Nguyên tắc SMART được thiết lập nhằm giúp các chuyên gia Marketing thiết lập được các mục tiêu Marketing một cách hiệu quả, hợp lí. Mỗi cá nhân cũng có thể sử dụng nguyên tắc này để xác định những mục tiêu trong cuộc sống của mình. Cùng tìm hiểu SMART là gì qua bài viết dưới đây của Vieclam123.vn nhé.
SMART là từ viết tắt được cấu thành bởi các chữ cái đầu của các yếu tố:
S-Specific (cụ thể)
M-Measurable (Có thể đo lường được)
A-Attinable (có thể đạt được)
R-Relevant (phù hợp, liên quan)
T-Time bound (giới hạn thời gian)
Nguyên tắc SMART thực chất được đưa ra để giúp mỗi cá nhân thiết lập được mục tiêu trong tương lai. Áp dụng nguyên tắc này, con người có khả năng đạt được mục tiêu cao hơn bởi bạn biết được chính xác những gì cần thực hiện, cách thức thực hiện, đồng thời lên kế hoạch để hoàn thành chúng.
Có thể bạn quản tâm: Mẫu cv ngành marketing mới nhất.
Yếu tố đầu tiên trong nguyên tắc SMART là Specific (Cụ thể). Mục tiêu được đặt ra cho từng chiến lược Marketing cần phải chi tiết, cụ thể, rõ ràng chứ không được chung chung. Ví dụ, khi đặt mục tiêu cho chiến lược quảng cáo, doanh nghiệp cần xác định cụ thể mục tiêu của chiến dịch lần này là tiếp cận được bao nhiêu đối tượng khách hàng, lượt xem trên Youtube cần phải là 1 triệu, 10 triệu hay 100 triệu. Phải có con số cụ thể chứ không thể đặt mục tiêu chung chung là “phải có lượt view cao” mà không đưa ra con số cụ thể.
Để có khiến mục tiêu trở nên cụ thể, doanh nghiệp có thể đặt ra các câu hỏi cụ thể và tìm câu trả lời cho chúng, ví dụ:
Cái mà doanh nghiệp đang cố gắng thực hiện là gì? Thông điệp truyền thông muốn gửi gắm tới khán giả là gì?: ví dụ thông điệp sống xanh, thông điệp sử dụng nguồn năng lượng thay thế, ….
Đối tượng khách hàng mà doanh nghiệp hướng tới là ai? Hay nói chính xác hơn, sản phẩm của doanh nghiệp được thiết kế phục vụ đối tượng khách hàng nào? Có thể là trẻ em, phụ nữ, người già, ...với những đặc điểm cụ thể của đối tượng đó. Ví dụ quảng cáo Dầu gội đầu Rejoice hướng tới những khách hàng có mong muốn có mái tóc mượt mà, quảng cáo dầu gội Dove hướng tới những khách hàng muốn phục hồi tóc hư tổn.
Thời gian cần hoàn thành dự án này là khi nào? Thời điểm đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc thực hiện các chiến lược quảng cáo của doanh nghiệp, nó sẽ tác động đến tâm lí khách hàng ở từng thời điểm khác nhau. Ví dụ doanh nghiệp của bạn muốn quảng cáo chăn ga gối đệm nhưng lại tung ra quảng cáo vào đầu mùa hè, như vậy chắc chắn lượng quan tâm của khách hàng sẽ giảm đi. Cùng với một chiến dịch quảng cáo ấy nhưng bạn phát hành vào đầu mùa đông thì sẽ thu hút được đông đảo người tiêu dùng hơn.
Chiến dịch quảng cáo sẽ được thực hiện ở đâu? Doanh nghiệp cần xác định được vị trí hoặc các sự kiện liên quan. Đồng thời xác định các kênh quảng cáo phù hợp để tiếp cận đối tượng khách hàng mục tiêu.
Mục tiêu đặt ra cần phải là mục tiêu có thể đo lường được: điều này có nghĩa là bạn cần phải xác định được hiệu quả công việc mà mình mong muốn đạt được, và thông thường những con số này cần phải gắn liền với một con số nhất định.
Ví dụ đơn giản, khi bạn đặt mục tiêu về điểm số của bạn trong kì thi, bạn nên đặt ra con số cụ thể như “mình sẽ được điểm 9 môn Toán, 8 điểm môn Lý, …” Con số cụ thể sẽ giúp bạn đo lường được kết quả bạn đạt được, từ đó định hướng để bạn cố gắng hơn. Trong một vài lần làm thử đề toán, đề lí và tự chấm điểm cho mình, bạn sẽ biết được bạn có đang tiến gần đến mục tiêu đưa ra hay không.
Cũng tương tự khi đặt ra mục tiêu của chiến lược quảng cáo, doanh nghiệp cần đặt ra mục tiêu như “Video quảng cáo này sẽ đạt được 1 triệu view” thay vì mục tiêu chung chung như “Video này sẽ trở nên hot và nổi tiếng” nhưng bạn lại không biết được chính xác nó “hot” và nổi tiếng như thế nào.
Một mục tiêu có thể đo lường được sẽ giúp bạn đánh giá được kết quả của mục tiêu đó để có thể có được những cải tiến tốt hơn trong tương lai.
Yếu tố Attainable chỉ ra rằng mục tiêu đưa ra cần phải là mục tiêu có thể đạt được. Không nên đặt mục tiêu quá xa vời, mục tiêu mà dù cố gắng cũng không thể đạt được. Nhưng điều đó không có nghĩa là mục tiêu bạn đặt ra nằm trong tầm với, có nghĩa là không cần cố gắng mà vẫn có thể hoàn thành. Hãy đặt mục tiêu thể hiện tham vọng của bạn, hướng tới một kết quả tốt hơn.
Để có thể đặt được mục tiêu “attainable” , bạn cần xác định cụ thể:
phương thức để hoàn thành mục tiêu: bạn sẽ cần phải làm theo cách nào để đạt được mục tiêu đề ra
Các công cụ, kỹ thuật cần thiết: bạn cần phải có công cụ nào để hỗ trợ bạn trong quá trình thực hiện mục tiêu đó.
Tính khả thi của mục tiêu có thể giúp tạo động lực để người đặt mục tiêu cố gắng hơn vì họ biết được kết quả cho sự cố gắng của mình. Một mục tiêu quá xa vời thực tế, nằm ngoài năng lực và khả năng của người đặt mục tiêu sẽ gây nản chí, tâm lí chán nản và không hào hứng.
Mục tiêu đặt ra cần phải phù hợp với mục tiêu chung của công ty, doanh nghiệp. Đối với mỗi cá nhân, mục tiêu cần phải liên quan đến định hướng phát triển trong học tập và công việc.
Ví dụ, một cá nhân đang có dự định đi du học tại nước ngoài và ngôi trường bạn theo học yêu cầu sinh viên cần phải có chứng chỉ IELT 7.0. Vậy thì mục tiêu bạn cần đặt ra là học tiếng Anh và cố gắng để đạt band điểm 7.0 trong bài thi IELTS, cụ thể hơn thì bạn cần phải sắp xếp thời gian học tập để rèn luyện kỹ năng nghe, nói, đọc, viết,....Nếu mục đích của bạn là đi du học và cần tiếng Anh như vậy nhưng mục tiêu của bạn lại là học tiếng Hàn, tiếng Nhật,...thì rõ ràng nó không có sự liên quan đến mục tiêu lớn hiện tại.
Đối với một doanh nghiệp cũng vậy, nếu như mục tiêu của doanh nghiệp khi thực hiện một chiến dịch quảng cáo là để cho ra mắt sản phẩm mới thì mục tiêu sẽ là tiếp cận được đông đảo khách hàng mới, tăng sự nhận diện thương hiệu của doanh nghiệp trong mắt khách hàng. Với chiến dịch quảng cáo ra mắt sản phẩm mới thì doanh nghiệp không thể đặt mục tiêu là có số lượng khách hàng trung thành, khách hàng quay lại mua sản phẩm được. Trong thời điểm này, với chiến dịch này, mục tiêu phù hợp nhất chính là giới thiệu, quảng bá tới khách hàng mới, cho “ra mắt” để càng đông đảo người tiêu dùng biết đến doanh nghiệp càng tốt.
Mục tiêu đặt ra cần phải có thời gian hoàn thành cụ thể. Nếu không có thời gian hoàn thành, mỗi cá nhân sẽ không có động lực để làm việc, đồng thời có thói quen trì hoãn, và có thể là sẽ không bao giờ thực hiện.
Ví dụ bạn nói “tôi sẽ học tiếng Anh” nhưng bạn hoàn toàn không xác định thời điểm là bao giờ. Ngày hôm nay, ngày mai, hay chẳng bao giờ nữa? Thay vì đặt mục tiêu chung chung như vậy, bạn nên chỉ ra cụ thể những gì bạn muốn đạt được như “Tôi tham gia khóa học tiếng Anh này trong 3 tháng và trong 3 tháng đó tôi phải đạt được trình độ IELTS 6.5”.
Trong doanh nghiệp, mỗi mục tiêu đề ra cần phải có thời gian hoàn thành cụ thể, còn gọi là “deadline”. Đây chính là cách thức hiệu quả để đốc thúc nhân viên các bộ phận hoàn thành công việc theo đúng yêu cầu trong thời gian quy định, tạo nên tính kỷ luật, tăng năng suất và hiệu quả công việc.
Một dự án cần có thời gian hoàn thiện, một chiến dịch quảng cáo cần xác định được thời điểm phù hợp nhất để cho ra mắt. Vậy sẽ thế nào nếu doanh nghiệp để lỡ những khoảng thời gian quan trọng đó?
Như vậy, trên đây là bài viết của Vieclam123.vn giải đáp cho các bạn thắc mắc “SMART là gì” Nguyên tắc SMART có thể được áp dụng trong nhiều lĩnh vực và khía cạnh trong cuộc sống. Mỗi cá nhân cũng có thể áp dụng nguyên tắc này để gặt hái được nhiều thành tựu hơn nữa.
>> Tham khảo ngay:
Chia sẻ