Pipet là một trong những dụng cụ thông dụng tại thí nghiệm. Những người mới bước chân vào lĩnh vực này cần phải nắm rõ pipet dùng để làm gì. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ đến bạn những ứng dụng phổ biến nhất của loại dụng cụ này nhé.
MỤC LỤC
Pipet hay pipettes hoặc ống nhỏ giọt, là một dụng cụ chuyên dụng trong hoạt động thí nghiệm. Vì thế chúng ta sẽ bắt gặp dụng cụ này xuất hiện phổ biến trong phòng thí nghiệm. Công dụng chính của nó chính là để phân phối chất lỏng theo một định lượng nhất định từ nơi này sang nơi khác. Đặc điểm ống thuôn hẹp và dài phù hợp với nhiệm vụ cơ bản này.
Bạn có tò mò vì sao nhân loại lại chế tạo ra một dụng cụ thực hiện chức năng này hay không. Khám phá thêm những thông tin xoay quanh sự ra đời, công dụng, cách dùng của pipet để hiểu rõ lý do vì sao pipet lại có nhiệm vụ như đã nêu.
Pipet có nhiều loại được biến tấu và thay đổi theo thời gian. Loại pipet hiện nay mà chúng ta đang sử dụng mới chỉ ra đời từ những năm 1950s. Muốn biết được pipet hiện nay đã ra đời như thế nào, chúng ta hãy nhìn vào sự xuất hiện của phiên bản pipet đời đầu.
Nó được sáng tạo ra bởi nhà sinh vật học nổi tiếng Louis Pasteur. Vì thế người ta sẽ gọi bằng cái tên Pipet Pasteur để phân biệt với các phiên bản về sau. Dụng cụ này sẽ giúp di chuyển lượng dung dịch nhất định theo mục đích mà vẫn đảm bảo được chất lượng không hề bị ảnh hưởng., đồng thời nó cũng không hề gây ra sự bất lợi không mong muốn như bị nhiễm khuẩn hay tác động có hại cho sức khỏe của người sử dụng.
Tuy vậy, sản phẩm của Pasteur cũng nhanh chóng bị thay thế bởi các dòng sau đó lý do là vì nó không kịp đáp ứng được đòi hỏi ngày một cao của con người. Người ta mong chờ sự ra đời của một loại pipet vừa có khả năng đo lường được nhiều loại dung tích lại vừa được làm bằng chất liệu có thể tái sử dụng được thêm nhiều lần nữa, tránh lãng phí. Do vậy, dựa trên nền tảng đã có sẵn, nhiều nhà khoa học đã nhanh trí chế tạo cho riêng mình một loại pipet khác làm bằng thủy tinh và có sự cải tiến trong việc đo dung tích.
Dù có được cải tiến về nhiều phương diện xong riêng cách thức sử dụng pipet là hút bằng miệng lại rất khó thay đổi. Vì dường như nó đã trở thành một thói quen không dễ gì mà “cai” được. Trong khi đó, mọi người đều biết rằng việc hút bằng miệng sẽ đem đến vô vàn nguy cơ cho sức khỏe vì dung dịch được lấy vào pipet có rất nhiều loại, Có khi đó là hợp chất mang đặc tính axit, gây tác hại với khả năng ăn mòn cao. Có khi nó còn có thể là chất phóng xạ. Đường hút có thể sẽ khiến cho hơi của dung dịch một phần đi vào cơ thể thông qua miệng hút.
Không ai, nhất là các nhà khoa học và những người trực tiếp sử dụng pipet thường xuyên mong muốn đối diện với các nguy cơ lớn đó. Ai cũng hy vọng sẽ có được những cải tiến tuyệt vời hơn nữa để giúp việc lấy dung dịch vào pipet trở nên an toàn hơn. Thỏa đúng nguyện vọng của bản thân và rất nhiều người lúc bấy giờ, Henrich đã phát minh ra một loại pipet thủy tinh có sự cải tiến vào những năm 1950s.. Ông cho sản xuất hàng loạt với số lượng lớn nhằm mục đích xâm chiếm thị trường, loại bỏ thành công loại pipet lạc hậu ban đầu.
Loại pipet này đã thâm nhập vào thị trường nhanh chóng và đáp ứng đúng nhu cầu tiêu dùng. Chính vì vậy mà pipet này được dùng cho tới tận ngày nay.
XEM THÊM: Ngành công nghệ sinh học là gì? Sinh viên ra trường làm công việc gì?
Pipet gồm hai loại phổ biến đó là pipet chia vạch và pipet định mức. Trong đó mỗi loại lại mang theo đặc điểm riêng. Tham khảo từng loại để nắm được pipet dùng để làm gì theo loại nhé.
Loại này có sản phẩm điển hình là chiếc pipet pasteur. Người ta sẽ sử dụng để đem phân phối lượng dung dịch cố định. Cấu tạo cơ bản của nó chính là có dạng một ống thủy tinh nhỏ. Đồng thời nó không dùng vào mục đích đo lường đơn vị thể tích.
Đúng như tên gọi, trên thân chiếc pipet này được chia vạch vô cùng chi tiết. Thêm vào đó, mục tiêu của nó là sử dụng để đo được nhiều loại dung tích. Với thiết kế đó, pipet chia vạch sẽ cho kết quả đo lường vô cùng chính xác. Cần dùng bao nhiêu chỉ việc hút dung dịch đến đúng vạch thể tích bấy nhiêu.
Thang đo của pipet chia vạch rất rộng nên tạo điều kiện đo lường thể tích cho dung dịch một cách dễ dàng, thích hợp dùng ở những cuộc thí nghiệm đơn giản. Thế nhưng, điểm hạn chế của pipet chia vạch đó chính là không thể đo dung tích loại nhỏ. Để hút chất lỏng mà không phải hút bằng miệng thì người ta sử dụng quả bóp cao su. Đây là vật thí nghiệm, hỗ trợ cực kỳ hiệu quả và tạo với pipet thành một bộ đôi để hút dung dịch vào pipet dễ dàng hơn.
Pipet chia vạch được chia thành 2 loại dựa vào đặc điểm thiết kế của nó.
pipet thẳng là dạng ống thủy tinh thẳng đuột, rỗng ruột. Thể tích được đo chính xác, bạn có thể nhìn thấy thông tin thể tích ngay phần đầu ống. Phần trên thân sẽ được chia vạch chi tiết theo các nấc thể tích.
Pipet bầu chỉ khác pipet thẳng ở hình dáng do loại này có phần phình to ở giữa thân pipet. Thông tin dung tích của pipet lại được khắc ở phần bầu. Các chỉ số dung tích/thể tích cũng được chia chi tiết ở dọc thân, tuy nhiên sẽ có các loại khác nhau, đó là loại 1 vạch hoặc loại 2 vạch.
Pipet nói chung cũng được chia thành loại A và loại B. Trong đó, loại A sẽ được chia vạch đo và hiệu chuẩn chính xác hơn so với loại B. Về chất liệu, thủy tinh dòng A cũng có chất lượng tốt hơn do vậy hạn chế được sự hao mòn hóa học trong suốt quá trình sử dụng lâu dài. Pipet trong thế so sánh có chất lượng tốt hơn thì đương nhiên giá thành cũng sẽ đắt đỏ hơn là điều dễ hiểu. Đổi lại bạn sẽ được sử dụng một sản phẩm chất lượng toàn diện và lâu dài.
Nói tới dòng B, nó được khá ít người sử dụng vì lý do vạch chia dung tích chỉ có độ chính xác tương đối mà thôi.
Dùng pipet thực chất rất đơn giản, các cử nhân công nghệ sinh học dường như ai cũng được trang bị tốt kỹ năng sử dụng pipet. Tuy nhiên đối với những người lần đầu được trải nghiệm làm thí nghiệm sẽ hoàn toàn không có được kỹ năng cơ bản khi dùng pipet, vậy hãy làm đúng theo các bước sau đây để kết quả thu được chính xác tuyệt đối.
Bước 1: Bóp quả bóp cao su để đẩy hết hơi bên trong ra ngoài. Sau đó vẫn giữ quả bóp ỏ trạng thái xẹp hết hơi và gắn ngay vào đầu trên của ống pipet.
Bước 2: Khi hút dung dịch, bạn cần giữ cho ống pipet ở một độ nghiêng từ 10 đến 20 độ. Đồng thời đặt tay cầm ống hút ở vị trí xa miệng hút khoảng ¼ ống. Tay cố gắng giữ cố định phần thân, tay đang giữ quả bóp từ ban đầu sẽ từ từ thả quả bóp để hút vào trong ống một lượng theo nhu cầu.
Bước 3: Sau khi đã hút được một lượng đúng theo nhu cầu thì cần nhanh chóng tháo quả bóp ra khỏi pipet và đặt đầu ngón tay thay thế ngay để bịt chặt đầu ống, giúp cho dung dịch được cố định ở trong pipet.
Bước 4: Từ từ thả ngón tay để cân chỉnh dung tích của dung dịch đạt đúng vạch chia.
Pipet cần phải được vệ sinh thật sạch sau mỗi lần dùng. Vì nếu như để sót lại hóa chất trong ống, nó có thể tạo thành vi khuẩn từ đó, gây ảnh hưởng đến độ chính xác cho những lần sử dụng sau đó.
Việc làm sạch pipet không phải chỉ thông qua sục nước bình thường là xong mà cần sản phẩm chuyên dụng hơn. Đó là sử dụng nước cất. Hãy giót một ít nước cất vào bên trong ống và nghiêng, lắc qua lại để nước cất cuốn hết dung dịch bám lại ở trên thành ống. Tiếp tục tráng lại một lần nước bằng nước cất, như vậy là pipet đã đảm bảo được làm sạch.
Hiện nay trên thị trường có nhiều đơn vị cung cấp pipet. Tuy nhiên để mua được pipet chất lượng thì bạn phải tìm đúng địa chỉ uy tín. Bài viết đã cung cấp đến bạn đọc sự hiểu biết pipet dùng để làm gì, rất mong quý bạn sẽ tận dụng được dụng cụ này trong những hoàn cảnh cần thiết.
Xét nghiệm ANA là gì? Khi nào và những ai cần làm loại xét nghiệm này? Để biết bản thân có cần làm xét nghiệm ANA không thì bạn đọc ngay bài viết của vieclam123.vn ngay sau đây.
MỤC LỤC
18/07/2023
17/07/2023
14/07/2023
13/07/2023