Trong cuộc sống của chúng ta nói chung và trong hoạt động doanh nghiệp nói riêng, rủi ro là một điều tất yếu của cuộc sống. Thông thường, những rủi ro thường đến một cách bất ngờ không thể đoán trước. Tuy nhiên, chúng ta vẫn có thể ngăn chặn thiết hại bằng cách quản trị rủi ro tài chính. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu quản trị rủi ro tài chính là gì để có lời giải đáp trong bài viết dưới đây!
MỤC LỤC
Quản trị rủi ro tài chính là một công việc gắn liền trong hoạt động của một tổ chức doanh nghiệp. Mục đích của quản trị rủi ro tài chính chính là mang đến chiến lược thành công, giảm những thiệt hại tác động đến sự phát triển của doanh nghiệp.
Đây là một hoạt động mà doanh nghiệp bắt buộc phải làm để có thể đối mặt với những rủi ro, nguy cơ và có sự chuẩn bị trước những tác động xấu có thể xảy ra. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp có thể kiểm soát được thiệt hại, đồng thời có thể xây dựng nền tảng phát triển, để từ đó sẽ tăng lợi nhuận trong tương lai.
Như vậy, ta có thể hiểu quản trị rủi ro tài chính là công việc chuẩn bị từ trước để có thể đối phó với mọi bất ổn mà thị trường có thể gây ra. Thông thường, để quản trị rủi ro, các doanh nghiệp sẽ lập kế hoạch để luôn chuẩn bị các phương án đối phó với mọi bất ổn có thể xảy ra.
Trong công việc của người quản trị, điều chỉnh là công việc thường xuyên cần phải thực hiện. Trong suốt quá trình thực hiện kế hoạch, những biến động, những thay đổi bất ngờ vẫn thường xuyên diễn ra. Trước những biến đổi này, nhà quản trị cần có sự nhận diện các nguy cơ và kịp thời điều chỉnh.
Quản trị rủi ro tài chính sẽ đem lại cho công ty nhiều lợi ích khác nhau. Nhưng tất cả cùng chung mục đích chính là bảo vệ hoạt động kinh doanh và đem lại lợi ích phát triển cho doanh nghiệp.
Khi hoạt động quản trị rủi ro hiệu quả, điều này sẽ đem lại sự an tâm đối với doanh nghiệp. Sự an tâm này sẽ giúp các nhà đầu tư, người lao động, khách hàng có thể an tâm tin tưởng đối với doanh nghiệp. Không chỉ vậy, khi quản trị rủi ro, công ty sẽ phát triển bền vững, đồng thời sẽ giúp thương hiệu của công ty ngày càng lớn mạnh. Có thể nói, quản trị rủi ro tài chính sẽ giúp doanh nghiệp được củng cố, phát triển đa dạng nhiều mặt, đem lại lợi ích lâu dài.
Trong thị trường tài chính, sự biến đổi, những điều mới mẻ luôn thường diễn ra. Những điều mới mẻ này luôn có sự thay đổi cách thức, cách hoạt động vô cùng khác nhau. Tuy nhiên, bản chất chung của chúng sẽ gây ra xảy ra 4 loại rủi ro như sau:
Rủi ro này có thể tác động mọi mặt của hoạt động của doanh nghiệp. Nó có thể đến từ nguyên nhân chủ quan cũng như khách quan, tác động đến chu kỳ kinh doanh. Những nhân tố mới, các đối thủ mới sẽ luôn thường xuyên xuất hiện và hình thành. Điều này sẽ khiến doanh nghiệp sẽ luôn phải chia sẻ thị trường, chia sẻ các phân khúc khách hàng của doanh nghiệp.
Để có thể giữ vị thế của mình, doanh nghiệp sẽ luôn phải cạnh tranh bằng các sản phẩm đi đầu về giá nhưng vẫn giữ được chất lượng như ban đầu. Để từ đó có thể vẫn có thể giữ lượng khách hàng ổn định, đồng thời vẫn giữ sự bền vững trong cách thức tiếp cận. Do vậy, doanh nghiệp phải luôn thay đổi chiến lược để phù hợp xu thế.
Điều này vẫn thường xuyên xảy ra khi các chủ thể không giữ được uy tín, không có thể giữ vững cam kết như ban đầu. Ở đây, chủ yếu xảy ra khi khách hàng không thanh toán đúng hạn, phá bỏ cam kết, gây nên sự gián đoạn trong dòng chảy tài chính của doanh nghiệp.
Khi các hoạt động không đảm bảo đúng lợi ích, các hoạt động thu hồi hay xoay vòng tài chính không đảm bảo đúng tính chất. Điều này sẽ khiến doanh nghiệp bị ảnh hưởng, tạo ra những tổn thất có thể gây ra trong tương lại.
Để đối phó điều này, khi thực hiện khoản vay tín dụng, doanh nghiệp cần đảm bảo các điều kiện chắc chắn. Đồng thời luôn có sự tác động để các chủ thể có thể đảm bảo và giữ vững nghĩa vụ như ban đầu.
Rủi ro này thường xảy ra khi dòng tiền đang bị chững lại trong một công tác nào đó của hoạt động doanh nghiệp. Khi các nguồn không thể chuyển thành tiền mặt, doanh nghiệp sẽ không thể thanh toán các khoản nợ ngắn hạn. Điều này sẽ tạo ra những khó khăn trong việc phân bổ tài chính. Không chỉ vậy, rủi ro này sẽ tác động, tạo thành nợ cho doanh nghiệp.
Việc tạo thành nợ được hình thành rõ nhất khi doanh nghiệp gặp tình trạng ứ đọng hàng hóa, khách hàng không có khả năng chi trả. Điều này sẽ khiến doanh nghiệp cần phải bán sản phẩm ở mức chiết khấu, gây ra sự thiếu hụt trong việc thu hồi vốn. Với tính chất nghiêm trọng này, doanh nghiệp sẽ luôn gặp tình trạng nguy hiểm trong hoạt động tài chính, dẫn đến các nghĩa vụ của doanh nghiệp không đảm bảo tối ưu.
Rủi ro này phản ánh việc không đảm bảo các hoạt động cần thiết trong doanh nghiệp. Các hoạt động này đem lại hiệu suất không cao, dẫn tới các mối nguy hại, các rủi ro tiềm ẩn trong tương lai. Trong cả tiến trình hoạt động của doanh nghiệp, khi xảy ra một vấn đề ở một công đoạn, điều này sẽ ảnh hưởng cả tiến trình hoạt động. Do vậy, các rủi ro này sẽ tác động xấu đến toàn bộ lợi ích của doanh nghiệp.
Sự tác động này ảnh hưởng sẽ ảnh hưởng xấu đến doanh thu, làm giảm lợi nhuận của một doanh nghiệp. Điều này sẽ khiến cho các nhà đầu tư, nhà tài trợ giảm sự an tâm đối với doanh nghiệp, luôn phải tính toán sự tác động của rủi ro. Do vậy, rủi ro tài chính sẽ làm giảm sự huy động tài chính của doanh nghiệp.
Không chỉ vậy, rủi ro tài chính còn tác động đến chi phí kinh doanh của doanh nghiệp. Doanh nghiệp luôn phải đối mặt các chi phí phát sinh như chênh lệch tỷ giá thối đoái, lãi vay, chi phí thiệt hại tài sản, xử lý tổn thất,… Điều này sẽ khiến doanh nghiệp phải đối mặt khó khăn về tài chính. Lâu dần sẽ khiến doanh nghiệp bị suy thoái, dẫn đến phá sản.
Những dự án, những hoạt động đem lợi ích càng cao, đi kèm với nó là những tác động rủi ro. Trước khi tiến hành một dự án, doanh nghiệp sẽ phải cân nhắc giữa lợi ích và rủi ro mà doanh nghiệp sẽ phải đối mặt. Nếu không có biện pháp ứng phó, doanh nghiệp sẽ phải đối mặt tình trạng gia tăng chi phí, giảm lợi nhuận của doanh nghiệp.
Những tác động này sẽ làm ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận và chi phí của doanh nghiệp. Điều này sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả trong từng hoạt động kinh doanh. Nếu doanh nghiệp hoạt động hiệu quả, tình trạng tài chính vững mạnh, điều này sẽ dẫn đến năng lực cạnh tranh mỗi lúc một gia tăng. Khi ấy, doanh nghiệp sẽ tránh rủi ro, ngăn ngừa nguy cơ phá sản, khủng hoảng trong việc thanh toán nợ phải trả.
Tùy thuộc năng lực cũng như quy mô của từng doanh nghiệp, doanh nghiệp có thể thành lập bộ phận quản trị rủi ro tùy theo từng mức độ khác nhau ở từng ban ngành của doanh nghiệp. Nhìn chung, tất cả các bộ phận quản trị rủi ro sẽ sử dụng một số giải pháp nhất định để làm giảm sự tổn thất.
Đầu tiên, họ sẽ cần phải sử dụng các công cụ phân tích rủi ro, để từ đó có thể tổng hợp tình hình tài chính, hoạt động của một doanh nghiệp. Không chỉ vậy, các nhà quản trị còn phải luôn nắm bắt kịp thời các thông tin tài chính kịp thời. Đồng thời, họ cần có sự am hiểu sâu sắc về luật kinh tế để tránh những sự cố không đáng có. Để giảm thiểu rủi ro, các nhà quản trị còn phải kiểm soát chặt sẽ dòng tiền của doanh nghiệp, sẵn sàng có các quỹ dự phòng, lập bảo hiểm để phòng tránh những biến cố có thể bất ngờ xảy ra.
Rủi ro tài chính luôn là một vấn đề đau đầu và nản giải đối với mỗi doanh nghiệp. Do vậy, việc lập quản trị rủi ro tài chính là cần thiết để phù hợp với nền kinh tế thị trường hiện nay. Hy vọng rằng, chúng tôi đã có thể giúp các bạn hiểu quản trị rủi ro tài chính là gì, để từ đó có các phương án riêng cho bản thân mình. Chúng tôi sẽ tiếp tục cập nhật thông tin ở các bài đăng tiếp theo.
Chuyên viên quản lý rủi ro đang là một ngành hot trong thời gian gần đây. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về công việc của ngành nghề siêu hot này nhé!
MỤC LỤC
18/07/2023
17/07/2023
14/07/2023
13/07/2023