Sao Diêm Vương là gì và những phát hiện thú vị về chòm sao Diêm Vương
Sao Diêm Vương là gì và những phát hiện thú vị về chòm sao Diêm Vương
Trong vũ trụ bao la rộng lớn của chúng ta có biết bao những hành tinh, những chòm sao mang theo những sứ mệnh khác nhau. Chúng tồn tại và có sự tương quan lẫn nhau. Và ngày hôm nay chúng ta hãy cùng nhau đi tìm hiểu về sao Diêm Vương là gì - một chòm sao tồn tại trong Hệ Mặt Trời ngay bây giờ nhé.
MỤC LỤC
Trên hành tinh của loài người có hàng triệu vì sao đang trị vì trên trời, mỗi ngôi sao sẽ mang một ý nghĩa khác nhau và cũng sẽ có những nhiệm vụ khác nhau. Và cũng có những vì sao từng được coi là một hành tinh lớn. Một trong số đó không thể nào bỏ lỡ sao Diêm Vương. Vậy sao Diêm Vương là gì và có gì nổi bật?
Sao Diêm Vương được biết đến với một cái tên khác Sao Diêm Vương Tinh, tên tiếng anh là Pluto. Là một hành tinh lùn nặng thứ hai trong Hệ Mặt Trời và cũng là hành tinh nặng thứ 10 xoay quanh Mặt Trời.
Khoảng thời gian trước đây, Sao Diêm Vương được biết đến với vai trò là một hành tinh và luôn được coi là thành viên lớn nhất của một vùng riêng biệt, đó là Vành đai Kuiper.
Sao Diêm Vương được phát hiện vào năm 1930 và cho tới tận năm 2006 chòm sao này vẫn luôn được tính là thành viên thứ 9 trong Hệ Mặt Trời. Thế nhưng do sự xuất hiện của rất nhiều vật thể tương tự Sao Diêm Vương bên ngoài Hệ mặt trời vào khoảng cuối thế kỷ XX đầu thế kỷ XXI nên hành tinh Sao Diêm Vương đã không còn được xếp hạng trong Hệ Mặt Trời mà nó bị bị xếp là thành viên của loại hành tinh mới- hành tinh lùn cùng với Eris và Ceres.
Chính thức trở thành hành tinh lùn vào ngày 14 tháng 8 theo thông tin được đưa ra trong hội nghị của Hiệp hội Thiên văn Quốc tế, Sao Diêm Vương sẽ được phân loại sang một vị trí mới- thuộc các thiên thể trong Hệ Mặt Trời và hành tinh này sở hữu các đặc điểm sau:
- Là hành tinh có quỹ đạo xoay quanh Mặt Trời. Và trên thực tế Sao Diêm Vương có chu kỳ quỹ đạo khoảng 248 năm Trái Đất.
- Có khối lượng đủ lớn để tạo nên một hình dạng để có thể cân bằng thủy tĩnh. Sao Diêm Vương có khối lượng rất nhỏ, tương đương hơn 0,00218 lần Trái Đất và 0,117 lần khối lượng của Mặt Trăng. Đây được đánh giá chòm sao có khối lượng nhỏ hơn tất cả các hành tinh khác trong Thái Dương hệ. Thế nhưng kích thước của Sao Diêm Vương cũng được đánh giá là lớn hơn các tiểu hành tinh trong vành đai chính.
- Không phải là một vệ tinh tự nhiên của một hành tinh nào đó hay là các vật thể khác thuộc Hệ mặt Trời.
Đối với các nhà Thiên văn học thì Sao Diêm Vương không còn là điều xa lạ nữa bởi sự hình thành từ những thập niên năm 1950, từ đó Sao Diêm Vương được cho là một vệ tinh đã thoát khỏi sao Hải Vương và sẽ bị những hành tinh có khối lượng lớn hơn thúc đẩy.
- Sao Diêm Vương cũng đã được phát hiện ra từ những năm 1930 tại một đài quan sát Lowell tại Hoa Kỳ và người đó không ai khác chính là Clyde Tombaugh. Sau đó chòm Sao Diêm Vương nhanh chóng được công nhận là một trong 9 hành tinh thuộc vào Hệ mặt Trời. Tuy nhiên không lâu sau đó chòm sao này đã được tách ra khỏi Hệ Mặt Trời và đưa vào hệ các hành tinh lùn.
- Trước đó vào năm 1992, các nhà thiên văn học cũng đã khám phá ra được vô vàn các vật thể băng nhỏ ở bên ngoài Sao Hải Vương và nó tương tự như Sao Diêm Vương về kích thước và thành phần. Điều này đã khiến cho một vài nhà thiên văn học cho rằng các tình chất của các vật thể bên ngoài Sao Hải Vương có nguồn gốc của nhiều sao chổi chu kỳ ngắn.
- Sao Diêm Vương được đánh giá là chòm sao lớn nhất trong vành đai Kuiper và có đặc điểm chung khá nhiều đối với sao chổi. Chính vì vậy mà nhận định rằng Sao Diêm Vương được hình thành từ sự bồi tụ của nhiều sao chổi từ đó ra đời.
Bởi Sao Diêm Vương đã được phát hiện từ rất lâu cùng với đó là sự phát triển của rất nhiều hành tinh khác nữa do đó mà việc xác định chính xác nguồn gốc sẽ chủ yếu dựa trên nhận định đã nghiên cứu của các nhà khoa học. Tuy nhiên xuất phát điểm của nó vẫn là hành tinh thuộc Hệ Mặt Trời và sau này đã được tách ra thành một hành tinh lùn mới.
Là hành tinh được phát hiện trên đài quan sát Lowell nên tất cả các nhân viên tại đài quan sát này đều có quyền đặt tên cho hành tinh này.
Họ đã tiến hành một cuộc bỏ phiếu về việc đặt tên vào ngày 24 tháng 3 năm 1930 và kết quả là họ đã sử dụng cái tên định danh là 134340 Pluto hay Pluto theo gợi ý của một cô bé 11 tuổi có tên là Venetia Burney đang học tại Oxford bởi cô bé này cho rằng Sao Diêm Vương là một chòm sao có sự lạnh lẽo và u tối do đó mà nó sẽ phù hợp là nơi ở của những vị thần- nơi cai quản địa ngục Pluto thường xuất hiện trong thần thoại La Mã.
Tại một số quốc gia Sao Diêm Vương được dịch với tên mang ý nghĩa là Chúa tể địa ngục trong Phật giáo và gọi với tên là Minh Vương hoặc Minh Vương tinh tại Nhật Bản và Trung Quốc. Tuy nhiên tên này khi đưa vào Việt Nam, nếu dịch sát theo nghĩa Hán Việt thì Minh Vương lại mang nghĩa là vị vua sáng suốt cho nên để ý nghĩa được thống nhất thì đã đổi tên thành Diêm Vương hay Diêm Vương tinh. Và cùng từ đó mà cái tên về chòm Sao Diêm Vương được ra đời và được sử dụng cho tới tận bây giờ.
Khi nhận định về Sao Diêm Vương, một nhà vật lý thiên văn đã nói rằng chòm sao này ngay từ đầu đã bị xếp hạng sai về vị trí nằm trong 9 hành tinh của Hệ Mặt Trời. Bởi trên thực tế nó không hẳn là một hành tinh đúng nghĩa giống như các hành tinh còn lại.
Một nhà thiên văn học khác cũng đã nói rằng trong suốt hơn 50 năm qua, tất cả đều đã có cái nhìn chưa thực sự thực tế về Sao Diêm Vương nên việc cho rằng chòm sao này chưa phải là một hành tinh theo đúng lý luận là điều mà chúng ta đều phải chấp nhận. Do vậy mà việc đưa Sao Diêm Vương vào danh sách hành tinh lùn cũng khiến IAU có nhiều suy nghĩ và theo thời gian sẽ có những suy xét nhất định về việc thay đổi xếp hạng của Sao Diêm Vương hay không. Và để trả lời chính xác thì cũng cần có sự theo dõi lâu dài và tính toán kỹ lưỡng về vũ trụ bao la rộng lớn ngoài kia. Bởi ngày càng có nhiều sự xuất hiện của các hành tinh xa xôi ngoài Hệ Mặt Trời khiến cho các nhà khoa học, thiên văn học rất khó để kiểm soát. Do đó việc nghiên cứu sẽ cần khá nhiều thời gian và cũng cần dựa trên sự kiểm chứng thực tiễn.
Sao Diêm Vương thực sự là chòm sao khiến cho tất cả mọi người luôn có những tranh cãi và những ý kiến trái chiều khi bình luận về hành tinh này, tuy nhiên vẫn không thể phủ nhận được sự đa dạng về thông tin nguồn gốc cũng như những giá trị to lớn mà Sao Diêm Vương mang lại. Chòm sao này cũng đã đánh dấu một bước phát triển khá lớn về sự nghiên cứu vũ trụ rộng lớn của các nhà khoa học đồng thời cũng được nhận định là sẽ có nhiều thay đổi hơn nữa trong tương lai.
Sao Diêm Vương là gì là nội dung mà vieclam123.vn muốn gửi đến bạn, mong rằng bạn đã tìm ra những điều thú vị về chòm sao này cũng như thế giới vũ trụ rộng lớn ngoài kia.
Trong vũ trụ rộng lớn có biết bao những hành tinh tồn tại với mỗi nhiệm vụ và chức năng khác nhau. Vậy bạn đã bao giờ nghe đến hành tinh lùn hay chưa. Một cái tên nghe lại nhưng cũng vô cùng quen. Hành tinh lùn là gì và hành tinh này có đặc điểm gì nổi bật và tại sao lại có tên gọi là hành tinh lùn. Mọi thông tin sẽ được giải đáp qua bài viết này nhé.
MỤC LỤC
18/07/2023
17/07/2023
14/07/2023
13/07/2023