Đối với mỗi doanh nghiệp sản xuất, việc kiểm soát, điều phối và quản lý quá trình sản xuất là điều không thể thiếu. Vậy việc quản lý sản xuất là gì? Thực chất công việc này diễn ra như thế nào? Vieclam123.vn sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về công việc này thông qua bài viết hữu ích này nhé.
MỤC LỤC
Trong các đơn vị sản xuất của doanh nghiệp thì cụm từ “quản lý sản xuất” không còn quá xa lạ nữa, bởi nó là thuật ngữ rất quen thuộc trong ngành sản xuất. Vậy quản lý sản xuất thực chất là gì?
Quản lý sản xuất được coi là một giai đoạn của hoạt động sản xuất của doanh nghiệp, gắn liền với các đơn vị nhà máy, xí nghiệp và phân xưởng. Người làm công tác quản lý sản xuất sẽ trực tiếp tham gia vào các công việc điều phối, giám sát, lên kế hoạch, kiểm tra về tiến độ sản xuất nhằm đảm bảo việc cung cấp các sản phẩm, hàng hóa đúng thời gian, đảm bảo về mặt số lượng hàng hóa cũng như sự an toàn tuyệt đối về chất lượng.
Việc quản lý sản xuất có hiệu quả sẽ góp phần thúc đẩy hoạt động sản xuất của doanh nghiệp phát triển đồng thời hạn chế và kịp thời nắm bắt được các rủi ro và đưa ra phương án giải quyết hợp lý.
Quản lý sản xuất có mối quan hệ mật thiết và đóng vai trò quan trọng quyết định khá lớn đến sự thành công của doanh nghiệp. Khi được thực hiện một cách hiệu quả, nó sẽ mang lại những thành tựu vượt bậc, nâng sự phát triển của doanh nghiệp nên cao. Do vậy mà quá trình sản xuất đóng vai trò rất quan trọng đối với hoạt động sản xuất của doanh nghiệp.
Quản lý sản xuất sẽ giúp các doanh nghiệp làm việc theo đúng quy trình bài bản, thực hiện được các mục tiêu đã đề ra, đảm bảo từ sản lượng đến chất lượng nhằm tăng cường sự ổn định và dễ dàng thực hiện đầy đủ và đúng thời hạn với mục tiêu.
Quá trình sản xuất trong hoạt động kinh doanh cũng sẽ thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của doanh nghiệp thông qua việc điều phối và quản lý sản xuất một cách nghiêm ngặt và có tính hệ thống.
Việc quản lý sản xuất sẽ đảm bảo rằng doanh nghiệp sẽ sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực của doanh nghiệp nhằm đáp ứng được đúng tiến độ công việc đồng thời việc sản xuất sẽ được tiếp diễn liên tục cho đến khi hoàn thành tất cả các sản phẩm hàng hóa.
Việc tiết kiệm chi phí còn được thể hiện qua cách tận dụng triệt để nguồn nguyên liệu vào các khâu sản xuất, làm ra nhiều loại sản phẩm với mẫu mã, chất lượng cực kì đẹp và nổi bật, giúp thu hút lượng khách hàng đông đảo hơn.
Quá trình sản xuất cũng ảnh hưởng khá lớn đến việc nâng cao uy tín và chất lượng của doanh nghiệp đối với khách hàng. Sản phẩm có đẹp, có tốt thì khách hàng mới đồng ý lựa chọn và có niềm tin đối với mỗi sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp. Do vậy các doanh nghiệp đều phải đảm bảo toàn bộ về mặt chất lượng nhằm đem lại những lợi ích tốt nhất và giữ chân khách hàng tiếp tục mối quan hệ với doanh nghiệp.
Mỗi doanh nghiệp, đơn vị, tổ chức sản xuất đều có những mô hình quản lý sản xuất riêng biệt được căn cứ theo quy mô, đặc thù ngành nghề và tính chất của từng doanh nghiệp. Mô hình quản lý sản xuất được phân chia dựa theo chức năng, cơ cấu tổ chức quản lý sản xuất sẽ bao gồm các bộ phận:
- Bộ phận quản lý: đây là bộ phận đầu não của sản xuất, thường là giám đốc; trưởng phòng sản xuất giữ vai trò chủ đạo trong doanh nghiệp. Bộ phận này sẽ tham mưu và lên kế hoạch với Ban lãnh đạo về việc hoạch định tổ chức hoạt động sản xuất, điều phối, bố trí nhân lực nhằm đảm bảo thực hiện đúng tiến dộ công việc.
- Bộ phận sản xuất chính: là bộ phận trực tiếp tham gia sản xuất, chế tạo các sản phẩm, hàng hóa cho doanh nghiệp.
- Bộ phận sản xuất phụ trợ: bộ phận này sẽ đóng vai trò hỗ trợ chủ yếu đối với đội sản xuất chính, đảm bảo cho hoạt động sản xuất luôn được diễn ra đều đặn và liên tục.
- Bộ phận sản xuất phụ: là bộ phận sẽ tận dụng những phế liệu còn sót lại để chế tạo thành những sản phẩm phụ hay sản phẩm đi kèm nữa.
- Bộ phận phục vụ sản xuất: đây là bộ phận thực hiện khá nhiều công việc phục vụ cho quá trình sản xuất, cung ứng nguyên - nhiên liệu, bảo quản các thành quả nguyên liệu, nhiên liệu, thành phần và các dụng cụ lao động.
Các bộ phận này sẽ hoạt động theo những nguyên tắc riêng với mục đích chung là đảm bảo thực hiện đúng tiến độ, đúng quy trình và đảm bảo tối ưu về mặt thời gian và chất lượng sản phẩm.
Mỗi một sản phẩm của doanh nghiệp được ra đời nó đều gắn với một quy trình sản xuất cụ thể. Quy trình đó bao gồm các công đoạn từ đơn giản đến phức tạp, đòi hỏi sự tập trung và tay nghề chuyên môn cao. Việc xây dựng quy trình quản lý sản xuất sẽ giúp doanh nghiệp dễ dàng giám sát và nắm bắt về mức độ làm việc, năng suất hiệu quả của quá trình và đặc biệt là hiểu rõ về chất lượng sản phẩm đối với người tiêu dùng.
Các bước để xây dựng nên một quy trình quản lý sản xuất bao gồm:
- Đánh giá năng lực sản xuất của doanh nghiệp: các đơn vị, tổ chức sản xuất hay doanh nghiệp cần biết được khả năng của mình là gì, thế mạnh của mình ở đâu để nghiên cứu kỹ càng các loại sản phẩm phù hợp với tiêu chí của doanh nghiệp cũng như đáp ứng nhu cầu của khách hnagf.
- Xác định nhu cầu về nguyên- nhiên liệu: có nguyên liệu thì mới có sản phẩm ra đời. Việc xác định được các nguyên - nhiên liệu sẽ là yếu tố quyết định sự thành bại của sản phẩm được sản xuất ra.
- Thực hiện các công đoạn sản xuất: việc quản lý thực hiện các công đoạn sản xuất sẽ giúp doanh nghiệp nắm bắt được các khâu làm việc từ nhỏ đến lớn; đồng thời cũng sẽ dễ dàng kiểm soát các công đoạn làm việc, phát hiện kịp thời các rủi ro có thể xảy ra trong từng công đoạn một cách dễ dàng nhằm tránh những sai sót và tổn hại không đáng có.
- Quản lý chất lượng sản phẩm: khách hàng có tiếp tục yêu mến doanh nghiệp hay không điều đó sẽ phụ thuộc rất lớn vào chất lượng sản phẩm, bởi nó là sợi dây kết nối giữa doanh nghiệp và khách hàng. Do vậy quản lý chất lượng sản phẩm tốt sẽ giữ chân được khách hàng, xây dựng uy tín cho thương hiệu và đặc biệt là tăng doanh thu cho doanh nghiệp.
- Định giá sản phẩm: đây là bước khá quan trọng quyết định sự có mặt của sản phẩm trên thị trường. Mỗi sản phẩm sẽ mang một mức giá khác nhau tùy thuộc vào chất lượng sản phẩm nguyên liệu làm ra, sự hao phí sức lao động của nhân lực và hao phí hoạt động máy móc để định giá sản phẩm. Tuy nhiên cũng cần dựa vào số lượng sản phẩm được tung ra bán trên thị trường và số lượng sản phẩm bị lỗi…
- Quản lý bán hàng: đây là khâu cuối cùng trong hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như việc ảnh hưởng đến quá trình quản lý sản xuất của doanh nghiệp. Việc quản lý bán hàng sẽ giúp doanh nghiệp tổng hợp lại doanh thu và sản lượng sản phẩm bán ra so với lượng sản phẩm được sản xuất, nó sẽ giúp xác định được nhu cầu của khách hàng đối với sản phẩm là nhiều hay ít để từ đó doanh nghiệp điều chỉnh lại hệ thống sản xuất cho phù hợp và hạn chế những rủi ro tồn hàng.
Quản lý sản xuất là hoạt động thiết yếu đóng vai trò chủ đạo trong hoạt động sản xuất, giúp doanh nghiệp nâng cao được hiệu quả và doanh thu nếu biết xây dựng và điều chỉnh phù hợp với sự phát triển của doanh nghiệp. Như vậy với những thông tin chi tiết về quản lý sản xuất là gì, mong rằng bạn đã có thêm những kiến thức bổ ích dành cho mình.
Trong việc sản xuất hàng hóa dịch vụ, thành quả mà doanh nghiệp quan tâm luôn là chất lượng của sản phẩm, dịch vụ đó. Vậy làm sao để biết quản lý chất lượng dịch vụ là gì? Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn bạn chi tiết nhé.
MỤC LỤC
18/07/2023
17/07/2023
14/07/2023
13/07/2023