Sự quấy rối là những hành vi xúc phạm, coi thường từ cấp trên, đồng nghiệp, đối tác làm ăn hoặc khách hàng với người bị hại. Những hành vi đáng xấu hổ như vậy có thể trái pháp luật, tùy thuộc vào hoàn cảnh sự việc. Hãy tìm hiểu về những hành vi được xem là sự quấy rối, nhà tuyển dụng có trách nhiệm gì trong trường hợp này và các biện pháp giải quyết vấn đề cho người bị hại thông qua bài viết sau đây của Vieclam123.vn.
Sự quấy rối là những hành vi xúc phạm, coi thường, làm mất thể diện hay đe dọa người bị hại, hoặc những hành vi xấu nhằm chỉ trích, phân biệt một người nào đó dựa trên các yếu tố sau:
Tuổi tác
Màu da
Tôn giáo
Nguồn gốc
Giới tính
Việc mang thai
Khuyết tật
Vấn đề về dy truyền…
Sự quấy rối bao gồm một loạt các hành động vật lý hoặc lời nói như:
Trò đùa mang tính tấn công, bạo lực
Những yêu cầu quá đáng
Đặt tên riêng để nhạo báng
Các bức ảnh chế nhạo, bao gồm cả ảnh khiêu dâm
Bắt nạt
Đe dọa
Chì chiết, cô lập
Đánh đập
Sự quấy rối cũng bao gồm việc ngăn cản khả năng hoàn thành công việc của ai đó hoặc những hành động trả đũa nạn nhân vì kiện tụng hay vì người đó tham gia vào bất kì việc gì liên quan đến người quấy rối.
Quấy rối tại nơi làm việc có thể xảy ra trong nhiều trường hợp. Trong một số tình huống nhất định, kẻ quấy rối có thể là đồng nghiệp hay người giám sát của nạn nhân; hoặc họ có thể không làm việc trực tiếp với nạn nhân, ví dụ như khách hàng hay nhà cung cấp.
Sự quấy rối không chỉ ảnh hưởng đến nạn nhân mà một môi trường làm việc tiêu cực sẽ gia tăng số trường hợp là nạn nhân và ảnh hưởng xấu đến văn hóa công ty.
Xây dựng một môi trường làm việc văn minh, đề cao sự tôn trọng, công bằng, trung thực và liêm chính.
Các công ty nên xây dựng chính sách rõ ràng để xác định những hành động, hành vi, giao tiếp không phù hợp. Các nhân viên cũng cần được đào tạo về vấn đề này và cách giới hạn những kỳ vọng. Hơn nữa, chính sách xử lý sự quấy rối phải được thực hiện một cách nhất quán, các khiếu nại phải được xử lý thật nghiêm túc.
Chính sách này sẽ cung cấp cho nhân viên thông tin về những điều họ cần làm khi họ tin rằng mình đang bị quấy rối. Các công ty phải có khả năng tổ chức những cuộc điều tra, giải trình và xử lý để quyết định xem đó có thật sự là quấy rối hay không. Chuẩn bị trước các hình phạt và sự xử lý công bằng, phù hợp cho cả nạn nhân lẫn kẻ quấy rối.
Nếu bạn đang bị quấy rối tại nơi làm việc, hãy bắt đầu bằng cách yêu cầu họ dừng lại (nếu bạn cảm thấy thoải mái khi làm như vậy).
Nếu họ vẫn tiếp tục hành vi của mình, hãy tham khảo chính sách chống quấy rối của công ty (nếu có) và làm theo các bước được nêu trong đó.
Nếu công ty bạn không có chính sách như vậy, hãy nói chuyện với người giám sát và yêu cầu họ giúp đỡ. Bạn có thể sợ bị trả thù nhưng luật pháp sẽ luôn đứng về phía bạn; kẻ quấy rối sẽ nhận được sự trừng phạt thích đáng.
Quấy rối là hành vi sai trái, không được hoan nghênh và đôi khi bất hợp pháp, nhằm hạ thấp, lăng mạ và xúc phạm nhân viên. Nạn nhân của hành vi quấy rối có thể là bất kỳ ai bị ảnh hưởng bởi những hành vi xúc phạm. Hãy tìm kiếm sự giúp đỡ nếu bạn không thể tự mình giải quyết nó. Hãy mạnh mẽ và tự tin nói lên vấn đề của bạn.
>> Xem thêm tin:
Chia sẻ