close
cách
cách cách cách cách cách

Copywriter là gì? Vai trò Copywriter trong lĩnh vực quảng cáo là gì?

image

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Copywriter là người chịu trách nhiệm sản xuất nội dung cho các chiến dịch quảng cáo trong marketing, phục vụ cho quá trình quảng bá hình ảnh của thương hiệu, sản phẩm, doanh nghiệp. Hãy cùng Vieclam123.Vn tìm hiểu chi tiết về vị trí công việc Copywriter nhé.

1. Copywriter là gì? Công việc cụ thể

Copywriter là người chịu trách nhiệm cho việc sản xuất nội dung sáng tạo cho các chiến dịch Marketing, quảng cáo, giúp cho thương hiệu của doanh nghiệp được biết đến bởi nhiều đối tượng khách hàng. Sử dụng ngôn ngữ làm vũ khí, Copywriter sẽ làm tăng sự nhận biết và lòng trung thành của khách hàng với sản phẩm.

Copywriter có thể viết nhiều nội dung, cụ thể như:

-Viết bài cho Blog: Thường dao động số từ trong khoảng từ 200 chữ đến 1500 chư

-Viết bài nghiên cứu chuyên sâu: Bài viết có số chữ dao động trong khoảng 1.500 đến 2.500 từ, cung cấp những hiểu biết chuyên sâu về một vấn đề nhất định. 

-Email: viết nội dung Email ngắn gọn, hấp dẫn, cung cấp được thông tin, gây được sự chú ý và thúc đẩy hành động của khách hàng

-Bài viết Social Media: Những dòng chữ ngắn gọn trên các phương tiện truyền thông để thu hút sự chú ý.

-Case study: Dẫn chứng cụ thể về cách một công ty hỗ trợ khách hàng của họ để người xem có thể nhìn thấy câu chuyện của mình ở bên trong đó.

Copywriter đang là một ngành hot hiện nay với lượng yêu cầu về nội dung ngày càng lớn. Các công ty, doanh nghiệp thường thuê Copywriter để thuận tiện trong công việc quảng bá hình ảnh của công ty. Có rất nhiều công việc cần đến Copywriter như viết nội dung quảng cáo trên TV, quảng cáo Facebook, quảng cáo B2C, quảng cáo B2B, quản lý Facebook Page, Instagram, ấn phẩm báo chí,...

Các công việc của một Copywriter có thể được liệt kê dưới đây:

  • Viết tiêu đề, phụ đề, nội dung cho những bài quảng cáo in

  • Viết kịch bản TVC 

  • Viết kịch bản radio

  • Viết nội dung cho website, Facebook,

  • Đặt tên cho sản phẩm mới, cho Event, chương trình Gameshow

  • Viết Slogan, tagline

  • Viết lời bài hát, lời đồng dao, vè

  • Dịch tài liệu Anh-Việt, Việt-Anh

  • Kiểm tra lỗi chính tả, lỗi đạo văn trước khi xuất bản

Nếu bạn yêu thích viết lách, mong muốn trở thành copywriter chuyên nghiệp thì hãy vào Vieclam123 tạo CV copywriter để đi ứng tuyển ngay nhé. 

Copywriter là gì

2. Phân loại Copywriter

Copywriter có thể được phân loại dựa trên những khía cạnh khác nhau như dựa trên nội dung sáng tạo, hoặc dựa trên môi trường, địa điểm làm việc. Cụ thể:

2.1. Phân chia dựa trên nội dung viết 

Dựa theo nội dung mà Copywriter hướng tới, chúng ta có thể chia Copywriter thành 7 loại chính, bao gồm Sale Letter Copywriter, Creative/ Advertising Copywriter, Digital Copywriter, Technical Copywriter, SEO Copywriter, In House Copywriter, Publisher/Content Copywriter. Cụ thể công việc của từng loại Copywriter như sau:

  • Sale Copywriter: là những người viết thư chào hàng cho sản phẩm, đảm bảo chất lượng nội dung cao, thường viết tốt các Sale letter, Sale page, thông cáo báo chí.

  • Creative/ Advertising Copywriter: Creative Copywriter viết nội dung không cần quá dài dòng, đôi khi chỉ cần vài từ thú vị để thu hút khách hàng. Creative Copywriter thường viết tốt cho Slogan, tagline, Storyboard, Concept.

  • Digital Copywriter: Digital Copywriter sẽ viết những nội dung hợp lý trên các phương tiện kỹ thuật số để tăng lượng view, của những chiến dịch Marketing online. Digital Copywriter thường viết bài dạng Social Post, Copy điều hướng trên Web, Micro Copy.

  • Technical Copywriter: Là người chuyên viết bài về những kiến thức chuyên sâu trong lĩnh vực công nghệ, kỹ thuật, chủ yếu là viết các bài PR sản phẩm, review sản phẩm.

  • SEO Copywriter: tập trung viết những bài viết với kỹ thuật SEO để đẩy bài lên top như chú ý về tần suất xuất hiện các từ khóa, vị trí các từ khóa trong bài, chủ yếu là vết các bài content cho Website.

  • Inhouse Copywriter: (Brand Copywriter): là những câu chữ được xem là “đại diện” cho thương hiệu, là người viết những gì mà doanh nghiệp yêu cầu, từ viết những bài PR đến thông cáo báo chí.

  • Publisher/Content Copywriter: là những người viết bài cho các trang quảng cáo riêng, họ có một số lượng nhất định những độc giả trung thành theo dõi bài viết của họ. Người viết bài sẽ biết cách điều chỉnh nội dung content để phù hợp với độc giả của mình nhất.

2.2. Phân chia theo địa điểm làm việc

Khi phân chia theo địa điểm, công ty, tổ chức mà Copywriter làm việc cho, chúng ta có thể phân chia Copywriter thành 3 loại chính là Agency Copywriter, Corporate Copywriter, Freelance Copywriter. Cụ thể công việc của Copywriter trong những tổ chức này là gì, chúng ta hãy cùng tìm hiểu nhé.

  • Agency Copywriter: Agency Copywriter là những Copywriter làm việc trong các công ty quảng cáo, với trách nhiệm sáng tạo nội dung, hình ảnh cho các chiến dịch quảng cáo của các Agency thực hiện cho các khách hàng của họ là những công ty, doanh nghiệp muốn quảng bá thương hiệu, sản phẩm của mình.

  • Corporate Copywriter: Là những người chuyên viết nội dung quảng cáo cho một vài thương hiệu thuộc công ty duy nhất. 

  • Freelance Copywriter: Là những người làm việc tự do và họ có thể nhận bất kỳ dự án nào cần viết nội dung, content, quảng cáo. Bạn sẽ chủ động trong việc tìm kiếm khách hàng mình mong muốn.

Copywriter là gì

3. Kỹ năng cần thiết để trở thành Copywriter

Một Copywriter sẽ phải có những kỹ năng sau để hoàn thành công việc một cách xuất sắc.

3.1. Kỹ năng phân tích, tìm hiểu thông tin

Một Copywriter chuyên nghiệp sẽ không ngừng học hỏi, tìm kiếm thêm thông tin ở các lĩnh vực khác nhau, cho đến khi họ hiểu hết về các mặt hàng, sản phẩm, dịch vụ mà họ cần quảng bá đến người xem. Họ cần phải tham khảo nhiều nguồn tài liệu, phân tích để chắt lọc những thông tin hữu ích nhất để có những bài viết chất lượng.

Họ còn cần phải phân tích đối thủ, chú trọng vào những ưu điểm của sản phẩm mà mình đang quảng bá mà đối thủ không có để có thể gây ấn tượng với khách hàng.

3.2. Kỹ năng viết bài

Copywriter cần phải là người có kỹ năng viết bài tốt, biết cách điều chỉnh ngôn ngữ của mình sao cho phù hợp để có thể truyền đạt thông tin một cách tốt nhất. Một bài viết không những cần có đủ thông tin mà còn cần rõ ràng, mạch lạc, có tính sáng tạo.

Người viết bài tốt cần nắm chắc lý thuyết cơ bản về thành phần câu, dấu câu, từ vựng, và các kỹ thuật ngôn ngữ khác để có thể nhanh chóng viết bài với nội dung phong phú, không bị dập khuôn, máy móc. Ngôn ngữ chính là công cụ của Copywriter để chinh phục khách hàng, bởi vậy kỹ năng viết bài của Copywriter phải thật sự thuyết phục thì mới tạo ấn tượng với khách hàng. Với những kỹ năng viết lách, bạn chắc chắn sẽ làm tốt vai trò quảng cáo, tiếp thị sản phẩm của mình.

Kỹ năng viết bài của Copywriter còn thể hiện ở việc họ hiểu biết về nghệ thuật bán hàng và tiếp thị sản phẩm. Người viết bài cần đứng về phía khách hàng để nhìn nhận và thấu hiểu, hiểu rõ nhu cầu và sở thích của đối tượng khách hàng tiềm năng.

3.3. Óc sáng tạo

Người có óc sáng tạo sẽ biến những bài viết tưởng chừng quen thuộc, nhàm chán trở nên thú vị, lôi cuốn, kích hoạt cảm xúc tò mò của người đọc. Họ biết cách viết nội dung quảng cáo độc đáo, mới lạ. Họ có tư duy sáng tạo và óc chiến lược, dễ dàng tìm ra mối liên hệ, tương quan giữa các sự việc, đồng thời cũng nhận ra sự  khác biệt. Người có óc sáng tạo có thể xử lý, sắp xếp nhiều loại thông tin cùng một lúc, nhìn nhận vấn đề ở nhiều góc độ khác nhau, mới mẻ hơn, đa chiều hơn.

Một Copywriter cần có óc sáng tạo, bởi óc sáng tạo sẽ giúp họ cảm thấy tự tin hơn trong công việc, có khát khao hoàn thành công việc một cách tốt nhất, có thể tập trung cao độ trong những trường hợp cần thiết và lúc nào cũng tràn đầy năng lượng trong công việc. Sự sáng tạo của Copywriter được thể hiện rõ qua ngôn ngữ mà họ sử dụng trong bài viết, cách sắp xếp và tổ chức bố cục bài viết.

Copywriter là gì

4. Lưu ý trong nghề Copywriter

Bạn đã biết những sai lầm nào cần tránh trong nghề Copywriter để có thể có những nội dung hay nhất chưa. Một số sai lầm sau đây có thể “giết chết” doanh thu của doanh nghiệp bạn đấy.

4.1. Tập trung quá nhiều vào sản phẩm

Việc giới thiệu sản phẩm là cần thiết bởi đó chính là mục đích trong bài viết của bạn, bán được sản phẩm cho khách hàng. Nhưng bạn biết không, khách hàng không thực sự quan tâm về những điều mà bạn mô tả, những tính năng vượt trội, họ chỉ thực sự quan tâm về lợi ích mà họ có thể nhận được. Bởi vậy mới nói, nắm bắt được nhu cầu, sở thích của đối tượng khách hàng tiềm năng là vô cùng quan trọng.

Hãy chú trong vào những lợi ích mà sản phẩm có thể mang lại cho khách hàng, thay vì giới thiệu tràn lan về các thông số kỹ thuật, điều mà khách hàng không mấy quan tâm.

4.2. Sử dụng ngôn ngữ văn hoa, sáo rỗng

Hãy lược bỏ những ngôn ngữ văn hóa, sáo rỗng, viển vông, không thực tế ra khỏi bài viết của bạn. Ngôn ngữ đẹp sẽ phần nào khiến sản phẩm của bạn trở nên thu hút hơn trong mắt khách hàng. Tuy nhiên, nếu đó là những từ ngữ quá hoa mỹ, khiến ai cũng nhận thấy nó không thực tế thì ngược lại sẽ  có ảnh hưởng tiêu cực bởi khách hàng khó có thể nhận ra giá trị thực về sản phẩm của bạn.

4.3. Chèn quá nhiều tính từ

Tính từ đóng vai trò quan trọng trong việc diễn đạt của bạn, giúp bạn  mô tả rõ hơn về đặc điểm, tính năng của sản phẩm. Tuy nhiên, tính từ cần được sử dụng ở một mức độ nhất định, có chừng mực, nếu không bài viết của bạn sẽ dễ rơi vào tình trạng khó hiểu, không mạch lạc.

Hãy viết những câu đơn giản, với nội dung dễ hiểu, lựa chọn những tính từ thiên về cảm giác, cảm xúc sẽ dễ đi vào tâm hồn người đọc hơn.

5. Cơ hội nghề nghiệp của Copywriter

Mức lương của vị trí Copywriter ở Việt Nam dao động trong khoảng từ 7-10 triệu đồng. Tại các Agency, mức lương cho Copywriter có thể dao động từ 8-12 triệu đồng. Còn đối với vị trí Freelancer, mức lương không thể dự tính được bởi nó phụ thuộc hoàn toàn vào khả năng của bạn kiếm được những dự án quảng cáo lớn đòi hỏi khả năng, tư duy, óc sáng tạo của bạn.

Lộ trình thăng tiến của Copywriter có thể định hình như sau: Intern Copywriter-Junior Copywriter-Senior Copywriter-Content Manager-Creative Director. 

Như vậy, qua bài viết trên đây của Vieclam123.vn, bạn đã hiểu được Copywriter là gì rồi chứ. Liệu bạn có đam mê với lĩnh vực này hay không, hãy cân nhắc và thử sức với lĩnh vực mà bạn yêu thích nhé.

>> Tham khảo ngay:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
đối phó nỗi sợ hãi trong quá trình phỏng vấn
Tìm hiểu lý do và cách đối phó nỗi sợ hãi trong quá trình phỏng vấn
Chúng ta cần phải làm gì để đối phó nỗi sợ hãi trong quá trình phỏng vấn? Nỗi sợ hãi sẽ gây ra những điều gì và nguyên nhân của nỗi sợ hãi đó là gì? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết với vieclam123.vn qua bài viết dưới đây.

Kế toán bán hàng xin việc
Cách thức chuẩn bị giúp ứng viên Kế toán bán hàng xin việc hiệu quả
Nhu cầu của công việc Kế toán bán hàng hiện nay như thế nào? Kế toán bán hàng xin việc cần những tố chất gì? Khi xin việc, Kế toán bán hàng cần chuẩn bị những gì? Hãy cùng bài viết sau đây của vieclam123.vn khám phá.

câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh vé máy bay
Khám phá trọn bộ câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh vé máy bay
Làm cách nào để chuẩn bị các câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh vé máy bay để trả lời một cách hiệu quả? Đặt câu hỏi thông minh trong buổi phỏng vấn đối với vị trí Nhân viên Kinh doanh vé máy bay như thế nào? Hãy cùng vieclam123.vn tìm hiểu.

câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh tour
Trọn bộ câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh tour và cách trả lời
Tìm hiểu về những câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh tour thường gặp nhất và cách trả lời những câu hỏi này theo hướng đi có thể gây ấn tượng với Nhà tuyển dụng thông qua bài viết dưới đây của vieclam123.vn.