close
cách
cách cách cách cách cách

Quảng cáo là gì? Bản chất và các hình thức quảng cáo hiệu quả

image

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Quảng cáo là một thuật ngữ quen thuộc nhưng không phải ai cũng có cái nhìn cặn kẽ về loại hình này. Hãy cùng bài viết dưới đây của Vieclam123.vn tìm hiểu quảng cáo là gì? Bản chất của quảng cáo và các hình thức cũng như phương tiện quảng cáo hiệu quả.

1. Quảng cáo là gì?

Quảng cáo là hình thức tuyên truyền, quảng bá hình ảnh, thương hiệu, sản phẩm, mục đích để được biết đến nhiều hơn bởi những đối tượng khách hàng tiềm năng. Việc quảng cáo mang lại hiệu quả lớn cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Chiến dịch quảng cáo tốt sẽ tạo ra được hiệu ứng tốt, chiếm được lòng tin và sự yêu thích của khách hàng, từ đó tiêu thu sản phẩm tốt hơn, có được doanh thu cao hơn. 

Mục đích lớn nhất của quảng cáo chính là đem lại những tác động tới nhận thức và hành vi người tiêu dùng, hướng đến quyết định mua hàng của họ để sử dụng sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp.

Xem thêm: Mẫu CV ngành marketing được nhiều bạn trẻ ưa dùng nhất hiện nay.

Quảng cáo là gì

2. Các loại hình quảng cáo phổ biến

Một số loại hình quảng cáo phổ biến có thể kể đến như quảng cáo thương hiệu, quảng cáo địa phương, quảng cáo chính trị, quảng cáo hướng dẫn, quảng cáo thị trường doanh nghiệp hay quảng cáo hình ảnh công ty, quảng cáo dịch vụ công ích hay quảng cáo tương tác. Cụ thể:

  • Quảng cáo thương hiệu (brand advertising): Mục đích của loại hình quảng cáo này là nhằm xây dựng một hình ảnh hay sự nhận biết về một thương hiệu về lâu dài. Nội dung quảng cáo này thường rất đơn giản vì chỉ nhấn mạnh vào thương hiệu là chính, và để khách hàng có thể nhận biết được thương hiệu nếu như có bắt gặp trên thị trường.

  • Quảng cáo địa phương (local advertising): Quảng cáo địa phương mục đích chủ yếu là để thông báo đến khách hàng biết đến sự có mặt của sản phẩm tại một điểm bán hàng nào đó nhằm lôi kéo khách hàng đến cửa hàng. (quảng cáo khai trương cửa hàng, quảng cáo trong các siêu thị).

  • Quảng cáo chính trị (political advertising): Trước cuộc bầu cử, chính trị gia thường làm quảng cáo để thuyết phục cử tri bỏ phiếu cho mình hoặc ủng hộ chính kiến, ý tưởng của minh (ví dụ như các chiến dịch vận động tranh cử tổng thống Mỹ)

  • Quảng cáo hướng dẫn (directory advertising): Đây là hình thức quảng cáo với mục đích chính là hướng dẫn khách hàng làm thế nào để mua một sản phẩm hoặc dịch vụ. 

  • Quảng cáo phản hồi trực tiếp (direct-response advertising): Hình thức quảng cáo này nhằm để bán hàng một cách trực tiếp. Nếu khách hàng muốn mua sản phẩm chỉ việc gọi điện thoại hoặc email có sẵn trong quảng cáo, sản phẩm sẽ được giao đến tận địa chỉ người nhận.

  • Quảng cáo thị trường doanh nghiệp (Business-to-business advertising): Loại hình quảng cáo này nhắm vào đối tượng khách hàng là doanh nghiệp, công ty cần mua sản phẩm nguyên liệu phục vụ cho sản xuất chứ không phải là người tiêu dùng. 

  • Quảng cáo hình ảnh công ty (institution advertising): Loại hình quảng cáo này nhằm xây dựng sự nhận biết về một tổ chức, hay để nâng cao cảm tình, sự ủng hộ của công chúng đối với một công ty, tổ chức. 

Quảng cáo là gì

  • Quảng cáo dịch vụ công ích (public service advertising): Thường là quảng cáo được thực hiện để hỗ trợ cho các chương trình, chiến dịch của chính phủ (như sinh đẻ kế hoạch, an toàn giao thông …)

  • Quảng cáo tương tác (interact advertising): Đây chủ yếu là các hoạt động quảng cáo bằng internet nhắm đến cá nhân người tiêu dùng, người tiêu dùng sẽ trả lời bằng cách click vào quảng cáo hoặc chỉ lờ đi.

3. Các phương tiện quảng cáo truyền thông

Phương tiện quảng cáo truyền thông là những phương thức cụ thể được lựa chọn để truyền tải thông điệp đến với công chúng, khách hàng. Nếu lựa chọn được phương tiện quảng cáo phù hợp, doanh nghiệp có thể nhận được những phản hồi tốt từ khách hàng, thúc đẩy được doanh số và tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường.

Quảng cáo có thể được thực hiện qua nhiều phương tiện truyền thông khác nhau, có thể kể đến như: 

 Truyền hình

Quảng cáo trên truyền hình mang lại hiệu quả cao vì nó có thể tận dụng lợi thế của hình ảnh, âm thanh sinh động để tạo ấn tượng mạnh với khán giả. Thêm vào đó, tỷ lệ người dân Việt Nam xem truyền hình lên tới 90%, vì vậy quảng cáo trên truyền hình có thể tiếp cận được đông đảo khách hàng. 

Tuy nhiên, quảng cáo trên truyền hình tốn chi phí rất cao, và nếu tần suất quảng cáo quá dày đặc thì cũng có thể đem lại sự khó chịu cho người quen. Vì vậy, khi sáng tạo quảng cáo doanh nghiệp cần sáng tạo nội dung độc đáo, chất lượng để không gây cảm giác nhàm chán.

Báo chí

Quảng cáo thương hiệu trên báo chí có thể tiếp cận được công chúng do đây là phương tiện quảng cáo truyền thông đã xuất hiện lâu đời. Thêm vào đó, chi phí quảng cáo trên báo chí cũng tiết kiệm hơn rất nhiều so với các hình thức quảng cáo khác. 

Tuy vậy, nhưng thói quen đọc báo của người dân cũng dần được thay thế bằng thói quen đọc báo điện tử, lướt Internet, vì vậy số lượng người đọc báo với quá nhiều thông tin, nhiều chữ dần giảm đi, và người đọc cũng cảm thấy không quá quan tâm đến những quảng cáo trên báo.

Quảng cáo là gì

Internet 

Quảng cáo trên Internet có khả năng tiếp cận được đồng đảo đối tượng người dùng và có thể mang lại hiệu quả cao do lượng truy cập Internet ngày càng tăng chứ không hề giảm. Tuy nhiên, quảng cáo quá nhiều trên Internet đôi khi mang lại cảm giác khó chịu cho người dùng.

Mạng xã hội (Social Media)

Hình thức quảng cáo qua mạng xã hội phổ biến ở Việt Nam như quảng cáo trên Facebook hay trên Instagram. Doanh nghiệp có thể lựa chọn hình thức quảng cáo như quảng cáo qua hình ảnh, qua video, quảng cáo băng truyền hay quảng cáo hướng tới website của doanh nghiệp. Quảng cáo trên mạng xã hội dễ tiếp cận được với đối tượng khách hàng mục tiêu, độ lan tỏa nhanh chóng nên đang là lựa chọn hàng đầu của nhiều doanh nghiệp.

Ngoài những phương tiện quảng cáo truyền thông phổ biến trên đây, cũng có những hình thức quảng cáo khác ít phổ biến hơn như:

  • Phát thanh

  • Quảng cáo trực tuyến

  • Quảng cáo qua bưu điện

  • Quảng cáo trên các phương tiện vận chuyển

  • Quảng cáo qua ấn phẩm danh bạ doanh nghiệp

  • Quảng cáo trên tờ rơi, áp phích, pano hay băng-rôn

  • Quảng cáo trên bao bì sản phẩm

  • Quảng cáo qua gửi thư trực tiếp

  • Quảng cáo truyền miệng

  • Quảng cáo từ đèn LED

4. Phân biệt tiếp thị và quảng cáo

Tiếp thị và quảng cáo là hai khái niệm dễ gây nhầm lẫn mặc dù đây là hai hình thức hoàn toàn khác nhau. 

Tiếp thị: là hình thức phát hiện ra nhu cầu của khách hàng và đáp ứng nhu cầu đó dựa trên những sản phẩm sẵn có. Tiếp thị bao gồm nhiều bước như nghiên cứu, phân tích, lên kế hoạch chiến lược, phân bổ ngân sách, thống kê để có thể mang đến lợi ích cho tổ chức.

Quảng cáo: Quảng cáo là một trong những hoạt động của Marketing nhằm tác động tới nhận thức, thói quen và hành vi khách hàng, mục đích biến họ trở thành người mua hàng. Quảng cáo chỉ là một phần nhỏ trong tiếp thị.

5. Các bước xây dựng chiến dịch quảng cáo

Để có thể xây dựng được chiến lược quảng cáo thành công, các doanh nghiệp cần phải thực hiện theo những bước cơ bản sau:

Quảng cáo là gì

Bước 1: Xác định mục tiêu của chiến dịch quảng cáo

Trước tiên, việc xác định mục tiêu của chiến dịch quảng cáo là vô cùng quan trọng. Doanh nghiệp cần phải biết chính xác làm quảng cáo này nhắm đến mục đích gì. Một mục tiêu khi được đặt ra cần phải được tuân theo nguyên tắc SMART, tức là có tính cụ thể (S-specific), có thể đo lường được (M-measurable), có khả năng thực hiện được (A-Achievable), có tính thực tế (R-realistic) và có thời hạn cụ thể (T-timetable).

Một số mục tiêu mà doanh nghiệp có thể hướng đến như:

  • Tiếp cận những đối tượng khách hàng mới

  • Củng cố nhận thức của khách hàng về nhận diện thương hiệu của doanh nghiệp

  • Giới thiệu sản phẩm mới tới công chúng

  • Tạo ra một sự thúc đẩy theo mùa, đưa ra những chương trình giảm giá.

Sau khi đã xác định được mục tiêu quảng cáo cụ thể, doanh nghiệp cũng cần xác định được đối tượng khách hàng mục tiêu. Xác định khách hàng mục tiêu không chỉ là xác định được đó là đối tượng nào mà còn phải có bảng phân tích cụ thể “Persona” của đối tượng đó để có thể xây dựng chiến lược quảng cáo hiệu quả.

Phân tích “Persona” của khách hàng bao gồm việc tìm hiểu những thông tin cơ bản như: giới tính, công việc, sở thích, thói quen, rào cản gặp phải, thu nhập bình quân,...Thêm vào đó, doanh nghiệp cũng cần xác định được đối tượng khách hàng của họ thường tiếp nhận thông tin qua phương tiện truyền thông nào, từ đó lựa chọn kênh quảng cáo phù hợp.

Sau khi xác định được mục tiêu quảng cáo và nhắm được vào đối tượng khách hàng cụ thể thì doanh nghiệp cần xác định cụ thể kênh quảng cáo hay còn gọi là phương tiện quảng cáo truyền thông. Một số phương tiện truyền thông phổ biến như đã đề cập trên đây có thể kể đến như quảng cáo trên truyền hình, qua báo chí, Internet, mạng xã hội,....

Sau khi đã xác định được tất cả những yếu tố trên thì tiếp theo, doanh nghiệp cần phải xác định được thời điểm để thực hiện chiến dịch. Thời điểm đó cần phải phù hợp với những yếu tố ngoại cảnh thì mới có thể đạt được hiệu quả cao. Ví dụ như bạn muốn ra mắt sản phẩm đồ uống, loại nước giải khát mới, thì bạn nên chọn thời điểm bắt đầu vào hè thay vì quảng cáo vào mùa đông bởi khi đó nhu cầu sử dụng nước ngọt giải khát của người tiêu dùng không cao.

Bước 2: Xây dựng ngân sách của chiến dịch quảng cáo

Khi đã xác định được mục tiêu của chiến dịch quảng cáo, doanh nghiệp cần phải ước tính chi phí cần phải chi ra cho quảng cáo. Tất nhiên, doanh nghiệp nào cùng muốn tiết kiệm tối đa chi phí dành cho quảng cáo, tuy vậy, để chiến dịch có thể thực sự thành công và đạt được kết quả như mong đợi thì doanh nghiệp cần phải sử dụng ngân sách ở mức nhất định. 

Khi xây dựng ngân sách cho chiến dịch quảng cáo, doanh nghiệp dựa vào những yếu tố sau:

  • Lịch sử quảng cáo: Bạn cần biết được ngân sách bạn đã sử dụng cho những chiến dịch quảng cáo trước và với số ngân sách đó có đem lại cho bạn hiệu quả như mong đợi. Từ đó, điều chỉnh ngân sách sao cho phù hợp với tình hình hiện tại.

  • Giá trị tạo ra: Cần phải cân đối giữa chi phí quảng cáo và doanh thu bạn có thể đạt được. Tính toán giá trị mà bạn có thể nhận được từ việc tiếp cận với số lượng khách hàng mới.

  • Thang đo: Bạn cần cân nhắc chi phí dành cho quảng cáo của doanh nghiệp  so với đối thủ cạnh tranh có cùng quy mô. Hãy xem xét cách họ chi tiêu vào quảng cáo, đánh giá những ưu nhược điểm từ đó điều chỉnh để đưa ra chiến lược ngân sách phù hợp nhất với doanh nghiệp của bạn.

Đối với một số hình thức quảng cáo như quảng cáo Facebook, doanh nghiệp sẽ xác định xem nên trả phí theo hình thức nào, CPC hay CPM. CPC (Cost per click) tức là doanh nghiệp sẽ trả phí cho lượt người ấn vào trong quảng cáo. CPM (Cost per impression) tức là doanh nghiệp sẽ trả phí cho lượt hiển thị quảng cáo trên Facebook trong một thời gian nhất định, ví dụ một tuần, 1 tháng hay 1 quý.

Bước 3: Xây dựng chiến lược quảng cáo

Bước xây dựng chiến lược quảng cáo chính là việc doanh nghiệp sáng tạo nội dung quảng cáo. Nội dung đó cần phải được đầu tư cả về hình ảnh, âm thanh cũng như thông điệp muốn gửi gắm. Sự khác biệt độc đáo và tạo điểm nhấn với khách hàng của từng doanh nghiệp sẽ phụ thuộc chủ yếu vào phần nội dung này. Bởi vậy, doanh nghiệp luôn cần những đội ngũ nhân viên là những người vô cùng sáng tạo để có thể xây dựng được chiến lược quảng cáo chất lượng.

Bước 4: Kiểm tra và đánh giá kết quả chiến dịch

Dựa trên những mục tiêu đã được đặt ra ban đầu và kết quả đạt được sau chiến dịch mà doanh nghiệp có thể đánh giá được chiến dịch có thành công như mong đợi hay không. Việc đánh giá kết quả sau mỗi chiến dịch giúp doanh nghiệp có thể tổng kết lại, rút ra những kinh nghiệm quý báu để thực hiện những chiến dịch quảng cáo khác trong tương lai thành công hơn.

Quảng cáo là gì có lẽ là một khái niệm tương đối dễ hiểu với bạn đọc. Hy vọng qua bài viết trên đây của Vieclam123.vn, bạn đã có thể có cái nhìn tổng quát hơn về quảng cáo, các loại hình quảng cáo cũng như phương tiện quảng cáo truyền thông phổ biến.

>> Tham khảo thêm:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
đối phó nỗi sợ hãi trong quá trình phỏng vấn
Tìm hiểu lý do và cách đối phó nỗi sợ hãi trong quá trình phỏng vấn
Chúng ta cần phải làm gì để đối phó nỗi sợ hãi trong quá trình phỏng vấn? Nỗi sợ hãi sẽ gây ra những điều gì và nguyên nhân của nỗi sợ hãi đó là gì? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết với vieclam123.vn qua bài viết dưới đây.

Kế toán bán hàng xin việc
Cách thức chuẩn bị giúp ứng viên Kế toán bán hàng xin việc hiệu quả
Nhu cầu của công việc Kế toán bán hàng hiện nay như thế nào? Kế toán bán hàng xin việc cần những tố chất gì? Khi xin việc, Kế toán bán hàng cần chuẩn bị những gì? Hãy cùng bài viết sau đây của vieclam123.vn khám phá.

câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh vé máy bay
Khám phá trọn bộ câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh vé máy bay
Làm cách nào để chuẩn bị các câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh vé máy bay để trả lời một cách hiệu quả? Đặt câu hỏi thông minh trong buổi phỏng vấn đối với vị trí Nhân viên Kinh doanh vé máy bay như thế nào? Hãy cùng vieclam123.vn tìm hiểu.

câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh tour
Trọn bộ câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh tour và cách trả lời
Tìm hiểu về những câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh tour thường gặp nhất và cách trả lời những câu hỏi này theo hướng đi có thể gây ấn tượng với Nhà tuyển dụng thông qua bài viết dưới đây của vieclam123.vn.