Là những dao động có khả năng lan truyền trong môi trường vật chất (rắn – lỏng – khí).
- Sóng cơ có những đặc điểm cơ bản dưới đây:
Sóng dọc là sóng trong đó các phần tử của môi trường dao động theo phương trùng với phương truyền sóng. Ví dụ: sóng âm, sóng trên một lò xo.
Trong môi trường truyền được sóng (rắn, lỏng, khí), khi sóng truyền qua một phần tử vật chất thì biên độ của sóng hình sin lúc này sẽ được kí hiệu là A và biên độ này cũng là biên độ dao động của phần tử vật chất.
Biên độ của sóng A: là biên độ dao động của một phần tử của môi trường có sóng truyền qua.
Chu kỳ sóng T: là chu kỳ dao động của một phần tử của môi trường sóng truyền qua.
Tần số f: là đại lượng nghịch đảo của chu kỳ sóng : f = 1/T
Tốc độ truyền sóng v: là tốc độ lan truyền dao động trong môi trường. v sẽ phụ thuộc vào môi trường và nhiệt độ, nhiệt độ càng cao thì v càng nhanh, v rắn > v lỏng > v khí.
Bước sóng λ: là quảng đường mà sóng truyền được trong một chu kỳ. λ = v.T = v/f
Có 2 loại sóng cơ đó là sóng dọc và sóng ngang.
- Ta tạo ra một dao động điều hòa tại điểm O, dao động này sẽ tạo thành sóng lan truyền với vận tốc v theo phương Ox. Trong trường hợp này, O sẽ được coi là nguồn sóng, và phương trình dao động sóng của nguồn lúc này sẽ là
uO =Ao.cos(ωt)
- Lấy điểm M cách điểm O một khoảng là x, điểm M có cùng phương truyền sóng với điểm O. Lúc này ta có:
∆t = x/v
uM=AM.cosω(t- ∆t) (*)
uM=AM.cos(ωt - 2πx/Tv)
uM=AM.cos((ωt - 2πx/λ)
- Ta có một số nhận xét sau:
uM=AM.cos((ωt - 2πx/λ) (Với t ≥ x/v)
- Chú ý: Đối với hiện tượng truyền sóng cơ trên sợi dây, khi sợi dây được kích thích tạo dao động bằng nam câm điện có tần số dòng điện là f thì tần số dao động của sợi dây lúc này sẽ là 2f.
Phương trình sóng tại điểm M cách O một đoạn x trên phương truyền sóng.
* Sóng truyền theo chiều dương của trục Ox thì:
uM = AMcos(ωt + φ - ωx/v) = AMcos(ωt + φ- 2πx/λ) t ≥ x/v
* Sóng truyền theo chiều âm của trục Ox thì:
uM = AMcos(ωt + φ + ωx/v) = AMcos(ωt +φ+ 2πx/λ)
-Tại một điểm M xác định trong môi trường sóng: x =const; uM là hàm điều hòa theo t với chu kỳ T.
-Tại một thời điểm xác định t= const ; uM là hàm biến thiên điều hòa theo không gian x với chu kỳ λ.
Bên trên là tất cả những kiến thức cơ bản và quan trọng nhất liên quan đến sóng cơ mà người học nhất định phải nắm được. Vieclam123.vn hi vọng rằng với những kiến thức vật lí mà vieclam123.vn tổng hợp và chia sẻ, người học sẽ có được những kiến thức hữu ích nhất cho quá trình học môn vật lí. Ngoài ra, vieclam123.vn còn cung cấp và chia sẻ rất nhiều kiến thức và kinh nghiệm hữu ích của tất cả các môn học và lĩnh vực. Do đó, chúng tôi rất mong rằng, vieclam123.vn có thể trở thành địa chỉ đáng tin cậy của các bậc phụ huynh cũng như các bạn học sinh trên khắp cả nước.
>> Tham khảo thêm:
Chia sẻ