Pháp chế là thuật ngữ được dùng hết sức phổ biến. Tuy nhiên, nó gần giống cách đọc và cách hiểu của thuật ngữ pháp luật nên nhiều người còn bị nhầm lẫn giữa hai thuật ngữ này. Vì thế, tìm hiểu pháp chế là gì thực sự cần thiết để chúng ta hiểu và tuân thủ các nguyên tắc, quy tắc ứng xử chung mà Nhà nước đưa ra trên cả hai phương diện là pháp luật và pháp chế.
MỤC LỤC
Qua bài viết dưới đây, cùng vieclam123.vn khám phá cụ thể những nội dung thông tin quan trọng về pháp chế nhé.
Một định nghĩa cơ bản pháp chế là gì được đưa ra, pháp chế sẽ được hiểu là thể chế pháp luật mà vốn nó được được xác lập để áp dụng vào đời sống ở mọi phương diện, lĩnh vực, từ trong mọi hoạt động. Đồng thời cũng là thể chế áp dụng cho tất cả mọi người.
Dựa vào định nghĩa vừa nêu trên, chúng ta cũng có thể hiểu rõ pháp chế hoàn toàn khác với thuật ngữ pháp luật. Bởi lẽ, pháp luật chính là quy tắc được ban hành bởi nhà nước để nhằm mục đích điều chỉnh những mối quan hệ xã hội cụ thể, nhất định. Pháp chế thì khác, đó là việc xã hội đưa những quy tắc của Nhà nước áp dụng một cách trực tiếp trong xã hội.
Căn cứ vào hệ thống luật pháp cũng như đời sống pháp luật trong thực tiễn, có thể thấy, pháp chế được xác lập gồm lý thuyết, nội dung pháp luật và hành động thực hiện pháp luật. Toàn bộ tổ chức, cơ quan từ nhà nước đến mỗi công dân đều dựa trên tinh thần tôn trọng pháp luật, nghiêm túc thực hiện pháp luật một cách chính xác, triệt để thì sẽ là pháp chế.
Tìm hiểu những nguyên tắc pháp chế dựa vào Hiến pháp, theo đó pháp chế được đưa vào thực tiễn bằng những nguyên tắc sau đây.
Một là, Pháp luật cần quy định về các yếu tố thành lập, hoạt động của những đơn vị cơ quan Nhà nước, công chức, cán bộ Nhà nước gồm sự thành lập/tổ chức, nhiệm vụ, chức năng, quyền hạn, cơ cấu một cách cụ thể, rõ ràng và minh bạch.
Muốn thực hiện hiệu quả, nghiêm túc những quy định luật pháp, bắt buộc bộ máy nhà nước phải nắm giữ vai trò đặc biệt. Vấn đề này không thể mơ hồ khi không xác lập rõ từng chức năng, quyền hạn thuộc về từng người, từng tổ chức, đơn vị. Vì vậy, Nhà nước cần quy định chi tiết đơn vị, cá nhân nào đảm đương những trách nhiệm, quyền hạn nào và cứ như vậy để thực hiện cho đúng.
Hai là, đội ngũ nhân lực phục vụ cho bộ máy nhà nước gồm công chức, cán bộ cần nghiêm túc tuân thủ đúng pháp luật. Bởi vì họ chính là những người trực tiếp đảm đương triển khai các chức năng của Nhà nước.
Ba là. cần tăng cường hoạt động giám sát, kiểm tra thực trạng tuân thủ Hiến pháp, pháp luật của mỗi công dân. Hiện nay, có rất nhiều tình trạng tham nhũng, lạm quyền xảy ra nên việc kiểm tra thường xuyên là nhiệm vụ cần thiết mà pháp chế cần thực hiện.
Pháp luật quy định người làm công tác pháp chế sẽ gồm những đối tượng sau:
- Một là công chức pháp chế. Họ được tuyển dụng hoặc được bổ nhiệm vào làm việc tại Bộ và những cơ quan ngang với Bộ, cũng có thể làm việc ở cơ quan do Chính Phủ quản lý hay những chuyên môn thuộc Ủy ban tại cấp tỉnh.
- Hai là cán bộ pháp chế. Họ được tuyển dụng hoặc được điều động vào làm đảm nhận công việc ở những tổ chức pháp chế tại các đơn vị công an nhân dân, quân đội nhân dân.
- Ba là, họ là viên chức pháp chế. Viên chức pháp chế sẽ được bổ nhiệm hay tuyển dụng làm việc trong đơn vị sự nghiệp công lập, tại những tổ chức pháp chế.
- Bốn là nhân viên pháp chế. Đối tượng này sẽ được tuyển dụng theo hình thức hợp đồng. Họ được nhận vào làm việc ở doanh nghiệp nhà nước tại những tổ chức pháp chế.
Căn cứ vào quy định thuộc Điều 12 trong Nghị định số 55/2011 của Chính phủ, có nội dung quy định nêu rõ những tiêu chuẩn cần đáp ứng của người làm pháp chế.
Về công chức và viên chức pháp chế
Nội dung quy định được đưa ra trong Khoản 1, Điều 11 thuộc Nghị định số 55 về Công chức pháp chế phải là những công chức được tuyển hay bổ nhiệm từ ngạch viên chức hay ở ngạch tương đương. Trình độ học vấn cần từ cử nhân luật trở lên.
Nội dung quy định về viên chức pháp chế được đưa ra trong Khoản 3, Điều 1. Họ là viên chức đạt trình độ học vấn từ cử nhân luật và có chức danh nghề nghiệp rõ ràng.
Quy định yêu cầu đối với người đứng đầu
Người đứng đầu điều hành một tổ chức pháp chế buộc phải đạt được từ trình độ cử nhân luật. Bên cạnh đó, người đứng đầu phải có kinh nghiệm ít nhất là 5 năm trong việc đảm đương, phụ trách trực tiếp các công tác pháp luật.
Bộ trưởng ở các Bộ Quốc phòng và Công an
Dựa theo những tiêu chuẩn công chức, viên chức đã trình bày ở trên để xác định những yêu cầu bắt buộc đối với các cán bộ làm công tác pháp chế trong quân đội và công an nhân dân.
Căn cứ vào các kết quả theo dõi, đánh giá thì nhân viên pháp chế có vai trò rất quan trọng đối với việc triển khai, thực thi pháp chế. Ngay sau đây, vieclam123.vn giúp bạn đánh giá chính xác những vai trò đó.
Nhân viên pháp chế doanh nghiệp thường nắm giữ trọng trách xây dựng hệ thống quy chế để quản lý nội bộ trong doanh nghiệp. Vậy chức năng này được thực hiện như thế nào? Những công tác nào được thực thi để xây dựng pháp chế trong nội bộ?
Cụ thể, nhân viên pháp chế doanh nghiệp sẽ là người soạn ra văn bản về các chính sách để đưa vào áp dụng trong nội bộ. Họ cũng tham gia vào công cuộc nêu ý kiến để xây dựng nội dung cho văn bản, thẩm định văn bản ở góc độ đúng chuẩn pháp lý.
Những văn bản nội bộ được soạn thảo hoặc có ý kiến đóng góp của nhân viên pháp chế bao gồm: quy chế, điều lệ, nội quy lao động, các hợp đồng, thỏa ước trong lao động, quyết định, biên bản, thông báo, …
Bộ phận pháp chế doanh nghiệp còn thể hiện vai trò khi đảm đương khá nhiều đầu việc khác nữa. Trước mắt chúng ta có thể kể tới một vài nhiệm vụ đó là:
- Kiểm soát, giám sát hoạt động của các bộ phận đã tuân thủ các quy chế, quy định trong doanh nghiệp hay chưa.
- Tư vấn để các hội đồng và ban lãnh đạo công ty có đề xuất ý kiến thay đổi, bổ sung các nội dung cần thiết trong quy phạm pháp luật ở các mảng ngành nghề, tiêu biểu như hoạt động kinh doanh, sản xuất.
- Đưa ra những ý kiến pháp lý với mục đích đề xuất, sau đó thẩm định dự thảo đối với hợp đồng trước khi trình lên các hội đồng của doanh nghiệp và các lãnh đạo. Việc đàm phán hợp đồng, thậm chí là ký kết cũng có thể được giao cho nhân viên pháp chế.
- Tham gia góp ý cho hội đồng và ban lãnh đạo điều hành doanh nghiệp đối với các dự thảo nội dung pháp luật được trình lên bởi những tổ chức, cơ quan liên quan tới sản xuất, kinh doanh.
- Phổ biến pháp luật, giáo dục tư tưởng để mỗi người lao động thấm nhuần nội dung quy chế, nội quy.
- Kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện điều lệ, pháp luật, các quy chế trong doanh nghiệp. Tổng kết, đưa ra đánh giá cho việc hiểu biết pháp luật của người lao động đến đâu và ý thức chấp hành như thế nào nội dung quy định pháp luật đó.
Như vậy, pháp chế được quy định rất nghiêm ngặt để được triển khai trong thực tiễn một cách có hiệu quả. Với khái niệm pháp chế là gì, bạn sẽ càng hiểu luật hơn và trở thành một công dân, một người lao động luôn sống và làm việc theo đúng tiêu chuẩn, chuẩn mực của pháp luật.
Hiểu rõ thuật ngữ thể chế qua bài viết bên dưới để củng cốcho mình kiến thức nền tảng về pháp luật một cách đầy đủ nhất.
MỤC LỤC
18/07/2023
17/07/2023
14/07/2023
13/07/2023