close
cách
cách cách cách cách cách

R&D là gì? Tầm quan trọng của R&D trong  doanh nghiệp là gì?

image

CHIA SẺ BÀI VIẾT

R&D (Research and Development) là hoạt động nghiên cứu và phát triển trong các doanh nghiệp nhằm giúp doanh nghiệp có những cải biến để đáp ứng tốt nhất yêu cầu của thị trường. Vậy cụ thể hoạt động R&D là gì và tầm quan trọng của nó trong sự phát triển của doanh nghiệp như thế nào? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây của Vieclam123.vn nhé.

1. R&D là gì?

R&D là tên viết tắt của cụm từ Research and Development (nghiên cứu và phát triển). Đây là hoạt động thường xuất hiện trong các doanh nghiệp sản xuất, dịch vụ cần tiến hành công tác nghiên cứu, đánh giá sản phẩm để đưa ra những chiến lược phát triển tốt nhất, đáp ứng tốt nhu cầu của thị trường. 

Hoạt động nghiên cứu và phát triển có thể là việc nghiên cứu những ưu, nhược điểm của sản phẩm sẵn có, từ đó có những cải biến để sản phẩm trở nên tốt hơn, hoàn thiện hơn, hoặc nghiên cứu ra một sản phẩm hoàn toàn mới để cho ra mắt thị trường. R&D là bộ phần cần sử dụng nhiều chất xám để hoạt động sản xuất của doanh nghiệp có thể hoạt động tốt.

Nghiên cứu và phát triển là hoạt động quan trọng trong sự phát triển của mỗi doanh nghiệp. Các công ty, doanh nghiệp luôn nỗ lực trong hoạt động này, hướng tới việc nâng cao chất lượng sản phẩm, cải tiến hoạt động sản xuất để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường, cũng như sự thay đổi nhanh chóng của nền công nghệ.

Hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp cần được cải tiến liên tục thì mới không bị tụt hậu so với đối thủ cạnh tranh. Đặc biệt trong các ngành như dược phẩm, hóa học, công nghệ, quân sự thì R&D đóng vai trò vô cùng quan trọng. 

R&D là gì

Ở những công ty lớn, bộ phận R&D thường được tách thành một bộ phận chuyên biệt, chuyên tâm cho hoạt động nghiên cứu và phát triển tổng thể của doanh nghiệp. Trong những doanh nghiệp nhỏ, nhân viên của từng bộ phận luôn được khuyến khích để đưa ra những ý tưởng mới, khắc phục những hạn chế trong quá trình hoạt động sản xuất và có những sáng tạo để nâng cao hiệu suất lao động.

2. Công việc của nhân viên R&D là gì?

Công việc chung của nhân viên bộ phận R&D sẽ là nghiên cứu, phát triển sản phẩm, cải tiến công nghệ sản xuất để nâng cao hiệu suất và tối thiểu chi phí nhưng vẫn đảm bảo đáp ứng tốt đa nhu cầu khách hàng.

Nhiệm vụ của phòng nghiên cứu và phát triển nhìn chung được thực hiện đều trải qua 4 bước cơ bản bao gồm phân tích tổng hợp, phân tích dữ liệu, nghiên cứu khách hàng, chia sẻ thông tin. Cụ thể:

  • Phân tích tổng hợp: Bộ phận R&D cần có những số liệu tổng quan về thị trường mà doanh nghiệp đang hoạt động, nắm được những thông tin liên quan đến dự án mới, cập nhật từ những nguồn tin đáng tin cậu nhất sau đó chọn lọc những thông tin quan trọng.

  • Phân tích dữ liệu: Sau khi đã có được những dữ liệu được tổng hợp, bộ phận R&D cần phải phân tích dữ liệu để đưa ra đánh giá khách quan nhất, nêu rõ những con số này chỉ ra điều gì để các bên liên quan có thể dễ dàng đọc hiểu số liệu và ý nghĩa của chúng.

  • Nghiên cứu khách hàng: Một trong những hoạt động chủ chốt của bộ phận R&D là nghiên cứu khách hàng. Bởi nắm rõ được hành vi, sở thích, thói quen khách hàng sẽ giúp doanh nghiệp nhắm đúng được tới đối tượng khách hàng mục tiêu. Sản phẩm được sản xuất cũng có những tính năng đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng. Làm tốt các nghiên cứu về khách hàng sẽ giúp doanh nghiệp tiếp cận được khách hàng tốt hơn, có những quy trình chăm sóc khách hàng tốt hơn, xây dựng được mối quan hệ lâu dài với khách hàng, từ đó ổn định và phát triển hoạt động kinh doanh.

  • Chia sẻ thông tin: sau khi đã thực hiện hoạt động thu thập, nghiên cứu thông tin trên thị trường, phân tích số liệu, bộ phận R&D cũng cần phải chia sẻ thông tin đó đến với khách hàng, người tiêu dùng để khách hàng có được cái nhìn, đánh giá tổng quan về ngành.

R&D là gì

3. Phân loại công việc R&D

Dựa trên đặc tính của công việc mà R&D có thể được phân thành 4 loại cơ bản, bao gồm:

  • Product R&D (nghiên cứu và phát triển sản phẩm)

  • Technology R&D (nghiên cứu và phát triển công nghệ)

  • Packaging R&D (nghiên cứu và phát triển bao bì)

  • Process R&D (nghiên cứu và phát triển quy trình)

Cụ thể công việc, nhiệm vụ của từng loại R&D như thế nào, chúng ta hãy cùng theo dõi tiếp bài viết để tìm hiểu chi tiết nhé.

3.1. Product R&D

Hoạt động nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới mục đích là để cải tiến chất lượng của sản phẩm, nâng cao các tính năng để mang đến những trải nghiệm tốt nhất cho người dùng. Lý do để doanh nghiệp luôn luôn phải quan tâm, chú trọng đến việc nghiên cứu, phát triển sản phẩm là bởi một số lý do như:

Thứ nhất, nhu cầu của người tiêu dùng luôn luôn thay đổi, con người luôn hướng tới những điều tốt đẹp hơn. Bởi vậy những trải nghiệm dịch vụ của họ ở lần sau phải luôn luôn tốt hơn những lần trước. Nếu sản phẩm của bạn không thể đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng thì khách hàng sẽ có xu hướng tìm kiếm những sản phẩm mới tốt hơn từ bên đối thủ của bạn.

Thứ hai, mỗi sản phẩm đều có vòng đời sử dụng nhất định. Khi nó đã đến giai đoạn cuối thì doanh nghiệp cần phải cho ra mắt các phiên bản mới, cải tiến hơn. Sự thay đổi của sản phẩm mục đích không chỉ đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng mà còn để thích ứng với sự thay đổi nhanh chóng của thị trường.

Thứ ba, đối thủ cạnh tranh không ngừng có những cải tiến chính là một trong những yếu tố tác động không nhỏ tới hoạt động nghiên cứu phát triển sản phẩm của doanh nghiệp. Nhất là trong lĩnh vực công nghệ, khi mà đối thủ cạnh tranh liên tục cho ra mắt những sản phẩm với tính năng mới, tác động tới thị hiếu và ham muốn trải nghiệm những điều mới mẻ của khách hàng. Doanh nghiệp nhất định phải nghiên cứu để có thể có những cải tiến tốt hơn, với những tính năng mới hơn, độc đáo hơn so với đối thủ.

Cuối cùng, mỗi sản phẩm được tạo ra đều là tâm huyết, sự sáng tạo của nhà sản xuất. Tuy nhiên, không có sản phẩm nào hoàn hảo cả. Bởi vậy, nếu như sản phẩm của bạn không mang đến doanh số cao cho doanh nghiệp thì đã đến lúc doanh nghiệp cần đưa ra giải pháp để cải tiến chúng. 

R&D là gì

Quy trình nghiên cứu và phát triển sản phẩm sẽ phải trải qua nhiều giai đoạn khác nhau. Các bước cơ bản trong quy trình nghiên cứu và phát triển sản phẩm của hầu hết doanh nghiệp được tổng hợp như sau:

Bước 1: Lên ý tưởng: Dựa trên những phân tích, nghiên cứu thị trường, nghiên cứu khách hàng cũng như hiểu rõ những tính năng sản phẩm của doanh nghiệp, bộ phận nghiên cứu và phát triển sản phẩm sẽ có nhiều ý tưởng khác nhau để phát triển sản phẩm. 

Bước 2: Sàng lọc ý tưởng: Sau khi đã cùng nhau thảo luận, lên ý tưởng phát triển, bộ phận R&D cần phải họp lại, bàn bạc, thống nhất để lựa chọn ý tưởng hay nhất, sáng tạo nhât, tiềm năng nhất, có khả năng tạo ra lợi nhuận nhất.

Bước 3: Thử nghiệm ý tưởng: Ý tưởng đã được lựa chọn sẽ được áp dụng với sản phẩm thực tế để đánh giá tính khả thi. Việc thử nghiệm phải được làm hết sức tỉ mỉ, cẩn thận, đánh giá hết những rủi ro và mức độ phù hợp khi được đưa ra thị trường.

Bước 4: Chiến lược Marketing: Sau khi đã xác định ý tưởng sẽ được đưa vào triển khai, bộ phận R&D cần lên kế hoạch Marketing. Phân tích chiến lược Marketing Mix (4P), đưa ra dự toán về ngân sách thực hiện cũng như lựa chọn kênh truyền thông, kênh phân phối sản phẩm.

Bước 5: Kế hoạch tài chính: Bộ phận nghiên cứu và phát triển sản phẩm cần phải có kế hoạch tài chính, khả năng kinh doanh của sản phẩm mới. Dự toán chi phí sản xuất, dự trù doanh số và lợi nhuận có thể thu được từ sản phẩm mới trong một khoảng thời gian nhất định. Kế hoạch tài chính rất quan trọng bởi nó sẽ giúp doanh nghiệp nhìn rõ được việc kinh doanh sản phẩm mới này có thỏa mãn được mục tiêu doanh nghiệp đặt ra hay không.

Bước 6: Phát triển và thử nghiệm sản phẩm: Sản phẩm sau khi đã được cải tiến, cần được đưa ra một thị trường nhỏ để đánh giá tính khả thi. Sản phẩm sẽ được đến tay một lượng khách hàng nhỏ để thử trải nghiệm sản phẩm. Doanh nghiệp cần thu hồi những đánh giá này để một lần nữa cải tiến lại sản phẩm. 

Bước 7: Thương mại hóa: Sau khi đã thực hiện những bước trên, doanh nghiệp sẽ quyết định xem có nên ra mắt sản phẩm mới hay không. Khi tung ra thị trường, doanh nghiệp cần phải cân nhắc những yếu tố khác như thời gian, địa điểm. Đây là yếu tố quan trọng quyết định mức độ đón nhận của người tiêu dùng với sản phẩm của bạn.

3.2. Technology R&D

Technology R&D là hoạt động nghiên cứu và phát triển những công nghệ mới nhất, tiên tiến nhất để thay thế những công nghệ cũ kỹ, lỗi thời, lạc hậu, không mang lại hiệu quả cao trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

3.3. Packaging R&D

Bao bì đóng vai trò quan trọng trong việc tiêu thụ sản phẩm. Đặc biệt trong một số ngành như thời trang, thực phẩm, khách hàng không chỉ quan tâm đến chất lượng sản phẩm mà còn quan tâm đến tính thời thượng và đẳng cấp thương hiệu thì bao bì càng đóng vai trò quan trọng. 

Bao bì sản phẩm cần phải sáng tạo, độc đáo để thu hút khách hàng cũng như đảm bảo được tính đặc trưng của thương hiệu. Đặc biệt việc nghiên cứu kỹ lưỡng về nguyên liệu, kiểu dáng, mẫu mã của bao bì cũng ảnh hưởng không nhỏ tới doanh thu của doanh nghiệp. Giảm được chi phí bao bì mà chất lượng vẫn được đảm bảo sẽ dẫn đến hiệu quả doanh thu vô cùng lớn.

3.4. Process R&D

Hoạt động nghiên cứu quá trình này đề cập đến việc nghiên cứu hoạt động sản xuất của doanh nghiệp, quy trình vận hành máy móc, quy trình sản xuất sản phẩm hay quy trình phục vụ khách hàng đối với ngành dịch vụ. Khi tìm thấy bất kỳ sai sót hay khuyết điểm nào trong quá trình vận hành, bộ phận R&D có thể đưa ra những giải pháp khắc phục từ đó hoàn thiện hệ thống vận hành trong doanh nghiệp.

Quản lý quy trình tốt sẽ ảnh hưởng đến hiệu suất kinh doanh, quyết định đến thành bại của một doanh nghiệp. Bởi vậy hoạt động nghiên cứu và phát triển quy trình luôn được đánh giá cao và được quan tâm bởi nhiều doanh nghiệp.

4. Kỹ năng cần có để làm công việc R&D là gì?

R&D là gì

Để có thể làm việc trong bộ phận R&D, bên cạnh những hiểu biết chuyên môn, bạn cũng cần phải có những kỹ năng nhất định như kỹ năng giao tiếp, khả năng chịu áp lực cao trong công việc. Cùng tìm hiểu xem những kĩ năng này đóng vai trò quan trọng như thế nào để bạn có thể hoàn thành tốt công việc R&D và phát triển trong lĩnh vực này.

4.1. Kỹ năng chuyên môn

Đây là những yêu cầu cơ bản khi bạn muốn ứng tuyển vị trí công việc R&D. Trước tiên, bạn cần phải là người biết cách thu thập, phân tích và xử lý số liệu, có những hiểu biết sâu sắc về sản phẩm.

4.2. Khả năng sáng tạo

Người làm việc trong lĩnh vực R&D cần phải là người có tư duy, đầu óc sáng tạo bởi họ là người phải liên tục nghĩ ra những cải tiến cho sản phẩm, công nghệ cho doanh nghiệp. Không những cần phải tìm ra hướng đi đúng cho doanh nghiệp mà hướng đi đó còn cần phải sáng tạo, khác biệt hoàn toàn so với đối thủ. Công việc R&D cần phải đầu tư rất nhiều chất xám, bởi vậy nếu không phải người thông minh, nhanh nhạy, giàu ý tưởng thì bạn khó có thể phát triển được trong lĩnh vực này.

4.3. Khả năng làm việc nhóm

Làm công việc R&D không phải là công việc dành cho những người thích làm việc độc lập. Trong quá trình lên ý tưởng, nghiên cứu, phát triển sản phẩm, mọi người trong nhóm phải làm việc cùng nhau, hỗ trợ nhau để có được ý tưởng, chiến lược tốt nhất cho sự phát triển của doanh nghiệp. Mỗi người cần phải biết lắng nghe, đánh giá khách quan và đôi khi phải hạ “cái tôi” cá nhân dù cho người làm những công việc sáng tạo thường có cái tôi rất cao.

4.4. Khả năng chịu áp lực cao

Công việc R&D đòi hỏi người làm việc trong lĩnh vực này phải chịu được áp lực cao trong công việc. Bởi một nhân viên R&D không những cần đưa ra được những ý tưởng, chiến lược sáng tạo mà còn cần phải đưa ra trong một khoảng thời gian nhất định. Giới hạn về thời gian chính là yếu tố khiến người làm việc trong ngành phải làm việc thực sự tập trung và hiệu quả. 

Như vậy, trên đây là những thông tin bạn cần nắm được để trả lời cho câu hỏi R&D là gì. Hy vọng bài viết trên đây của Vieclam123.vn đã mang đến cho bạn những thông tin hữu ích. Nếu như bạn có mong muốn được làm việc trong lĩnh vực này thì có thể tìm hiểu ngay từ bây giờ để học hỏi thêm kiến thức và trau dồi kỹ năng, sẵn sàng ứng tuyển cho những vị trí công việc trong ngành.

>> Tham khảo thêm ngay:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
đối phó nỗi sợ hãi trong quá trình phỏng vấn
Tìm hiểu lý do và cách đối phó nỗi sợ hãi trong quá trình phỏng vấn
Chúng ta cần phải làm gì để đối phó nỗi sợ hãi trong quá trình phỏng vấn? Nỗi sợ hãi sẽ gây ra những điều gì và nguyên nhân của nỗi sợ hãi đó là gì? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết với vieclam123.vn qua bài viết dưới đây.

Kế toán bán hàng xin việc
Cách thức chuẩn bị giúp ứng viên Kế toán bán hàng xin việc hiệu quả
Nhu cầu của công việc Kế toán bán hàng hiện nay như thế nào? Kế toán bán hàng xin việc cần những tố chất gì? Khi xin việc, Kế toán bán hàng cần chuẩn bị những gì? Hãy cùng bài viết sau đây của vieclam123.vn khám phá.

câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh vé máy bay
Khám phá trọn bộ câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh vé máy bay
Làm cách nào để chuẩn bị các câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh vé máy bay để trả lời một cách hiệu quả? Đặt câu hỏi thông minh trong buổi phỏng vấn đối với vị trí Nhân viên Kinh doanh vé máy bay như thế nào? Hãy cùng vieclam123.vn tìm hiểu.

câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh tour
Trọn bộ câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh tour và cách trả lời
Tìm hiểu về những câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh tour thường gặp nhất và cách trả lời những câu hỏi này theo hướng đi có thể gây ấn tượng với Nhà tuyển dụng thông qua bài viết dưới đây của vieclam123.vn.