CV tiếng Anh có thể tạo điểm nhấn cho ứng viên thông qua nhiều nội dung khác nhau và sở thích là một trong những yếu tố đó. Mặc dù vậy, rất nhiều bạn cho rằng sở thích trong CV tiếng Anh không quá quan trọng và không đem lại hiệu quả cao khi đi ứng tuyển vào những vị trí hấp dẫn. Nhưng thực tế thì đôi khi, yếu tố tưởng chừng nhỏ bé này lại mang đến sự hữu ích bất ngờ. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn khám phá chi tiết hơn về sở thích trong CV và cách viết CV bằng tiếng Anh sao cho ấn tượng nhất nhé!
MỤC LỤC
Theo Wikipedia thì sở thích được định nghĩa như sau:
“Sở thích là những hoạt động thường xuyên hoặc theo thói quen để đem lại cho con người niềm vui, sự phấn khởi trong khoảng thời gian thư giãn”.
Với định nghĩa như vậy, ta có thể hiểu sở thích phản ánh được phần nào ham muốn, nhu cầu cá nhân cũng như tính cách của con người. Thông qua sở thích, việc nhìn nhận, đánh giá khái quát về một ai đó trở nên dễ dàng hơn. Thậm chí, ta có thể thấu hiểu cũng như tìm được điểm chung lẫn nhau giữa hai con người có cùng một sở thích.
Và trong CV xin việc tiếng Anh, hay thậm chí là cả CV thực tập, việc ghi sở thích sẽ giúp bạn bộc lộ được rất nhiều điều về con người mình. Các nhà tuyển dụng cũng rất tinh ý trong việc đưa ra đánh giá hay nhận xét về ứng viên dựa trên những sở thích cá nhân mà họ cung cấp. Dẫn chứng chính là việc sử dụng câu hỏi “sở thích của bạn là gì” trong các buổi phỏng vấn trực tiếp.
Một ví dụ cơ bản để cho thấy sở thích trong CV tiếng Anh quan trọng và phản ánh được phần nào về khả năng của bạn như sau:
Sở thích của bạn là “Like playing football” (thích chơi bóng đá). Ai cũng biết rằng bóng đá là một môn thể thao đòi hỏi cao về sự kết hợp của một tập thể gồm 11 người trên sân. Việc bạn yêu thích môn thể thao vua này sẽ cho thấy được khả năng làm việc nhóm của bạn với việc kết nối và hỗ trợ lẫn nhau trong công việc. Cũng giống như bóng đá, để có bàn thắng thì không chỉ nhờ duy nhất cá nhân mà cần có sự hỗ trợ từ đồng đội, người sẽ đưa ra những pha kiến tạo hợp lý để bạn ghi bàn ấn tượng.
Thêm vào đó, nếu bạn là đội trưởng của một đội thuộc sở thích của mình thì đây sẽ phản ánh về khả năng lãnh đạo của bạn. Cách mà bạn ảnh hưởng tới những người khác cũng như khát vọng về sự thăng tiến, phát triển trong con người bạn.
Qua ví dụ trên, ta có thể nhận thấy rằng sở thích đóng một vai trò quan trọng và ý nghĩa trong CV xin việc tiếng Anh. Vì thế mà việc ghi sở thích trong mẫu CV tiếng Anh là rất cần thiết và nên được chú ý nhiều hơn.
Tổng hợp các mẫu CV đẹp cho 100 ngành nghề được sử dụng nhiều nhất.
Sở thích có ý nghĩa quan trọng, thế nhưng, việc áp dụng vào đúng trường hợp mới có thể đem lại hiệu quả cao. Bởi không phải lúc nào cũng nhất định phải biết cách viết sở thích trong CV bằng tiếng Anh. Vậy, những trường hợp nào nên đưa sở thích vào trong mẫu CV xin việc tiếng Anh?
Cách viết sở thích trong CV bằng tiếng Anh sẽ dựa trên từng lĩnh vực, vị trí công việc cụ thể mà bạn theo đuổi cũng như lựa chọn ứng tuyển. Ví dụ, bạn được nhận thư mời ứng tuyển vào vị trí như hướng dẫn viên du lịch. Sẽ rất thiếu sót nếu như CV tiếng Anh của bạn thiếu đi sở thích “like traveling” (thích đi du lịch) hay “like photography” (thích chụp ảnh),...
Khi bạn theo đuổi công việc có sự liên quan mật thiết tới các sở thích cá nhân thì việc bạn cảm thấy yêu thích công việc của mình sẽ nhiều hơn. Từ đó, động lực cố gắng, phát triển và hoàn thành cũng sẽ cao hơn rất nhiều. Bởi vì là thứ mình thích, là điều mình yêu nên sự quyết tâm, nhiệt huyết cũng sẽ được thúc đẩy một cách đáng kể.
Thực tế thì hầu hết các nhà tuyển dụng đều sẽ đánh giá cao những ứng viên có những sở thích liên quan như vậy. Nhất là khi sử dụng mẫu CV tiếng Anh nữa thì sự ấn tượng cũng sẽ có phần nhỉnh hơn so với việc bạn chỉ sử dụng mẫu CV xin việc tiếng Việt thông thường.
Bạn cũng nên chú ý rằng việc ghi các sở thích không có sự liên quan lắm tới công việc của bạn thì sẽ rất dễ khiến cho CV tiếng Anh bị mất điểm và trở nên sáo rỗng, thiếu sự thực tế. Do vậy mà bạn cần nhận định rõ những trường hợp nên viết sở thích trong các CV xin việc tiếng anh của mình.
Nếu sở thích có thể giúp bạn thể hiện được nhiều điều như thế trước nhà tuyển dụng thì cách viết sở thích trong CV bằng tiếng Anh như thế nào? Cách viết sở thích trong CV xin việc bằng tiếng Anh liệu có khó hay không? Nếu là một người chưa có nhiều trải nghiệm và ít kinh nghiệm viết CV thì việc xuất hiện những câu hỏi trên là rất phổ biến.
Bạn nên nhớ rằng, sở thích trong CV tiếng Anh chỉ là một mục nhỏ để bổ sung thông tin. Vì thế mà việc ghi một cách dài dòng là điều không nên. Hãy đưa ra sở thích một cách ngắn gọn, nhưng đủ ý để nhà tuyển dụng có thể hiểu được sở thích cá nhân của bạn.
Cách viết sở thích trong CV bằng Tiếng anh ngắn gọn sẽ giúp CV của bạn trông thoáng hơn, không bị rối mắt và đảm bảo được độ dài cần thiết của một mẫu CV tiếng Anh.
Ví dụ một vài sở thích nếu như bạn là một biên tập viên như sau:
- Like reading book: Thích đọc sách
- Like writing: Thích viết lách
- Like Creative: Thích sự sáng tạo
- Like Vietnamese Literature: Thích văn học Việt Nam
Hay những sở thích liên quan tới lĩnh vực du lịch như:
- Like traveling: Thích du lịch
- Like photography: Thích chụp ảnh
- Like discovery: Thích khám phá
Sự logic trong việc đưa ra sở thích liên quan tới công việc, vị trí ứng tuyển sẽ dễ dàng tạo được ấn tượng tốt hơn với nhà tuyển dụng. Vì thế mà bạn cũng nên có một chút cân nhắc trong việc đưa ra sở thích phù hợp nhất nhé.
Mục năng khiếu sở trường trong đơn xin việc có quan trọng không ?
Không phải bất cứ sở thích nào cũng đều có thể được đưa vào trong CV tiếng Anh của bạn. Nhất là khi bạn cần thể hiện sự trưởng thành và chuyên nghiệp của mình trước nhà tuyển dụng.
Hãy lựa chọn những sở thích có ý nghĩa và đem lại lợi ích cho bạn trong công việc. Việc đưa ra một số sở thích vô nghĩa sẽ khiến cho hiệu ứng ngược rất dễ xảy ra. Ví dụ bạn viết sở thích là “like chatting” (thích tán gẫu) thì liệu nhà tuyển dụng có thực sự hài lòng? Bạn có nghĩ một nhân viên chỉ thích ngồi tán gẫu sẽ đem lại hiệu quả cao trong công việc hay không?
Thêm vào đó, một vài sở thích phổ thông như “like reading” (thích đọc sách), “like watching TV” (thích xem TV) hay “like sport” (thích thể thao),... đôi khi cũng chưa mang lại hiệu quả tích cực bởi quá nhiều ứng viên đã viết như vậy và nhà tuyển dụng bắt đầu cảm thấy nhàm chán, họ mong muốn nhiều hơn thế ở bạn với CV tiếng Anh của mình.
Hãy cụ thể hóa một cách chi tiết với 1, 2 câu văn để giới thiệu sở thích của bạn. Không cần quá dài nhưng rõ ý là được. Ví dụ:
I like cooking and I want to bring the best meals to everyone.
Với phần sở thích trong CV tiếng Anh, bạn không bị giới hạn hay bị yêu cầu cho việc chỉ được ghi các sở thích cá nhân của mình ở đó. Bạn hoàn toàn có thể đưa ra tính cách cá nhân trong CV của mình ở phần này để nhà tuyển dụng có thể cảm nhận rõ ràng hơn về bạn, về một ứng viên tiềm năng.
Việc khéo léo lồng ghép sở thích và tính cách sẽ giúp mô tả về bạn trở nên rõ ràng hơn rất nhiều. Bạn là người “dynamic” (năng động), “enthusiasm” (nhiệt tình) hay “shy” (nhút nhát),... Hãy cho nhà tuyển dụng biết rõ hơn về bạn một chút nữa nhé.
Cách viết sở thích trong CV bằng tiếng Anh đem lại hiệu quả, đó là điều chúng ta đều đã biết thông qua những nội dung trên. Tuy nhiên, có nhất thiết phải ghi sở thích trong mọi CV tiếng Anh hay không?
“Không” chính là câu trả lời cho bạn. Bạn có thể bắt buộc phải ghi mục tiêu nghề nghiệp bằng tiếng Anh nhưng sở thích thì không nhất thiết.
Thứ nhất, không phải việc làm nào cũng cần có sở thích bổ trợ để giúp CV của bạn trở nên nổi bật. Có rất nhiều cách khác nhau để làm được điều đó.
Thứ hai, việc ghi sở thích cần phải có sự liên quan tới vị trí ứng tuyển. Tuy nhiên có một vài vị trí lại chưa thực sự có sở thích phù hợp.
Thứ ba, với một số người, việc xác định sở thích cũng như biết mình thích gì thực sự không hề dễ dàng. Hiểu đơn giản là họ không có sở thích gì đặc biệt. Nếu đã không có sở thích thì bạn sẽ phải ghi gì trong mục này? Bịa ra một vài sở thích phổ biến? Đây không phải là một phương án hay để sử dụng cho lắm.
Với những lý do trên thì bạn nên cân nhắc và có sự lựa chọn thích hợp nhất cho việc ghi sở thích trong CV tiếng Anh của mình.
- Viết đúng chính tả và ngữ pháp tiếng Anh
Việc viết sai sẽ khiến cho CV tiếng Anh của bạn bị sụt giảm đi hiệu quả và sự ấn tượng từ nhà tuyển dụng. Hãy kiểm tra kỹ toàn bộ CV tiếng Anh chứ không riêng gì phần sở thích nhé.
- Căn chỉnh độ dài sao cho phù hợp với tổng thể của CV
Việc viết sở thích đôi khi sẽ khiến bạn quá đà và kéo dài CV tiếng Anh của mình ra. Bạn nên tiết chế và căn chỉnh để đảm bảo độ dài tổng thể của CV trong khoảng phù hợp nhất để tạo ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng.
- Cố gắng chuẩn bị một bộ hồ sơ xin việc tiếng Anh đầy đủ
Khi đã có CV tiếng Anh thì việc sở hữu một bộ hồ sơ xin việc tiếng Anh sẽ tăng khả năng trúng tuyển của bạn hơn rất nhiều. Đơn xin việc tiếng Anh, Sơ yếu lý lịch tiếng Anh cũng nên sử dụng trong trường hợp này. Và nếu bạn thắc mắc hồ sơ xin việc tiếng Anh là gì thì có thể khám phá qua những bài viết được đăng trên website vieclam123.vn nhé.
Trên đây là thông tin về sở thích trong CV tiếng Anh. Hy vọng bạn có thể dễ dàng hơn trong cách ghi sở thích trong CV bằng tiếng Anh.
Hiện nay, barista đang là một trong những việc làm có sức hút rất lớn đối với các bạn trẻ. Việc trở thành một “nghệ sĩ” pha chế đang trở nên chuyên nghiệp và nghiêm túc hơn với sự định hướng nghề nghiệp cụ thể, rõ ràng. Và để trở thành một barista thì các bạn không thể thiếu được CV barista cho hành trình khẳng định bản thân của mình. Cùng tìm hiểu về CV barista qua bài viết dưới đây nhé!
MỤC LỤC
01/12/2021
29/11/2021
25/11/2021
20/11/2021