Blog

Server là gì? Server hoạt động ra sao và có ý nghĩa như thế nào?

16/08/2022

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Nhằm tối ưu hóa nhiệm vụ lưu trữ và xử lý thông tin, người ta đã phải tạo nên nhiều máy chủ khổng lồ, chứ không dừng lại ở việc lưu trữ trên một chiếc máy tính đơn thuần nữa. Vậy server là gì? Cùng tìm hiểu thêm về định nghĩa, chức năng và cách thức hoạt động của server qua nội dung bài viết.

1. Server là gì? Đôi nét về server

1.1. Giải nghĩa server

Server là gì? Server hay còn được gọi là máy chủ, hiểu nôm na là một siêu máy tính với khả năng lưu trữ và xử lý thông tin vượt trội hơn rất nhiều lần so với một chiếc máy tính thông thường. Chiếc siêu máy tính này được trang bị kết nối mạng máy tính hoặc internet và được cài đặt các phần mềm của một máy tính chuyên dụng nhằm lưu trữ thông tin để phục vụ và cung cấp lượng tài nguyên, dịch vụ được yêu cầu bởi các máy tính khác.

Máy chủ không chỉ có khả năng lưu trữ và phản hồi thông tin trong một mạng máy tính hạn chế, máy chủ khi được trang bị mạng internet có thể trở thành nền tảng của mọi dịch vụ số trên không gian mạng. Ví dụ như khi bạn lướt web, tìm kiếm thông tin trên Google, tải ứng dụng hay chơi trò chơi… tất cả các hoạt động này đều phải thông qua việc yêu cầu phản hồi từ một máy chủ lớn trên không gian số.

Máy chủ hoạt động như một siêu máy tính

Ngược lại với server (máy chủ) chính là các máy khách. Trong quá trình truy cập và sử dụng các chức năng của website, người dùng thực chất đang lấy và sử dụng những dữ liệu được trả về từ máy chủ. Những máy tính yêu cầu dữ liệu gửi về từ máy chủ được gọi là các máy khách.

Giống như khi bạn thực hiện một cuộc gọi thoại, bạn đang yêu cầu dữ liệu từ máy chủ của các công ty viễn thông như Vinaphone, Viettel… từ đó các nhà mạng sẽ tìm kiếm số điện thoại hợp lệ trong cơ sở dữ liệu và mở một kết nối giữa bạn và người nghe để hai người có thể liên lạc. Lúc này, điện thoại của bạn và người nghe sẽ là các máy khách, nhà mạng viễn thông là máy chủ.

1.2. Phân loại server theo hệ thống máy chủ

Dựa theo phương thức xây dựng hệ thống máy chủ, người ta đã chia máy chủ ra thành 3 loại gồm máy chủ riêng – Dedicated, máy chủ ảo – Virtual Private Server (VPS) và máy chủ đám mây – Cloud Server. Cùng tìm hiểu kỹ hơn về ba loại máy chủ này trong phần tiếp theo.

1.2.1. Máy chủ riêng – Dedicated

Máy chủ riêng còn được gọi với cái tên máy chủ vật lý bởi hệ thống máy chủ này thường  nằm ở phần cứng, chúng được hỗ trợ bởi các thiết bị ngoại vi bao gồm RAM, HDD, CPU, Card mạng… Quá trình nâng cấp và cải tiến các server phụ thuộc rất nhiều vào phần cứng đặc biệt này của máy chủ.

Server vật lý thường là server gốc

Máy chủ vật lý cần được xây dựng, lắp ráp bởi các chuyên viên kỹ thuật có chuyên môn nghiệp vụ lâu năm. Nhờ vào lượng kiến thức chuyên sâu về phần cứng, họ mới có thể đảm bảo những điều kiện tạo nên hoạt động trơn tru của một máy chủ với trung tâm dữ liệu (data center) khổng lồ.

1.2.2. Máy chủ ảo – Virtual Private Server (VPS)

Vậy tại sao người ta lại cần tới máy chủ ảo trong khi đã có một máy chủ vật lý với cơ sở dữ liệu khổng lồ, vững chãi? Nguyên nhân là bởi máy chủ ảo sẽ trợ giúp máy chủ vật lý rất nhiều trong việc quản lý, phân phối nhờ vào quá trình lưu trữ và chia sẻ tài nguyên cùng máy chủ vật lý gốc tại nhiều khu vực khác nhau.

Máy chủ ảo là các nhánh của server vật lý

Về cơ bản, máy chủ ảo cũng hoạt động giống như máy chủ vật lý gốc. Bằng phương pháp công nghệ ảo hóa, hệ thống máy chủ riêng, máy chủ gốc có khả năng phân tách thành các máy chủ ảo khác nhau với chức năng tương đương của máy chủ vật lý.

1.2.3. Máy chủ đám mây – Cloud Server

Tên tiếng anh của máy chủ đám mây là Cloud server. Khác với máy chủ ảo, từ một máy chủ gốc tạo ra nhiều máy chủ VPS, máy chủ đám mây lại được tạo thành từ việc kết hợp nhiều máy chủ vật lý khác nhau. Dựa trên nền tảng công nghệ của điện toán đám mây, khả năng lưu trữ trên loại máy chủ này tỏ ra vượt trội hơn nhờ vào hệ thống lưu trữ SAN cùng máy chủ đám mây. Hơn nữa, máy chủ đám mây cũng rất dễ thay đổi, nâng cấp và tăng hiệu suất máy chủ nhờ vào những chỉnh sửa đơn giản và trực tiếp trên phần mềm quản lý server. 

2. Chức năng và cách thức hoạt động của server

2.1. Server hoạt động như thế nào?

Cách thức hoạt động của server cũng diễn ra đơn giản như quá trình của một cuộc trò chuyện. Các server đều hoạt động dựa trên nhu cầu của khách hàng, đó chính là mô hình Client - Server của các chương trình máy tính. Khi khách hàng gửi một yêu cầu (request), máy chủ sẽ lập tức đưa ra một phản hồi (response) tương ứng. Quá trình này được hoạt động trơn tru nhờ vào các thao tác và kỹ thuật lập trình được cài đặt bên trong server. Hiểu nôm na là khách hàng hỏi gì server trả lời nấy.

Máy chủ chỉ được tắt đi khi cần bảo trì và sửa chữa

Hệ thống máy chủ cần phải hoạt động liên tục không ngừng nghỉ nhằm đảm bảo việc phục vụ những nhu cầu liên tiếp của khách hàng. Những máy chủ này thường chỉ được tắt khi xảy ra một sự cố liên quan tới hoạt động của server và cần được chỉnh sửa, bảo trì gấp. Server thường đảm nhiệm ba nhiệm vụ chính là lưu trữ dữ liệu, cung cấp dữ liệu và xử lý dữ liệu. Một số hệ thống máy chủ lớn với quy mô toàn cầu như máy chủ của Google hay Facebook cần được kết nối và chia sẻ dữ liệu liên tục nhằm phục nhu cầu của một lượng khổng lồ người dùng internet.

2.2. Chức năng của một vài server nổi bật

Sau đây là tổng hợp chức năng của một số server điển hình thường xuyên xuất hiện trong công việc thường ngày mà bạn có thể không để ý tới:

- Dedicated Server có chức năng dự phòng về nguồn điện, tài nguyên và đảm bảo sự an toàn trong hoạt động của máy chủ.

- VPS Server giúp xây dựng hệ thống Web Server hoặc Backup/Storage Server nhờ vào hàng trăm hosting

- Cloud Server đảm bảo lưu lượng truy cập lớn của website

- Application servers cho phép người dùng sử dụng ứng dụng trên web mà không cần cài đặt bản sao của ứng dụng trên máy tính cá nhân

- Game servers cho phép kết nối máy tính và các thiết bị chơi game

Game servers là loại server thông dụng

- Web server giúp lưu trữ các trang web trên mạng toàn cầu

- Mail server/File server cho phép chia sẻ mail, file và folder trong không gian lưu trữ

- Database server giúp duy trì hình thức của dữ liệu trên hệ thống

3. Vai trò của server đối với doanh nghiệp và người dùng

Một doanh nghiệp lớn có nhu cầu lưu trữ và xử lý một khối lượng thông tin khổng lồ nhằm đảm bảo hoạt động thông suốt trong quá trình phát triển. Do đó, việc vận hành các máy chủ sẽ giúp doanh nghiệp dễ dàng lưu trữ các tài liệu quan trọng, cũng như quản lý và vận hành các phần mềm thông suốt hơn. Nhìn chung, doanh nghiệp sẽ tối ưu hóa khả năng quản lý các dịch vụ tài nguyên mà không cần đầu tư quá nhiều vào các trạm nhỏ, đơn lẻ khác.

Server lưu trữ thông tin doanh nghiệp

Người dùng đơn lẻ thì đơn giản hơn. Họ sử dụng server với chức năng chính là lưu trữ thông tin. Ngoài ra, server cũng giúp người dùng rất nhiều trong việc vận hành và điều chỉnh cơ sở dữ liệu.

Trên đây là tất tần tật những thông tin mà vieclam123.vn muốn chia sẻ tới bạn đọc về câu hỏi server là gì? Hy vọng nội dung bài viết đã cung cấp cho bạn đọc những kiến thức bổ ích mới liên quan tới mảng công nghệ thông tin.

Hosting là gì? Tất tần tật những thông tin cần biết về Hosting

Hosting là một dịch vụ giúp tạo dựng, đẩy mạnh và phát triển danh tiếng của website. Cùng tìm hiểu thêm những thông tin bổ ích về dịch vụ này qua đường liên kết dưới đây.

Hosting là gì?

 Điểm: 2.9  (17 bình chọn)

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Tìm hiểu chiến lược mở rộng thương hiệu – Brand Extension là gì?
Brand Extension là chiến lược kinh doanh của các doanh nghiệp, tập đoàn với mục tiêu giúp thương hiệu của họ nâng cao được độ phủ sóng đến với thị trường. Hãy cùng vieclam123.vn tìm hiểu Brand Extension là gì và những đặc điểm của chiến lược này?

18/07/2023

Bảo đảm tín dụng là gì và những đặc điểm của bảo đảm tín dụng
Bảo đảm tín dụng là gì và ngân hàng có cách thức bảo đảm tín dụng như thế nào trước khi tiến hành các giao dịch cho vay. Vieclam123.vn sẽ đưa đến thông tin cho bạn.

17/07/2023

Door to door service là gì và những lợi ích của door to door service
Door to door service là gì? Door to door service sẽ đem lại những lợi ích nào? Làm cách nào để có thể sử dụng hình thức door to door service? Các câu hỏi này sẽ được giải pháp một cách xúc tích ở ngay đường link bên dưới nhé.

14/07/2023

Demurrage and Detention là gì? Lý do áp dụng trong xuất nhập khẩu
Demurrage and Detention là gì? Đây là hai thuật ngữ trong ngành xuất nhập khẩu mà ai trong nghề cũng phải biết. Demurrage and Detention là các khoản phí lưu container, lưu bãi hoặc tại kho riêng của khách mà người gửi cần trả khi vận chuyển hàng hoá.

13/07/2023