Quả hồng châu là một loại quả rất hiếm gặp và chủ yếu xuất hiện trên các vùng núi cao như Hà Giang. Loại quả này có tên rất đẹp, tuy nhiên ít ai biết rằng hồng châu mang trong mình chất kịch độc có thể gây nguy hiểm cho tính mạng con người. Vậy quả hồng châu là quả gì? Quả hồng châu nguy hiểm đến mức độ nào? Tìm hiểu về loại quả này trong bài viết sau đâu nhé!
MỤC LỤC
Quả hồng châu là loại quả được hái từ cây hồng châu, còn có tên gọi khác là cây mề gà, cây rom, cây móc quạ, cây khua mật… Hồng châu có tên khoa học là Capparis versi Griff, thuộc họ Capparaceae (họ Màn Màn).
Cây hồng châu là loại thực vật thân leo, vỏ cây có gai nhọn và cứng. Lá hồng châu là dạng lá dài, khoảng 11 – 12 cm, và có chiều ngang tương đương với 2 ngón tay người lớn. Cây hồng châu không được trồng mà thường mọc dại ở các khu vực vùng núi cao, như là địa phận các tỉnh Hà Giang, Cao Bằng…
Quả hồng châu có kích cỡ bằng khoảng 1 nắm đấm tay trẻ em. Quả hồng châu chín có màu tím đậm, khi còn xanh thì quả có màu xanh nhạt. Quả hồng châu chín khá mềm, có phần vỏ trơn bóng, nhẵn nhụi và không có lông trên quả.
Nếu bổ đôi quả hồng châu ra thì sẽ thấy phía trong sát vỏ quả có một lớp màu hồng. Một quả hồng châu có 4 – 6 hạt. Hạt được bao bọc trong một lớp cùi màu trắng đục khá mềm. Phần cùi bao bọc quả rất mọng nước. Hạt của quả hồng châu có màu tím sẫm rất đẹp và có kích thước bằng hạt ngô. Mùa chín rộ của hồng châu là khoảng tháng 7, tháng 8 và tháng 9.
Trong phần trước, khi tìm hiểu quả hồng châu là quả gì, chúng ta đã tìm hiểu về ngoại hình và cấu tạo của quả hồng châu. Với vẻ ngoài và cấu tạo bên trong, hồng châu trông giống như một loại trái cây giải khát. Tuy nhiên, loại quả này lại mang trong mình độc tố vô cùng nguy hiểm.
Độc tố trong quả hồng châu có tên là Alcaloid và được chứa đựng trong hạt. Nếu bạn chưa biết thì Alcaloid là chất độc tố có trong lá ngón và có thể tước đi tính mạng của người bị nhiễm chất này rất nhanh chóng. Alcaloid có thể được hấp thu rất nhanh sau khi tiến vào cơ thể và gây tử vong trong khoảng từ 1 đến 7 tiếng sau đó.
Độc tính của quả hồng châu tác động mạnh lên tim và phổi. Người ta đã từng là thử nghiệm về độc tính của loại quả này trên động vật và hầu hết chúng đều chết do trụy tim mạch và suy hô hấp. Với thỏ thì liều lượng độc tố của quả hồng châu có thể nguy hiểm đến tính mạng là ở mức 18g/kg thể trọng. Con số này ở chuột cống trắng là 72g/kg.
Tuy rằng đây là loại quả có độc tố, song đã có không ít trường hợp ghi nhận ngộ độc quả hồng châu. Hầu hết các trường hợp đều rơi vào các em nhỏ ở vùng núi cao. Các em thường có thói quen hái và ăn các loại quả dại. Đó là nguyên nhân dẫn đến ngộ độc quả hồng châu.
Người bị ngộ độc quả hồng châu thường sẽ buồn nôn, đau bụng và tiêu chảy. Độc tố từ quả hồng châu sẽ nhanh chóng tác động đến tim mạch và phổi, gây ra hiện tượng suy hô hấp phù phổi cấp tính và trụy tim. Người bị ngộ độc cần được đưa ngay đến cơ sở y tế để được sở cứu tạm thời.
Khi phát hiện người bị nhiễm độc quả hồng châu cần nhanh chóng đưa đến cơ sở y tế gần nhất để được cứu chữa. Bên cạnh đó, cần tiến hành sơ cứu tại chỗ nhanh chóng để hạn chế độc tố lan rộng gây nguy hiểm đến tính mạng con người.
Người bị trúng độc quả hồng châu cần được gây nôn nhanh chóng để thải bớt chất độc ra ngoài. Có thể cho người trúng độc uống nhiều nước và gây nôn, hoặc cho người trúng độc uống than hoạt tính. Lý tưởng nhất là sử dụng oresol thay cho nước.
Khi đưa người bị trúng độc đến cơ sở y tế, nếu thấy có hiện tượng co giật, hôn mê thì hãy cho người đó nằm nghiêng. Trong quá trình di chuyển phải thường xuyên theo dõi tình trạng và sắc mặt của người bị trúng độc. Nếu thấy thở yếu hoặc ngừng thở thì cần sử dụng dụng cụ sơ cứu và hà hơi thổi ngạt hoặc hô hấp nhân tạo ngay lập tức.
Hiện nay chưa có thuốc điều trị trúng độc quả hồng châu. Người bị trúng độc quả hồng châu chỉ được điều trị các triệu chứng và điều trị căn nguyên. Chính vì thế mà công tác sơ cứu tại chỗ là rất quan trọng. Người trúng độc cần được rửa ruột cho nôn bớt độc tố ra ngoài càng nhanh càng tốt.
Nếu không có oresol có thể thay thế bằng lòng trắng trứng. Các chức năng sống cần được duy trì bằng các phương pháp trợ tim, trợ hô hấp, chống co giật… Người trúng độc cần được đưa lên xe và vận chuyển đến cơ sở y tế gần nhất càng nhanh càng tốt. Tuyệt đối không được để người bị trúng độc đi bộ vì càng hoạt động nhiều thì độc tố xâm nhập vào cơ thể càng nhanh hơn.
Không chỉ quả hồng châu ẩn chứa chất độc chết người, mà nhiều loại quả khác cùng mang trong mình chất độc ẩn chứa bên trong vẻ ngoài đẹp mắt.
Sau đây bài viết sẽ giới thiệu cho bạn đọc tham khảo một số loại quả như vậy.
- Quả mã tiền: Có ngoại hình khá giống với quả quất nhưng mã tiền lại mang trong mình chất cực độc. Trong quả mã tiền có chứa Alcaloid tương tự như trong quả hồng châu và lá ngón. Chính vì vậy mà không nên ăn quả mã tiền.
- Quả thủy tùng: Gỗ thủy tùng được ưa thích bởi chất lượng cao, bền đẹp. Tuy nhiên, quả thủy tùng lại có chứa độc tố mặc dù có hình thức bên ngoài rất bắt mắt. Khi ăn phải quả thủy tùng, độc tố phát tác sẽ gây ra các hiện tượng nôn mửa, đau đầu dữ dội, tiêu chảy… nặng hơn thì gây đau dạ dày, run rẩy không tự chủ, đồng tử giãn nở mạnh và có thể gây chết người.
- Quả dầu mè: Quả dầu mè có kích thước nhỏ, màu xanh nhạt. Tuy trông có vẻ vô hại nhưng quả dầu mè lại mang trong mình chất độc không thể xem thường. Khi ăn phải quả dầu mè, nạn nhân sẽ cảm thấy cổ họng nóng rát, bụng đau dữ dội. Nếu không được cứu chữa kịp thời thì nạn nhân có thể bị xuất huyết dạ dày, hệ thần kinh suy yếu và dẫn đến tử vong.
- Quả cam thảo dây: Hạt quả cam thảo dây có màu sắc rất bắt mắt với hai màu đỏ và đen, phần vỏ bóng, đẹp giống như đồ chơi cho trẻ nhỏ. Cam thảo dây thuộc họ đậu và có quả giống như quả đậu. Hạt cam thảo dây có chứa chất kịch độc Abrin có thể gây chết người chỉ với một vài hạt nhỏ.
Trên đây, bài viết đã giới thiệu đến bạn đọc quả hồng châu là quả gì và đặc điểm nhận dạng của loại quả này. Quả hồng châu có chứa chất độc cực mạnh mang tên Alcaloid có thể gây tử vong ở người, vì vậy tuyệt đối không được ăn thử loại quả này. Nếu phát hiện ra người bị trúng độc quả hồng châu thì cần nhanh chóng thực hiện các thao tác sơ cứu tại chỗ và chở người trúng độc đến cơ sở y tế gần nhất để được cứu chữa.
Hoa tam giác mạch là gì? Bạn biết gì về sự tích hoa tam giác mạch? Hoa tam giác mạch xuất hiện ở những đâu? Tìm hiểu về ý nghĩa của hoa tam giác mạch trong bài viết sau đây.
MỤC LỤC
18/07/2023
17/07/2023
14/07/2023
13/07/2023