close
cách
cách cách cách cách cách

SWOT là gì? Cách tiến hành phân tích SWOT như thế nào chuẩn nhất

image

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Khi nhận xét, đánh giá hiệu quả trong hoạt động của một công ty, sẽ rất hữu ích nếu bạn có các phương pháp để tiến hành phân tích một cách hệ thống và toàn diện. Phân tích SWOT chính là một trong những phương pháp như vậy và bất kỳ công ty nào cũng nên biết về phương pháp này để nắm bắt cơ hội cho công ty mình. 

1. Phân tích SWOT là gì?

Phân tích SWOT là gì?

Phân tích SWOT là một trong 5 bước tạo thành chiến lược sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp

Phân tích SWOT là phân tích 4 yếu tố của doanh nghiệp: Điểm mạnh (Strengths), Điểm yếu (Weaknesses), Cơ hội (Opportunities), Thách thức (Threats) giúp xác định được mục tiêu chiến lược, hướng đi chiến lược cho doanh nghiệp

Phương pháp này cho phép bạn tập trung cụ thể vào từng vấn đề của sự việc; tìm ra những giải pháp giúp phát huy điểm mạnh, giảm thiểu hoặc loại bỏ điểm yếu, tận dụng tốt các cơ hội và xử lý những hiểm họa ảnh hưởng tới hiệu suất, chất lượng công việc.

2. Cách tiến hành phân tích SWOT

Phương pháp này thường được tiến hành theo nhóm và sử dụng trong quá trình hình thành, đánh giá một kế hoạch chiến lược của công ty. Quá trình này tương đối đơn giản và bao gồm các bước sau:

Chọn người hỗ trợ phân tích SWOT

2.1. Chọn người hỗ trợ phân tích SWOT

Mặc dù người quản lý, trưởng nhóm hay người đứng đầu dự án có thể tự mình thực hành phân tích SWOT, một người hỗ trợ độc lập bên ngoài sẽ có vẻ hợp lý hơn khi họ sẽ thoải mái nhận xét, đánh giá mà không bị ảnh hưởng hay thiên vị bất kì ai trong dự án.

2.2. Xác định thế mạnh 

Hãy thu thập ý kiến từ những người xung quanh và lên ý tưởng về điểm mạnh của đối tượng được đánh giá. Những điều đó có thể bao gồm khả năng lãnh đạo, khả năng ra quyết định, sự đổi mới, năng suất, chất lượng dịch vụ, sự hiệu quả, quy trình công nghệ,... Ghi lại tất cả các đề xuất một cách có hệ thống để tránh sự trùng lặp.

Một số vấn đề có thể là điểm mạnh nhưng cũng chính là điểm yếu của công ty đó. Ví dụ, một đơn vị có thể có thế mạnh trong lĩnh vực dịch vụ khách hàng, nhưng họ cũng có thể có điểm yếu là dịch vụ đó chỉ đáp ứng được một loại khách hàng nhất định. Trong giai đoạn này, mục tiêu là ghi lại nhiều nhất có thể những yếu tố, khả năng, thế mạnh của đối tượng. Việc đánh giá chúng mạnh đến thế nào hay còn yếu chỗ nào sẽ diễn ra sau đó.

2.3. Kiểm tra lại danh sách

Thống kê lại tất cả các thế mạnh đã tìm được. Tuy bạn đã cố gắng hết sức để tránh sự trùng lặp, vẫn sẽ có những ý kiến bị trùng hoặc có thể gộp lại được. Nhóm những mục có cùng chủ đề để danh sách được chắt lọc nhất có thể. Tuy nhiên, đừng gộp quá mức khiến các mục trở nên quá lớn hoặc không rõ nghĩa. Thông thường, điều này sẽ dẫn đến sự thiếu tập trung khi nhân viên bắt đầu thực hiện nhiệm vụ theo kế hoạch chiến lược. Hãy tạo một danh sách đơn giản những vẫn thể hiện rõ thế mạnh đặc trưng của đối tượng.

2.4. Xác minh, chứng thực thông tin 

Nghiên cứu từng mục thế mạnh và làm rõ bất cứ chỗ nào gây thắc mắc, khó hiểu. Sẽ rất hữu ích nếu bạn nhắc lại nội dung chính của từng mục trước khi đi vào thảo luận nó. Bám sát các thế mạnh và hạn chế thảo luận về những giải pháp tại thời điểm này của quá trình.

Xác định ba điểm mạnh hàng đầu

2.5. Xác định ba điểm mạnh hàng đầu

Đôi khi, đối tượng cần đánh giá sẽ có ba điểm mạnh hàng đầu khá hiển nhiên mà không cần đắn đo, suy nghĩ nhiều để quyết định. Khi đó, việc cần làm chỉ là kiểm tra sự đồng thuận. Nếu không, hãy cho những người tham gia một chút thời gian để xác định các vấn đề hàng đầu của họ là gì. Cho phép mỗi thành viên trong nhóm bỏ từ ba đến năm phiếu bầu (ba phiếu nếu danh sách vấn đề có từ mười mục trở xuống, năm phiếu nếu danh sách dài hơn). Từ đó, định ra ba mục quan trọng nhất. Nếu số phiếu bằng nhau hoặc chưa chọn đủ được ba mục, hãy tiến hành đánh giá và bỏ phiếu lại.

2.6. Tóm tắt các điểm mạnh

Khi đã xác định được ba điểm mạnh, hãy dành chút thời gian để thảo luận chúng sâu hơn. Tóm tắt chúng một cách cụ thể để có một cái nhìn rõ ràng và tổng quan nhất về từng điểm mạnh của đối tượng.

2.7. Lặp lại quá trình tương tự với các điểm yếu

Tương tự như điểm mạnh, điểm yếu của một công ty có thể bao gồm khả năng lãnh đạo, khả năng ra quyết định, sự đổi mới, năng suất, chất lượng dịch vụ, sự hiệu quả, quy trình công nghệ,... Thực hiện theo các bước từ 2 đến 6 để thu hẹp những điểm yếu cốt lõi bạn cần giải quyết.

2.8. Lặp lại quá trình tương tự để xác định các cơ hội

Các lĩnh vực về cơ hội bao gồm các thị trường mới nổi, cách thâm nhập sâu vào thị trường hơn, những công nghệ mới, sản phẩm hoặc dịch vụ mới, mở rộng chi nhánh, giảm thiểu chi phí,... Lặp lại các bước từ 2 đến 6 để xác định ba cơ hội hàng đầu mà bạn cần nắm bắt trong tương lai gần.

Lặp lại quá trình tương tự

2.9. Lặp lại quá trình tương tự để xác định các mối đe dọa

Những mối đe dọa có thể bao gồm sự xuất hiện của một đối thủ cạnh tranh mới, luật pháp hoặc quy định mới dẫn đến gia tăng chi phí hoặc việc phải ngừng sản xuất một sản phẩm, một dịch vụ hoặc thị trường đang dần giảm sút,... Đây sẽ là những yếu tố bên ngoài có thể tác động đến công ty của bạn, không phải các vấn đề nội bộ (những yếu tố đó sẽ là điểm yếu). Lặp lại các bước từ 2 đến 6 để xác định các mối đe dọa lớn nhất với đối tượng.

2.10. Lập kế hoạch

Thực hiện phân tích SWOT là một cách tuyệt vời để nhận định vị trí cũng như những việc công ty cần làm trong thời điểm hiện tại vì tương lai sau này. Thực hiện theo quy trình trên để đạt được kế hoạch chiến lược đáng mong đợi, giúp bạn hiểu rõ hơn về thực tế trong và ngoài công ty cũng như các thách thức công ty phải đối mặt, từ đó lập ra một kế hoạch để vững vàng giải quyết chúng.

Phân tích SWOT tạo thành chiến lược sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp, hãy thực hiện tỉ mỉ các bước phân tích SWOT để tìm ra chiến lược cho doanh nghiệp của bạn.

>> Tham khảo thêm:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
đối phó nỗi sợ hãi trong quá trình phỏng vấn
Tìm hiểu lý do và cách đối phó nỗi sợ hãi trong quá trình phỏng vấn
Chúng ta cần phải làm gì để đối phó nỗi sợ hãi trong quá trình phỏng vấn? Nỗi sợ hãi sẽ gây ra những điều gì và nguyên nhân của nỗi sợ hãi đó là gì? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết với vieclam123.vn qua bài viết dưới đây.

Kế toán bán hàng xin việc
Cách thức chuẩn bị giúp ứng viên Kế toán bán hàng xin việc hiệu quả
Nhu cầu của công việc Kế toán bán hàng hiện nay như thế nào? Kế toán bán hàng xin việc cần những tố chất gì? Khi xin việc, Kế toán bán hàng cần chuẩn bị những gì? Hãy cùng bài viết sau đây của vieclam123.vn khám phá.

câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh vé máy bay
Khám phá trọn bộ câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh vé máy bay
Làm cách nào để chuẩn bị các câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh vé máy bay để trả lời một cách hiệu quả? Đặt câu hỏi thông minh trong buổi phỏng vấn đối với vị trí Nhân viên Kinh doanh vé máy bay như thế nào? Hãy cùng vieclam123.vn tìm hiểu.

câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh tour
Trọn bộ câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh tour và cách trả lời
Tìm hiểu về những câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh tour thường gặp nhất và cách trả lời những câu hỏi này theo hướng đi có thể gây ấn tượng với Nhà tuyển dụng thông qua bài viết dưới đây của vieclam123.vn.