close
cách
cách cách cách cách cách

Câu hỏi phỏng vấn kế toán và kinh nghiệm khi phỏng vấn kế toán

image

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Kế toán là một trong những ngành nghề hot nhất hiện nay. Tìm hiểu về câu hỏi, kinh nghiệm phỏng vấn kế toán sẽ giúp các bạn tự tin hơn trong việc chinh phục nhà tuyển dụng.

Kế toán là một trong những ngành nghề hot và được mọi người quan tâm nhất hiện nay. Tìm hiểu về câu hỏi phỏng vấn, kinh nghiệm tham gia phỏng vấn kế toán sẽ giúp các bạn tự tin hơn trong việc chinh phục nhà tuyển dụng. Cùng tìm hiểu qua bài viết của Vieclam123.vn nhé. 

1. Câu hỏi phỏng vấn kế toán

Dưới đây là tổng hợp các câu hỏi phỏng vấn kế toán thường gặp nhất mà bạn cần tìm hiểu thông tin đầy đủ để trả lời cho những câu hỏi này trước vòng phỏng vấn. 

1. Giới thiệu bản thân và kinh nghiệm làm việc?

Đây là câu hỏi cơ bản nhất, mục đích của nhà tuyển dụng chỉ là xác thực lại thông tin bạn đã giới thiệu trong CV mà thôi. Lưu ý nên nhấn mạnh vào kinh nghiệm làm việc và thế mạnh của bản thân nhé.

2. Theo bạn, ba kỹ năng của một người kế toán giỏi là gì?

Câu hỏi này mục đích để xem xét quan điểm của bạn về công việc kế toán. Bạn cần phải nêu ra quan điểm rõ ràng, ngắn gọn và chuẩn xác. Ví dụ bạn có thể trả lời ba kỹ năng quan trọng nhất của nhân viên kế toán là kỹ năng tính toán, phân tích, dự đoán. Ngoài ra, nhân viên kế toán còn phải là người tỉ mỉ, cẩn thận, chi tiết.

3. Phần mềm kế toán bạn đã từng sử dụng là gì?

Câu hỏi này giúp nhà tuyển dụng đánh giá được kinh nghiệm làm việc thực tiễn của bạn. Chỉ khi biết cách sử dụng phần mềm trong khi làm việc kế toán, bạn mới có thể dễ dàng đánh giá được ưu, nhược điểm của chúng. Một số phần mềm bạn có thể kể ra như hệ thống ERP, Excel,..

Nếu bạn thấy mình liệt kê khớp với những gì ghi trong CV xin việc kế toán thì chúc mừng vì bạn đã bước một chân qua buổi phỏng vấn rồi đấy.

4. Những báo cáo tài chính, kế toán bạn từng làm là gì?

Đây cũng là một trong những câu hỏi nhà tuyển dụng đánh giá kinh nghiệm làm việc của bạn. 

5. Bạn đã từng viết quy trình kế toán chưa?

Nếu bạn đã có kinh nghiệm làm việc ở vị trí tương đương thì câu hỏi này tương đối dễ. Tuy nhiên, với những bạn chưa có nhiều kinh nghiệm thì cũng có thể tìm hiểu trước về quy trình kế toán như sau: lập chứng từ kế toán, ghi sổ sách kế toán, thực hiện bút toán cuối kì và bút toán kết chuyển, lập bảng cân đối số phát sinh, lập báo cáo tài chính, quyết toán thuế, in sổ sách, đóng quyển, lưu kho.

6. Theo bạn những khó khăn của công việc kế toán là gì?

Nhà tuyển dụng thông qua câu hỏi này muốn biết được khả năng của bạn trong việc giải quyết vấn đề đến đâu. Tùy thuộc vào những vấn đề bạn nêu ra là vi mô hay vĩ mô mà nhà tuyển dụng có thể biết được cái “tầm” của ứng viên. Một số khó khăn bạn có thể nêu ra trong khi phỏng vấn kế toán như: Quy định về luật thuế và kế toán liên tục có những sự đổi mới nên nhân viên kế toán cần phải cập nhật những thay đổi đó, đồng thời thị trường ngày càng cạnh tranh nên báo cáo tài chính càng cần phải chi tiết, cụ thể để ban giám đốc có thể nắm được tình hình kinh doanh cũng như dự đoán được xu hướng trong tương lai,...

Phỏng vấn kế toán

7. Những thành tích mà bạn đã làm được trong lĩnh vực kế toán là gì?

Nếu bạn là người đã có kinh nghiệm làm việc thì đây chính là lúc để bạn “khoe khoang” về thành tích của mình. Hãy kể những dự án, những chiến lược mà bạn đã từng đóng góp vào sự thành công của công ty cũ. Nếu như bạn là sinh viên mới ra trường, chưa có nhiều kinh nghiệm thực tiễn thì cũng có thể nêu những thành tích bạn đạt được ở trường học, những giải thưởng bạn đã đạt được hoặc những nghiên cứu được đánh giá cao,...

8. Vì sao bạn muốn làm công việc này? Vì sao bạn rời bỏ công việc cũ?

Nhà tuyển dụng chắc chắn muốn biết lý do tại sao bạn nghỉ việc ở công ty cũ và lựa chọn ứng tuyển vào công ty của họ. Bạn phải đưa ra những câu trả lời thật khéo léo ở câu hỏi này, và tuyệt đối không được đánh giá, phàn nàn về công ty cũ. Nhà tuyển dụng sẽ không có thiện cảm với bạn nếu như bạn đưa ra những lý do kiều như chê trách sếp, đồng nghiệp, chán ngán môi trường làm việc,...Bạn có thể đưa ra một số lý do như: muốn thay đổi môi trường làm việc để phát triển bản thân hơn, muốn làm ở gần nhà,...

9. Tại sao chúng tôi phải chọn bạn?

Câu hỏi phỏng vấn này được đưa ra để bạn có thể khẳng định giá trị của bản thân, thể hiện rằng bạn nổi bật hơn những ứng viên khác. Và khi nhà tuyển dụng lựa chọn bạn thì họ sẽ không phải hối hận bởi bạn có thể cống hiến nhiều cho công ty.

10. Điểm mạnh, điểm yếu của bạn là gì?

Khi liệt kê điểm mạnh, điểm yếu của bản thân, hãy liệt kê ngắn gọn và thể hiện rằng những điểm mạnh đó hết sức phù hợp với công việc kế toán. Điểm yếu sẽ là những điểm ít liên quan đến tính chất công việc.

11. Mục tiêu nghề nghiệp trong tương lai của bạn là gì?

Có thể phần mục tiêu nghề nghiệp trong CV bạn đã trình bày rồi, khi được nhà tuyển dụng hỏi lại, bạn cũng cần trình bày cụ thể định hướng của bản thân trong tương lai ngắn hạn, dài hạn.

14. Vì sao bạn muốn chuyển việc?
Nếu bạn đã đi làm thì câu này 99% nhà tuyển dụng sẽ tò mò muốn biết lý do tại sao bạn quyết định nhảy việc. Nếu bạn chuyển qua một công ty lớn hơn công ty cũ hay vị trí cao hơn vị trí cũ thì hãy trả lời “nhằm phát triển nghề nghiệp”, nếu bạn về gần nhà hơn thì “cho gần nhà”, bí quá thì hãy nói “muốn thay đổi môi trường”, tuyệt đối không được chê công ty cũ, tránh phàn nàn về mức lương, chán nản trong công việc, mâu thuẩn với sếp, khó thăng tiến…

Bên cạnh những câu hỏi được liệt kê trên đây, nhà tuyển dụng có thể đưa ra nhiều câu hỏi phỏng vấn kế toán khác nhau, tùy thuộc vào vị trí tuyển dụng và những yêu cầu khác nhau của doanh nghiệp khác nhau. Các câu hỏi có thể là những câu hỏi tình huống thường xuyên xảy ra trong ngành kế toán và yêu cầu ứng viên tìm ra phương án giải quyết. Một số câu hỏi sẽ xoay quanh hiểu biết của ứng viên về công ty và vị trí ứng tuyển, từ đó nhà tuyển dụng có thể đánh giá được mức độ quan tâm của ứng viên tới vị trí công việc. Bạn có thể tham khảo trước một số câu hỏi dưới đây:

  1. Mục tiêu nghề nghiệp của bạn trong những năm tới là gì?
  2. Bạn sẽ xử lý như thế nào nếu ngay ngày báo cáo cuối tháng, cuối năm mà hệ thống bị trục trặc?
  3. Khả năng ứng dụng tin học văn phòng của bạn tới mức nào?
  4. Bạn hãy cho biết tại sao Bạn lại theo nghề kế toán?
  5. Bạn hiểu mục đích của công việc kế toán trưởng là thế nào không?
  6. Hãy nêu những tố chất phù hợp với vị trí kế toán trưởng mà bạn có?
  7. Nghề kế toán có những điểm nào làm cho Bạn thích và Bạn không hài lòng?
  8. Bạn sẽ theo nghiệp kế toán trong bao lâu?
  9. Nghề kế toán có điều gì giúp Bạn trong cuộc sống không?
  10. Bạn hãy cho chúng tôi biết tầm quan trọng của công tác kế toán?
  11. Bạn hãy cho chúng tôi biết vai trò và chức năng của công tác kế toán?
  12. Bạn ứng tuyển vào vị trí kế toán trưởng vậy Bạn có biết soạn thảo quy chế kế toán không? Mục đích của quy chế này là gì? Có cần thiết để có quy chế không?
  13. Những tố chất nào mà người kế toán trưởng cần phải có? Để làm gì?
  14. Bạn đã có kinh nghiệm về kế toán, vậy những kinh nghiệm đó thuộc phần nào?
  15. Nếu số liệu do Bạn làm sai có ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh lời, lỗ của Công ty thì Bạn chịu trách nhiệm như thế nào?
  16. Nếu một kế toán kho có số liệu không trùng khớp với số liệu của thủ kho thì bạn sẽ xử lý như thế nào?
  17. Bạn là kế toán tiền mặt, vậy nếu số liệu của Bạn không trùng khớp với số liệu của thủ quỹ thì bạn sẽ xử lý như thế nào?
  18. Bạn là Kế toán thuế, nếu Bạn làm sai kéo theo việc Công ty phải đóng thuế giá trị gia tăng của tháng đó thì bạn sẽ xử lý thế nào?
  19. Bạn dự tuyển vào vị trí kế toán bán hàng, vậy theo nghiệp vụ kế toán Bạn biết làm những gì ? bạn cần loại chứng từ, hóa đơn nào, các tài khoản nào Bạn cần phải sử dụng thường xuyên (Tương tự như câu hỏi này dành cho kế toán kho, kế toán thuế, kế toán thu, chi, kế toán công nợ ..v . .v. .)
  20. Bạn có quyền hạn gì trong công viêc của mình?
  21. Bạn có trách nhiệm gì trong công việc của mình? Trách nhiệm đó thể hiện như thế nào?
  22. Điều gì quan trọng nhất khi làm công việc kế toán trưởng?
  23. Điều gì quan trọng nhất đối với người làm kế toán trưởng?
  24. Khả nằng ứng dụng vi tính vào công việc kế toán của Bạn được bao nhiêu %? (Hoặc ở mức độ nào ?) bạn hãy kể ra?
  25. Bạn có tự tin vào năng lực ứng dụng vi tính của mình không, nếu chúng tôi kiểm tra năng lực đó bằng thực tế ngay bây giờ?
  26. Hiện nay việc ứng dụng phần mếm kế toán, hệ thống ERP vào trong công việc đã được rộng rãi. Theo Bạn, Bạn thích làm bằng phần mềm kế toán hay làm trực tiếp trên excel, tại sao?
  27. Nhiều người cho rằng phần mềm kế toán là con dao hai lưỡi, quan điểm của bạn như thế nào về điều này?
  28. Trong suốt quá trình đi làm, điểm bạn thích nhất và không thích nhất trong công việc trước đây của bạn là gì?
  29. Bạn biết gì về công ty chúng tôi?

Trước khi thâm gia phỏng vấn kế toán bạn cần tìm hiểu các câu hỏi phỏng vấn kế toán để chuẩn bị thật tốt cho buổi phỏng vấn của mình.

2. Kinh nghiệm phỏng vấn kế toán thành công

Những kinh nghiệm phỏng vấn kế toán được chia sẻ dưới đây có thể áp dụng để bạn tham gia phỏng vấn ở nhiều lĩnh vực khác nhau chỉ không chỉ riêng công việc kế toán. 

2.1. Tìm hiểu thông tin nhà tuyển dụng

Khi tìm việc làm không những cần nắm rõ những yêu cầu, trách nhiệm trong công việc, ứng viên cần dành thời gian để tìm hiểu về công ty tuyển dụng. Một số thông tin quan trọng mà bạn cần tìm hiểu như: công ty hoạt động trong lĩnh vực gì, sản phẩm chính của doanh nghiệp là gì, thậm chí là cơ cấu, bộ máy tổ chức, vận hành doanh nghiệp,...

Với sự phát triển của Internet, bạn hoàn toàn có thể tìm hiểu những thông tin trên qua website của công ty, qua những bài giới thiệu. Cẩn thận hơn, bạn có thể hỏi từ bạn bè, người thân, những người đã từng làm việc trong công ty đó hoặc có hiểu biết về nội bộ công ty cũng như môi trường làm việc,...

Nắm được những thông tin về doanh nghiệp giúp bạn vượt qua những câu hỏi liên quan của nhà tuyển dụng, đồng thời giúp bạn ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng bởi họ thấy được sự quan tâm của bạn tới vị trí này được thể hiện bằng hành động cụ thể. 

Phỏng vấn kế toán

2.2. Trang phục tham gia phỏng vấn

Khi tham gia phỏng vấn kế toán, bạn cần chú ý trang phục của mình sao cho chỉn chu. Không nên ăn mặc quá xuề xòa, luộm thuộm. Trang phục cũng không nên quá lòe loẹt mà nên nhẹ nhàng, thanh lịch. Đầu tóc cần chải chuốt gọn gàng, sạch sẽ. Nên đi giày cao gót hoặc dày kín mũi. Các bạn nữ nên trang điểm nhẹ nhàng, không nên trang điểm quá đậm.

Nhìn chung, hãy mặc trang phục phù hợp nhất với bản thân bạn, khiến bạn cảm thấy tự tin nhất, đồng thời phù hợp với môi trường phỏng vấn chuyên nghiệp.

2.3. Thời gian đi phỏng vấn

Trong thư mời phỏng vấn, bạn chắc chắn nhận được thời gian cụ thể bắt đầu buổi phỏng vấn của bạn. Thời gian tốt nhất để bạn đến buổi phỏng vấn là trước 5-10 phút. Đến sớm giúp bạn có được trạng thái tâm lí tự tin, bình tĩnh. 

Bạn tuyệt đối không được đến muộn khiến nhà tuyển dụng phải chờ đợi. Và nếu như bạn đến đúng giờ nhưng cũng khiến tâm lý bạn trở nên vội vàng, và không đủ thời gian để lấy lại bình tĩnh cũng như chuẩn bị tốt phong thái để tham gia phỏng vấn. 

2.4. Trong khi phỏng vấn

Trong quá trình phỏng vấn kế toán, bạn hãy tự tin, giữ “eye contact” với nhà tuyển dụng, luôn mỉm cười khi phỏng vấn. Tư thế ngồi phỏng vấn cần thẳng lưng. Tay chân không làm những hành động thừa như rung chân, gãi tai, gãi đầu, ngọ nguậy tay chân và tạo ra tiếng động.

Với những câu hỏi bạn không biết câu trả lời thì cũng hãy bình tĩnh, giữ nụ cười và khéo léo thể hiện sự thiếu sót của mình

2.5. Sau khi phỏng vấn

Sau khi kết thúc buổi phỏng vấn, đừng quên gửi lời cảm ơn nhà tuyển dụng trước khi ra về. Nếu có thể, khi về đến nhà hãy dành thời gian để gửi mail cảm ơn nhà tuyển dụng.

3. Cách trả lời phỏng vấn kế toán thường gặp

Phỏng vấn kế toán

Nếu như trên đây, Vieclam123.vn chia sẻ tới bạn những câu hỏi phỏng vấn thường gặp và kinh nghiệm phỏng vấn kế toán, thì ở phần này, bạn có thể tham khảo cách trả lời một số câu hỏi phỏng vấn kế toán chi tiết nhất.

3.1. Công việc của nhân viên kế toán là gì?

Rất có thể nhà tuyển dụng sẽ đặt ra cho bạn câu hỏi “Theo bạn, nhân viên kế toán cần thực hiện công việc gì?” để kiểm tra hiểu biết và khả năng của bạn. 

Câu trả lời mà bạn có thể đưa ra là:

“Theo tôi, công việc của nhân viên kế toán là nắm được hồ sơ quan trọng trong công ty như báo cáo về tài chính,sổ sách kế toán, tờ khai thuế, báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn. Nhân viên kế toán cần nắm được hóa đơn đầu ra, đầu vào của doanh nghiệp, hồ sơ hợp đồng lao động, hợp đồng mua bán hàng hóa, phiếu thu chi, nhập, xuất hàng hóa, chứng từ ngân hàng. Sắp xếp các loại chứng từ một cách khoa học, lưu trữ chủng đầy đủ và chính xác nhất.”

Tùy theo từng vị trí kế toán mà bạn ứng tuyển mà bạn có thể đưa ra câu trả lời một cách linh hoạt. Ví dụ:

  • Công việc của nhân viên kế toán thanh toán: kiểm soát và theo dõi công nợ của nhà cung cấp và khách hàng đối với doanh nghiệp, lập kế hoạch và báo cáo nguồn tiền thực tế theo yêu cầu của giám đốc.

  • Công việc của nhân viên kế toán nội bộ: vào sổ quỹ tiền mặt, đối chiếu sổ sách với số tiền thực tế, kiểm kê quỹ tiền theo định kỳ và kiểm tra đột xuất, theo dõi doanh thu của doanh nghiệp.

  • Công việc của nhân viên kế toán ngân hàng: trách nhiệm chính là mở tài khoản mới cho nhân viên trong công ty, theo dõi giao dịch của các tài khoản thông qua sổ phụ thu ngân hàng hàng tháng và chứng từ kèm theo, lập hồ sơ vay vốn, làm thủ tục thu mua ngoại tệ, thanh toán quốc tế cho các đơn hàng ngoại.

  • Công việc của nhân viên kế toán thuế: lập tờ khai thuế hàng tháng, hàng quý, làm báo cáo để gửi lên cơ quan thuế, lập các chứng từ, vào sổ kế toán, lập báo cáo tài chính, quyết toán thuế cuối năm, làm các công việc liên quan đến đóng thuế thu nhập cá nhân, đóng bảo hiểm y tế cho toàn thể nhân viên trong doanh nghiệp.

3.2. Trách nhiệm và quyền hạn của nhân viên kế toán là gì?

Nhân viên kế toán thuế trong doanh nghiệp có trách nhiệm thực hiện các công việc cấp trên giao phó, chịu trách nhiệm cho những con số và báo cáo bạn lặp ra. 

Nhân viên kế toán có quyền được yêu cầu các chứng từ, hóa đơn liên quan đến trách nhiệm công việc của mình. Đồng thời, được hưởng các quyền lợi đãi ngộ như nhân viên khác trong doanh nghiệp.

3.3. Bạn hiểu thế nào về công tác kế toán của doanh nghiệp?

Trong doanh nghiệp, các công tác kế toán bao gồm: Kế toán Vốn bằng tiền, Đầu tư ngắn hạn, dài hạn, Các khoản phải thu, phải trả, tạm ứng, Kế toán vật tư hàng hóa, Kế toán TSCĐ, Hạch toán kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương, Kế toán CPSX, tính giá thành SP, Kế toán bán hàng, Xác định kết quả kinh doanh, Kế toán nguồn vốn chủ sở hữu

3.4. Sai sót trong quá trình làm việc

Nghề kế toán là nghề liên quan đến các phép tính toán, các con số rất dễ xảy ra sai sót nên nhân viên kế toán cần hết sức thận trọng, tỉ mỉ trong công việc. Vì vậy, nhà tuyển dụng có thể đưa ra câu hỏi như: “Nếu số liệu bạn tính toán sai làm ảnh hưởng tới doanh nghiệp, gây thua lỗ, bạn sẽ xử lý như thế nào?”.

Câu trả lời bạn có thể đưa ra như sau:

“Trong trường hợp số liệu tính toán có sai sót nhưng vẫn chưa nộp lên các cơ quan chức năng thì kế toán viên có thể sửa đổi được. Khi báo cáo tài chính trực tiếp gây ra những thiệt hại cho doanh nghiệp thì kế toán viên sẽ phải đền bù trong quyền hạn của mình. Kế toán trưởng và kế toán tổng hợp cũng cần phải chịu trách nhiệm bởi họ là những người rà soát cuối cùng.”

Qua bài viết trên đây của Vieclam123.vn, hy vọng bạn đã nắm được những câu hỏi thường gặp và cách trả lời phỏng vấn kế toán khéo léo nhất. Hãy đón đọc nhiều bài viết của Vieclam123.vn để có thêm cho mình nhiều thông tin hữu ích nhé. 

>> Tham khảo thêm:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
đối phó nỗi sợ hãi trong quá trình phỏng vấn
Tìm hiểu lý do và cách đối phó nỗi sợ hãi trong quá trình phỏng vấn
Chúng ta cần phải làm gì để đối phó nỗi sợ hãi trong quá trình phỏng vấn? Nỗi sợ hãi sẽ gây ra những điều gì và nguyên nhân của nỗi sợ hãi đó là gì? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết với vieclam123.vn qua bài viết dưới đây.

Kế toán bán hàng xin việc
Cách thức chuẩn bị giúp ứng viên Kế toán bán hàng xin việc hiệu quả
Nhu cầu của công việc Kế toán bán hàng hiện nay như thế nào? Kế toán bán hàng xin việc cần những tố chất gì? Khi xin việc, Kế toán bán hàng cần chuẩn bị những gì? Hãy cùng bài viết sau đây của vieclam123.vn khám phá.

câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh vé máy bay
Khám phá trọn bộ câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh vé máy bay
Làm cách nào để chuẩn bị các câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh vé máy bay để trả lời một cách hiệu quả? Đặt câu hỏi thông minh trong buổi phỏng vấn đối với vị trí Nhân viên Kinh doanh vé máy bay như thế nào? Hãy cùng vieclam123.vn tìm hiểu.

câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh tour
Trọn bộ câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh tour và cách trả lời
Tìm hiểu về những câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh tour thường gặp nhất và cách trả lời những câu hỏi này theo hướng đi có thể gây ấn tượng với Nhà tuyển dụng thông qua bài viết dưới đây của vieclam123.vn.