close
cách
cách cách cách cách cách

Brand là gì? Tầm quan trọng của brand đối với doanh nghiệp

image

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Brand hay còn được gọi là thương hiệu chính là tổng hợp các giá trị vô hình của doanh nghiệp. Brand đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của mỗi doanh nghiệp, là đại diện những giá trị của doanh nghiệp in sâu trong tâm trí khách hàng. Cùng tìm hiểu về Brand và tầm quan trọng của nó qua bài viết dưới đây của Vieclam123.vn nhé.

1. Brand là gì?

Brand hay còn được gọi là thương hiệu, là tổng hợp những giá trị của doanh nghiệp tạo ra trong mắt khách hàng. Nhìn vào brand, khách hàng có thể biết được sản phẩm này được tạo ra bởi tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp nào. Brand có thể là những dấu hiệu, ký hiệu, biểu trưng xuất hiện trên bao bì sản phẩm hay chính bản thân sản phẩm. Một brand tốt sẽ tạo được lòng tin của khách hàng tin dùng sản phẩm.

Các yếu tố để làm nên Brand cho doanh nghiệp có thể kể đến bao gồm những yếu tố làm cho doanh nghiệp trở nên khác biệt với đối thủ cạnh tranh. Các yếu tố tạo thành Brand có thể là:

  • Hệ thống nhận diện sản phẩm bao gồm logo, bao bì, phông chữ được thiết kế riêng cho từng sản phẩm của doanh nghiệp.

  • Khẩu hiệu: hay còn được gọi là Slogan của doanh nghiệp, chính là lời cam kết về chất lượng dịch vụ, sản phẩm. Slogan thường ngắn gọn, dễ nhớ nhưng lại thể hiện được triết lý kinh doanh của doanh nghiệp. Ví dụ Slogan của Apple là “Think different”, Slogan của Viettel là “Hãy nói theo cách của bạn”

  • Tính năng của sản phẩm: Giá trị của thương hiệu được tạo nên bởi chất lượng của sản phẩm. Sản phẩm có chất lượng tốt, phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng, dần dần sẽ tạo nên sự uy tín cho doanh nghiệp.

Một số thương hiệu nổi tiếng trên thế giới có thể kể đến như: Coca cola, Walmart, Nike, Disney, Apple, Zara, ...

 Brand là gì

2. Tầm quan trọng của Brand

Thương hiệu đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của mỗi doanh nghiệp, là dấu ấn của doanh nghiệp đối với người tiêu dùng. Nói cách khác, thương hiệu chính là những cam kết về chất lượng, sự uy tín của sản phẩm, tạo được lòng tin với khách hàng. Những thương hiệu càng nổi tiếng càng chứng tỏ lòng tin của khách hàng vào sản phẩm càng cao. Chỉ có những sản phẩm chất lượng mới khiến khách hàng đã sử dụng tin tưởng để tiếp tục sử dụng vào những lần sau đó.

Doanh nghiệp tạo ra thương hiệu riêng, được khẳng định sức mạnh thông qua chất lượng sản phẩm. Sản phẩm mà doanh nghiệp tạo ra chỉ tồn tại trong một vòng đời nhất định, nhưng thương hiệu thì tồn tại lâu đời hơn, có thể qua nhiều chuỗi sản phẩm khác nhau.

Một lí do nữa khẳng định tầm quan trọng của thương hiệu chính là trong thời buổi kinh tế thị trường như hiện nay, nhu cầu của con người ngày càng dâng cao kèm theo đó là nhu cầu về sự đảm bảo chất lượng sản phẩm. Không ai muốn chi tiền cho một sản phẩm mà mình không biết chắc chất lượng của nó có thực sự tốt không. Thương hiệu chính là điều mà người tiêu dùng quan tâm để có niềm tin vào chất lượng sản phẩm.

Thêm vào đó, giữa hàng trăm ngàn sản phẩm cùng loại, cùng phục vụ một nhu cầu của con người thì thương hiệu chính là yếu tố để người tiêu dùng không bị nhầm lẫn và có thể lựa chọn được thương hiệu mình yêu thích.

3. So sánh Brand và Trademark

Có nhiều người bị nhầm lẫn giữa hai khái niệm Brand (thương hiệu) và Trademark (nhãn hiệu) mặc dù đây là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau. Để hiểu cụ thể hơn, chúng ta cần biết được rằng một thương hiệu (brand) có thể có nhiều nhãn hiệu (trademark). Thương hiệu và nhãn hiệu trong nhiều trường hợp có thể trùng nhau nên dễ gây hiểu nhầm.

Ví dụ Toyota là một thương hiệu nhưng trong quá trình hoạt động và tạo ra các sản phẩm khác nhau, mỗi sản phẩm lại gắn với một nhãn hiệu riêng như Innova hay Camry.

Brand là thương hiệu của công ty, thể hiện danh tiếng và sự uy tín của công ty đó trong mắt công chúng, trong khi Trademark là nhãn hiệu được đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, nó có thể là slogan, logo hay trang phục thương mại. Sau khi đăng kí thì Trademark đó thuộc toàn quyền sở hữu của công ty, doanh nghiệp mà không có bất kỳ tổ chức nào được phép sử dụng hay bắt chước. Trademark của một thương hiệu có thể được sử dụng mãi mãi, không có thời hạn kết thúc chỉ cần công ty vẫn còn có giấy tờ hợp lệ và thanh toán lệ phí cho nó.

 Brand là gì

Có thể hiểu Brand và Trademark theo một công thức tương đối đơn giản và dễ hiểu như:

Product (sản phẩm) + Trademark (nhãn hiệu) => Brand (thương hiệu)

Bởi vậy Brand có thể được xem là thực thể thỏa mãn tối đa nhu cầu con người. Không giống như trước đây, con người chỉ cần sử dụng sản phẩm để thỏa mãn nhu cầu trước mắt mà không chắc nó có được đảm bảo về chất lượng hay không (đó là khi sản phẩm ở dạng đơn thuần, chưa có nhãn mác, nguồn gốc xuất xứ). Con người ngày nay cần sử dụng sản phẩm có Trademark để phân biệt với những sản phẩm cùng loại khác, còn cần cả Brand (thương hiệu) để khẳng định về cá tính, thẩm mỹ và đảm bảo về chất lượng sản phẩm.

Có thể nói rằng thương hiệu chính là “đỉnh cao” của sản phẩm.

4. Doanh nghiệp xây dựng Brand như thế nào?

Brand có vai trò quan trọng như đã nêu trên, vậy mỗi doanh nghiệp làm thế nào để có thể xây dựng thương hiệu cho riêng mình. Bước xây dựng thương hiệu có thể xem là những bước đầu tiên, căn bản của một doanh nghiệp trước khi xâm nhập vào thị trường. Thương hiệu sẽ đi theo doanh nghiệp trong suốt quá trình hoạt động. Bởi vậy, doanh nghiệp cần nghiên cứu kỹ, nỗ lực truyền thông không ngừng nghỉ để có thể tạo ấn tượng với khách hàng, để khách hàng có thể nhận diện được thương hiệu của doanh nghiệp.

4.1. Xác định khách hàng mục tiêu của thương hiệu

Khi doanh nghiệp hoạt động, họ cần biết được sản phẩm của mình sẽ hướng đến đối tượng khách hàng nào. Nhờ vậy mà có thể xây dựng được thương hiệu phù hợp với thị hiếu và sở thích, thói quen của người tiêu dùng.

Khắc họa rõ nét chân dung người tiêu dùng chính là việc mà doanh nghiệp cần phải thực hiện. Trong thuật ngữ kinh doanh tiếng Anh, nó còn được gọi là bảng phân tích “Persona”, chính là bảng mô tả các thông tin chi tiết về khách hàng như độ tuổi, giới tính, công việc, thu nhập, trình độ học vấn, quan điểm sống, sở thích, thói quen, yếu tố ảnh hưởng, động lực hành động, điểm tác động, mục tiêu,... Phải có hiểu biết sâu sắc về chân dung khách hàng thì mới có thể xây dựng được thương hiệu phù hợp, truyền đạt thông điệp và giá trị kinh doanh tới đúng đối tượng.

4.2. Sứ mệnh của thương hiệu

Doanh nghiệp cần phải hiểu rõ thứ mà mình đang theo đuổi, biết được giá trị mà mình có thể mang đến cho khách hàng là gì. Khi xác định được giá trị, sứ mệnh của thương hiệu, doanh nghiệp sẽ có nền tảng để quyết định những khía cạnh khác trong chiến dịch xây dựng thương hiệu như logo, tagline, voice (tông giọng), message (thông điệp), personality (cá tính).

Ví dụ:

Chắc hẳn chúng ta đã rất quen thuộc với thương hiệu giày Nike, nhưng bạn đã biết sứ mệnh của thương hiệu này là gì chưa? Nó chính là “mang đến nguồn cảm hứng và sức sáng tạo đến mọi vận động viên trên thế giới”. Chính bởi sứ mệnh này mà Nike tập trung vào đối tượng là những vận động viên, người mà khi mang những đôi giày của Nike có thể thể hiện được phong độ tốt nhất. 

 Brand là gì

4.3. Nghiên cứu thị trường và đối thủ cạnh tranh

Doanh nghiệp cần phải nghiên cứu thị trường thật kỹ lưỡng, đặc biệt sử dụng những công cụ trong marketing như phân tích SWOT, cụ thể:

  • Strength (điểm mạnh): những giá trị khác biệt mà doanh nghiệp của bạn có thể mang tới cho thị trường này là gì. Những giá trị này có nổi bật và khác biệt so với đối thủ cạnh tranh hay không.

  • Weaknesses (Điểm yếu): Đánh giá khách quan những điểm yếu, điểm chưa bằng đối thủ của doanh nghiệp, từ đó đưa ra những giải pháp để khắc phục.

  • Opportunities (Cơ hội): Những cơ hội mà môi trường bên ngoài mang lại cho bạn là gì? Cơ hội đó có thể đến từ sự phát triển của công nghệ, sự ổn định của nền kinh tế, chính trị, ...Nắm bắt được những cơ hội sẽ giúp doanh nghiệp có thể phát triển nhanh chóng.

  • Threats (Rủi ro): Đánh giá những rủi ro mà doanh nghiệp có thể gặp phải khi xâm nhập thị trường mới.

Điểm mấu chốt trong việc phân tích SWOT của doanh nghiệp chính là nhấn mạnh vào những giá trị nổi bật mà doanh nghiệp có thể mang đến, tận dụng thời cơ, hạn chế rủi ro và khắc phục điểm yếu.

Không chỉ nghiên cứu thị trường mà doanh nghiệp còn cần phân tích đối thủ thật kỹ lưỡng, xem xét xem họ xây dựng thương hiệu như thế nào. Tuy nhiên, không được bắt chước đối thủ để xây dựng thương hiệu y chang. Doanh nghiệp cần phải tạo ra được sự khác biệt để thu hút được khách hàng sử dụng sản phẩm của bạn chứ không phải của đối thủ. 

Có chăng thì doanh nghiệp nên học hỏi từ những thành công và thất bại của đối thủ cạnh tranh để có thể rút ra được kinh nghiệm. Nghiên cứu đối thủ chính là bước tất yếu của doanh nghiệp trên hành trình xây dựng thương hiệu bới vẫn có câu “biết mình biết ta trăm trận trăm thắng”. 

Trong quá trình nghiên cứu đối thủ, doanh nghiệp sẽ biết được chất lượng, sản phẩm dịch vụ của đối thủ như thế nào, biết được thông điệp mà họ truyền tải qua thương hiệu, biết được cách học tiếp cận khách hàng qua các phương tiện truyền thông, từ đó doanh nghiệp có thể học hỏi và tham khảo, đồng thời tìm ra những hướng đi mới.

Khi nghiên cứu đối thủ, doanh nghiệp nên lựa chọn từ 2-4 đối thủ, là những thương hiệu lớn đã có chỗ đứng trên thị trường.

4.4. Xây dựng thương hiệu, logo, tagline

 Brand là gì

Muốn làm nổi bật được giá trị thương hiệu của bạn, bạn cần đào sâu, hiểu cặn kẽ về sản phẩm của mình, từ đó so sánh với sản phẩm, dịch vụ bên đối thủ để có thể xây dựng chiến lược tập trung vào lợi ích mà bạn nổi trội hơn đối thủ.

Trong tiếng Anh, giá trị cạnh tranh nổi bật này còn được gọi là “Unique Selling point” là những điểm đánh vào tâm lý khách hàng, khiến khách hàng quyết định lựa chọn công ty của bạn thay vì của đối thủ.

Nói đến xây dựng thương hiệu, doanh nghiệp cần phải xây dựng được logo riêng bởi hình ảnh chính là thứ đầu tiên nảy ra trong tâm trí khách hàng khi nhớ tới thương hiệu của bạn. Tiêu chuẩn để xây dựng logo mà doanh nghiệp cần quan tâm đến đó là kích thước, bố cục của logo, tông màu, phông chữ, icon, phong cách hình ảnh,...

Tạo dựng được logo ấn tượng, khác biệt dễ ghi nhớ mà vẫn thể hiện được giá trị thương hiệu hoàn toàn không phải việc đơn giản. Bởi vậy, doanh nghiệp cần đầu tư rất nhiều thời gian và công sức, mời những chuyên gia hàng đầu về để tạo dựng được một logo hoàn hảo.

4.5. Xây dựng thông điệp để lan tỏa thương hiệu

Khi đã xác định được những giá trị cốt lõi của thương hiệu, doanh nghiệp cần xây dựng tông giọng thương hiệu để khách hàng có được cái nhìn chung nhất về sản phẩm dịch vụ doanh nghiệp của bạn. Ví dụ tông giọng thương hiệu của bạn có thể là chuyên nghiệp, thân thiện, trẻ trung, năng động hay mang tính chất cung cấp thông tin. Có được tông giọng phù hợp sẽ giúp doanh nghiệp dễ dàng kết nối với khách hàng hơn.

Thông điệp mà thương hiệu doanh nghiệp mang lại cần phải ngắn gọn, súc tích để khi nhìn thấy nó, khách hàng có thể ngay lập tức biết được bạn là ai, bạn cung cấp sản phẩm gì và bạn đáp ứng nhu cầu nào của họ. Hãy làm thông điệp thương hiệu thật đơn giản, đánh vào tâm lý, cảm xúc khách hàng.

Khi đã có thương hiệu, doanh nghiệp cần phải làm mọi cách để tác động đến khách hàng bằng cách nghe, nhìn hay thậm chí là cảm nhận. Hình ảnh thương hiệu cần được trưng bày trong tòa nhà văn phòng, trên danh thiếp của nhân viên trong công ty, trên từng bao bì sản phẩm,...Website là một trong những công cụ quan trọng để doanh nghiệp có thể truyền tải thương hiệu và thu hút người dùng. 

=> Khi xây dựng thành công thương hiệu riêng của doanh nghiệp, doanh nghiệp  sẽ đạt được những giá trị như:

  • Tài sản thương hiệu: Những giá trị doanh thu, lợi ích mà thương hiệu mang lại cho doanh nghiệp, là những cam kết từ những cá nhân, tổ chức khi muốn sử dụng thương hiệu để tiêu thụ sản phẩm.

  • Định vị thương hiệu: hiểu một cách đơn giản chính là vị thế của doanh nghiệp trong tâm trí khách hàng

  • Tinh túy thương hiệu: là giá trị cảm tính, cảm xúc tinh túy mà doanh nghiệp ghi được dấu ấn trong lòng khách hàng.

Như vậy, qua bài viết trên đây của Vieclam123.vn, chắc hẳn bạn đã hiểu rõ thương hiệu là gì cũng như tầm quan trọng của việc xây dựng thương hiệu rồi chứ. Hiểu rõ những giá trị này sẽ giúp doanh nghiệp vạch ra được chiến lược xây dựng thương hiệu hiệu quả để nâng cao vị thế trên thị trường.

>> Tham khảo ngay:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
đối phó nỗi sợ hãi trong quá trình phỏng vấn
Tìm hiểu lý do và cách đối phó nỗi sợ hãi trong quá trình phỏng vấn
Chúng ta cần phải làm gì để đối phó nỗi sợ hãi trong quá trình phỏng vấn? Nỗi sợ hãi sẽ gây ra những điều gì và nguyên nhân của nỗi sợ hãi đó là gì? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết với vieclam123.vn qua bài viết dưới đây.

Kế toán bán hàng xin việc
Cách thức chuẩn bị giúp ứng viên Kế toán bán hàng xin việc hiệu quả
Nhu cầu của công việc Kế toán bán hàng hiện nay như thế nào? Kế toán bán hàng xin việc cần những tố chất gì? Khi xin việc, Kế toán bán hàng cần chuẩn bị những gì? Hãy cùng bài viết sau đây của vieclam123.vn khám phá.

câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh vé máy bay
Khám phá trọn bộ câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh vé máy bay
Làm cách nào để chuẩn bị các câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh vé máy bay để trả lời một cách hiệu quả? Đặt câu hỏi thông minh trong buổi phỏng vấn đối với vị trí Nhân viên Kinh doanh vé máy bay như thế nào? Hãy cùng vieclam123.vn tìm hiểu.

câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh tour
Trọn bộ câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh tour và cách trả lời
Tìm hiểu về những câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh tour thường gặp nhất và cách trả lời những câu hỏi này theo hướng đi có thể gây ấn tượng với Nhà tuyển dụng thông qua bài viết dưới đây của vieclam123.vn.