close
cách
cách cách cách cách cách

Theo học Quản lý kinh tế ra làm gì? Một số ngành nghề triển vọng

image

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Kinh tế là một lĩnh vực tương đối rộng và có nhiều ngành nghề khác nhau, trong đó không thể thiếu quản lý kinh tế. Vậy học quản lý kinh tế ra làm gì? Nếu bạn đọc đang băn khoăn vấn đề này thì vieclam123.vn sẽ bật mí giúp bạn một số ngành nghề triển vọng của quản lý kinh tế nhé.

1. Đôi nét về ngành Quản lý kinh tế

1.1. Khung chương trình Quản lý kinh tế

Quản lý kinh tế là ngành học bao gồm hai khía cạnh liên quan đến quản lý và kinh tế. Đây là một ngành học thiết yếu đối với nền kinh tế nói riêng và xã hội nói chung. Khung chương trình đào tạo của quản lý kinh tế được tổ chức giảng dạy theo các nhóm kiến thức chính như sau:

- Kiến thức cơ bản về kinh tế và quản lý nhà nước;

- Kiến thức chuyên sâu về quản lý đầu tư doanh nghiệp, dự án doanh nghiệp và áp dụng các công nghệ kỹ thuật trong công tác quản lý.

- Sinh viên được trang bị kỹ năng tổng hợp, phân tích, xử lý các thông tin liên quan đến kinh tế đồng thời có những phương hướng, chiến lược để giải quyết những mâu thuẫn trong nền kinh tế, vận dụng linh hoạt vào thực tế.

Quản lý kinh tế học như thế nào?
Quản lý kinh tế học như thế nào?

1.2. Tố chất để học Quản lý kinh tế là gì?

1.2.1. Khả năng tổng hợp

Đầu tiên, để học được Quản lý kinh tế bạn cần có tố chất về tổng hợp dữ liệu, thông tin cần thiết. Mặc dù khi đi học, bạn sẽ được đào tạo nhưng có sự chuẩn bị và rèn luyện trước thì bạn sẽ cảm thấy ngành quản lý kinh tế dễ dàng hơn. Khả năng tổng hợp rất quan trọng đối với các hoạt động kinh tế.

1.2.2. Có hiểu biết về kinh tế

Đã học ngành kinh tế thì bạn nhất thiết phải có kiến thức về kinh tế để có cái nhìn tổng quan về lĩnh vực mình theo học và sau này là theo làm. Tuy nhiên, nếu có thể thì bạn không chỉ tập trung vào kiến thức kinh tế mà nên có kiến thức sâu rộng về các lĩnh vực khác vì ít nhiều các lĩnh vực sẽ ảnh hưởng đến nhau.

1.2.3. Khả năng giao tiếp tốt

Ngành quản lý kinh tế vốn dĩ rất năng động nên các bạn có khả năng ngoại giao tốt sẽ là một lợi thế để học hỏi và tìm kiếm những thông tin cần thiết. Nếu quá trầm tính thì bạn sẽ không thể theo kịp sự phát triển kinh tế ngày nay vì kinh tế là trọng điểm của một quốc gia, luôn được đầu tư để kéo theo sự phát triển của đất nước.

1.2.4. Trình độ ngoại ngữ

Tiếp theo, trình độ ngoại ngữ rất quan trọng trong bất kỳ lĩnh vực nào và quản lý kinh tế cũng vậy. Bạn cần có ít nhất ngoại ngữ tiếng Anh ở trình độ có thể nghe, nói và hiểu được. Vì quản lý kinh tế thường liên quan đến quốc gia, quốc tế, cần nhiều mối quan hệ với nước ngoài nên bạn thường xuyên phải đối thoại và thậm chí thuyết phục những người không cùng ngôn ngữ với chúng ta. Thế nên, có vốn tiếng Anh thì bạn có thêm cơ hội việc làm ở vị trí cao hơn.

Cần có trình độ ngoại ngữ
Cần có trình độ ngoại ngữ

1.2.5. Có khả năng tổ chức, sắp xếp

Cuối cùng, bạn không thể thiếu kỹ năng tổ chức, sắp xếp các vấn đề, công việc của mình để khoa học và hiệu quả nhất. Kỹ năng này bạn có thể tích luỹ dần dần qua quá trình học hỏi và rút ra kinh nghiệm cho bản thân nên đừng quá lo lắng nếu mình chưa có nhé.

2. Theo học Quản lý kinh tế ra làm gì?

2.1. Làm cán bộ, công chức nhà nước

Khi tốt nghiệp ngành quản lý kinh tế tại các trường cao đẳng, đại học thì bạn có thể ứng tuyển làm việc với vai trò là cán bộ, công chức nhà nước. Tuỳ vào vị trí khác nhau mà bạn có thể làm một số nhiệm vụ như: hoạch định, giám sát, phân tích dữ liệu và kiểm soát các hoạt động kinh tế.

Xem thêm: Học ngành quản lý nhà nước ra làm gì và hướng nghiệp cho sinh viên

2.2. Nghiên cứu kinh tế quốc gia

Ngoài ra, nếu không làm công chức thì sinh viên có thể chọn làm nghiên cứu kinh tế, làm cố vấn, tham mưu, tư vấn các chính sách kinh tế tại các cơ quan quản lý kinh tế nhà nước. Công việc này đòi hỏi sự chính xác, có tính khả thi, hiệu quả đối với nền kinh tế nên yêu cầu năng lực cao đối với người ứng tuyển.

Học ngành quản lý kinh tế ra làm gì?
Học ngành quản lý kinh tế ra làm gì?

2.3. Hoạt động trong các tổ chức quốc gia

Bên cạnh đó, bạn có thể trở thành một thành viên trong các tổ chức kinh tế, tổ chức phi chính phủ. Tại đây bạn có vai trò kêu gọi vốn để hỗ trợ doanh nghiệp phát triển, hỗ trợ những hoàn cảnh khó khăn trong và ngoài nước. Đây quả là một công việc thiện nguyện cao cả mà học quản lý kinh tế có thể ra làm.

2.4. Chuyên viên tổ chức, quản lý kinh doanh

Nếu không thích những ngành kể trên thì bạn có thể đầu quân cho các doanh nghiệp kinh doanh để trở thành chuyên viên tổ chức, quản lý kinh doanh. Các doanh nghiệp hiện nay luôn sẵn lòng đón chào những sinh viên mới ra trường nhiệt huyết, năng động lại có kiến thức kinh tế như các bạn đó nhé.

2.5. Trở thành một giảng viên kinh tế

Còn nếu bạn đam mê với việc giảng dạy thì có thể học lên cao hơn để trở thành một giảng viên kinh tế tại các trường đại học, cao đẳng. Nghề giáo viên hiện nay thực sự rất khan hiếm nên nếu bạn theo nghề này thì sẽ được trân trọng và đãi ngộ rất nhiều.

2.6. Tự mình khởi nghiệp đầu tư, kinh doanh

Hoặc bạn có thể khởi nghiệp đầu tư, kinh doanh khi bản thân cảm thấy đã có đủ năng lực để tự mình phát triển theo ý muốn. Khởi nghiệp là một điều đáng mừng nhưng cũng sẽ có nhiều rủi ro vì chúng ta chưa có nhiều kinh nghiệm. Vì thế, bạn hãy chuẩn bị kỹ càng và có nhiều phương án dự phòng trước khi bắt đầu khởi nghiệp nhé.

Tự khởi nghiệp kinh đầu tư, kinh doanh
Tự khởi nghiệp kinh đầu tư, kinh doanh

3. Bí quyết tìm việc làm ngành Quản lý kinh tế

3.1. Rèn luyện đầy đủ các kỹ năng cần thiết

Để tìm được việc làm ngành quản lý kinh tế có tương lai hơn thì bạn nên chuẩn bị đầy đủ kỹ năng như admin đã nói ở phần 1. Những kỹ năng này không chỉ giúp ích trong ngành kinh tế mà khi bạn làm trái ngành thì vẫn có thể nhanh chóng học việc mới mà không bị choáng ngợp. Đó cũng là những kỹ năng cơ bản trong cuộc sống của chúng ta ngày nay.

3.2. Chuẩn bị một CV ấn tượng

Hơn nữa, bạn nên chuẩn bị cho mình một CV hay sơ yếu lý lịch gây ấn tượng cho các nhà tuyển dụng. Nội dung CV cần giới thiệu bao quát về bản thân và lý do khiến doanh nghiệp lựa chọn bạn mà không phải người khác. Nếu bạn chưa biết nên viết gì thì có thể tham khảo một vài mẫu CV xin việc của vieclam123.vn nhé.

3.3. Tìm kiếm việc làm tại các website uy tín

Sau khi đã có một chiếc CV đủ để gây ấn tượng với nhà tuyển dụng thì bạn hãy apply CV tới các công ty đang tuyển dụng việc làm. Những bạn được giới thiệu thì sẽ không cần phải tìm kiếm việc làm nữa. Nhưng đối với những bạn tự mình đi tìm thì sẽ cần đến các website uy tín trên thị trường việc làm hiện nay nếu không sẽ bị lừa đảo. Và bạn đọc có thể yên tâm khi tìm kiếm được nhiều việc làm ưng ý ngay tại website này.

Có một CV ấn tượng và địa chỉ tuyển dụng uy tín
Có một CV ấn tượng và địa chỉ tuyển dụng uy tín

Tóm lại, quản lý kinh tế ra làm gì thì bạn cũng đã biết được câu trả lời chi tiết trong bài viết rồi. Nếu có nhu cầu tìm việc làm hoặc cần một chiếc CV chuyên nghiệp thì đừng quên ghé qua website của vieclam123.vn vì ở đây sẽ cập nhật tất cả thông tin mới nhất dành cho bạn.

Hướng nghiệp ngành quản trị kinh doanh cho sinh viên

Ngành quản trị kinh doanh luôn là ngành có số điểm xét tuyển vô cùng cao và luôn ổn định trong nhiều năm qua. Vậy bạn có biết học ngành quản trị kinh doanh ra trường làm gì hay không mà các bạn lại mê mẩn theo học như thế? Tìm câu trả lời dưới đây nha.

Ngành quản trị kinh doanh

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
đối phó nỗi sợ hãi trong quá trình phỏng vấn
Tìm hiểu lý do và cách đối phó nỗi sợ hãi trong quá trình phỏng vấn
Chúng ta cần phải làm gì để đối phó nỗi sợ hãi trong quá trình phỏng vấn? Nỗi sợ hãi sẽ gây ra những điều gì và nguyên nhân của nỗi sợ hãi đó là gì? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết với vieclam123.vn qua bài viết dưới đây.

Kế toán bán hàng xin việc
Cách thức chuẩn bị giúp ứng viên Kế toán bán hàng xin việc hiệu quả
Nhu cầu của công việc Kế toán bán hàng hiện nay như thế nào? Kế toán bán hàng xin việc cần những tố chất gì? Khi xin việc, Kế toán bán hàng cần chuẩn bị những gì? Hãy cùng bài viết sau đây của vieclam123.vn khám phá.

câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh vé máy bay
Khám phá trọn bộ câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh vé máy bay
Làm cách nào để chuẩn bị các câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh vé máy bay để trả lời một cách hiệu quả? Đặt câu hỏi thông minh trong buổi phỏng vấn đối với vị trí Nhân viên Kinh doanh vé máy bay như thế nào? Hãy cùng vieclam123.vn tìm hiểu.

câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh tour
Trọn bộ câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh tour và cách trả lời
Tìm hiểu về những câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh tour thường gặp nhất và cách trả lời những câu hỏi này theo hướng đi có thể gây ấn tượng với Nhà tuyển dụng thông qua bài viết dưới đây của vieclam123.vn.