóc trẻ ở thành phố và nông thôn.

- Mục tiêu cuối cùng cần hướng đến của sữa học đường trong tương lai là chiều cao của trẻ em sẽ tăng từ 1,5 – 2cm đồng đều cả bé trai và bé gái.

4. Những lợi ích không ngờ khi cho con uống sữa học đường

Sau khi chương trình sữa học đường được thực thi trên hơn 10 tỉnh thành bước đầu đã có những cải thiện đang kể về dinh dưỡng, thể lực cho trẻ. Hơn thế nữa, với sự hỗ trợ đặc biệt về giá sữa đã thu hút rất nhiều phụ huynh cho con em tham gia. Ngoài ra những lợi ích từ sữa học đường còn làm các phụ huynh “ngây ngất” hài lòng, hưởng ứng.

4.1. Được hỗ trợ về giá sữa

Điều khiến các bậc phụ huynh hào hứng khi tham gia chương trình sữa học đường đó là họ được nhận sự hỗ trợ giá sữa. Trong kế hoạch đề ra, sữa học đường được ngân sách đóng góp 30%, doanh nghiệp hỗ trợ 20% và phụ huynh chỉ góp 50%. Do đó, giá thành của một hộp sữa sẽ được hỗ trợ từ 7000 – 8000 đồng xuống còn 3000 đồng. Đây là mức giá hợp lý so với giá thị trường, chỉ bằng một ly trà đá. Đặc biệt đối với hộ nghèo hay gia đình chính sách sẽ được nhà nước và doanh nghiệp hỗ trợ 100% về giá sữa theo quy định.

Với mức giá hợp lý đã đề xuất trên, sữa học đường đã đáp ứng được những nhu cầu dinh dưỡng cần thiết cho con trẻ. Đồng thời nhận được nhiều phản hồi trong các buổi tọa đàm cho các bậc phụ huynh ở Hà Nội, họ đều yên tâm khi biết Vinamilk là đơn vị cung cấp sữa cho chương trình sữa học đường. Đây là đơn vị uy tín nên sẽ có những kiểm duyệt khắt khe và giám sát chặt chẽ hơn.

4.2. Không phải chuẩn bị sữa cho con mỗi khi đến trường

Đối tượng uống sữa học đường đều ở lứa tuổi mầm non và tiểu học. Đây là đối tượng trẻ em nhận được sự quan tâm về dinh dưỡng từ phụ huynh. Chương trình sẽ góp phần tạo thói quen uống sữa mỗi ngày cho trẻ em mà không cần có sự nhắc nhở hay giám sát của bố mẹ. Tuy vậy, vẫn cần sự giám sát nhưng sẽ không cần quá sát sao và có phần chuyên nghiệp hơn.

Bố mẹ chỉ cần thông báo, đăng ký với bộ phần chức năng của trường để thực hiện được vai trò giám sát sữa mỗi ngày của con từ các vấn đề giao nhận, bảo quản đến phân phát sữa đến các con. Điều này cũng giúp cho bố mẹ “nhẹ gánh” phần nào trong việc chuẩn bị sữa cho con mỗi khi đến trường. Nhìn thấy các còn hào hứng uống hết sữa khiến các phụ huynh đều thêm phấn khởi.

4.3. Rèn ý thức bảo vệ môi trường cho con

Gấp hộp sữa rèn ý thức bảo vệ môi trường

Ngoài việc cung cấp chất lượng sữa học đường, chương trình còn trang bị cho các em ý thức biết bảo vệ môi trường thông qua việc gấp hộp sữa và xử lý sau khi sử dụng. Các con sẽ cùng bạn uống sữa, cùng bạn gấp hộp sữa sau khi uống. Đây là một hoạt động giúp thư giãn tập thể, khiến các con thích thú. Hộp sữa sau khi uống sẽ được gấp gọn chứ không vứt ngay vào thùng rác, tránh tình trạng các con vứt hộp sữa lung tung, gây mất vệ sinh. Nhằm nâng cao ý thức bảo vệ môi trường ngay từ nhỏ cho trẻ em hiện nay thì đây được đánh giá là hành động ý nghĩa mà chương trình sữa học đường đem lại.

5. Ý nghĩa của sữa học đường với trẻ em Việt Nam

Chương trình sữa học đường được triển khai gắn với an sinh xã hội nên sẽ đem lại nhiều ý nghĩ quan trọng:

- Điều này đảm bảo công bằng an sinh xã hội, cơ hội tiếp cận dinh dưỡng công bằng đối với mọi trẻ em.

- Cải thiện chế độ dinh dưỡng nhằm giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng, nâng cao thể trạng, tầm vóc trẻ em và thanh thiếu niên tương lai của nước nhà.

- Chương trình sữa học đường còn thúc đẩy sản xuất chăn nuôi bò sữa và chế biến sữa tươi tại Việt Nam.

- Đây còn là cơ hội cho các doanh nghiệp phát triển sản xuất, đầu tư vào phát triển an sinh xã hội cũng như đóng góp vào ngân sách nhà nước…

- Đảm bảo thực hiện trọn vẹn, đầy đủ các quyền Luật Bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em và Công ước Quyền trẻ em.

>> Đọc thêm:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
kế hoạch truyền thông sự kiện
Timeline kế hoạch truyền thông sự kiện mà bạn không nên bỏ lỡ
Tổng quan về kế hoạch truyền thông sự kiện. Tổng quan về timeline truyền thông sự kiện. Tìm hiểu các giai đoạn trong timeline truyền thông sự kiện.

mẫu đơn đề nghị thanh toán tiền bảo hiểm thân thể
Mẫu đơn đề nghị thanh toán tiền bảo hiểm thân thể và một số quy định
Mẫu đơn đề nghị thanh toán tiền bảo hiểm thân thể. Thanh toán tiền bảo hiểm thân thể. Nội dung đơn đề nghị thanh toán tiền bảo hiểm thân thể.

ARC là gì
ARC là gì? ARC được dùng phổ biến ở những lĩnh vực nào?
ARC là gì? Vốn là một thuật ngữ mang nhiều nghĩa, vậy nên bạn cần tìm hiểu rõ về thuật ngữ này để có cách sử dụng hiệu quả trong từng hoàn cảnh khác nhau.

mẫu biên bản xác minh
Hướng dẫn viết mẫu biên bản xác minh đúng chuẩn và chi tiết nhất
Mẫu biên bản xác minh được sử dụng để làm những gì? Làm thế nào viết mẫu biên bản xác minh cho đúng chuẩn? Hướng dẫn viết mẫu biên bản xác minh.