close
cách
cách cách cách cách cách

Due diligence là gì? Tầm quan trọng của Due diligence như thế nào?

image

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Due diligence được dịch sang tiếng Việt là thẩm định chi tiết, là một cuộc điều tra trước khi thực hiện một khoản đầu tư vào một doanh nghiệp hoặc một sản phẩm tiềm năng nào đó. Bài viết dưới đây của Vieclam123.vn sẽ giải thích cho các bạn về hoạt động Due diligence.

1. Due diligence là gì?

1.1. Due diligence là gì?

Due diligence là một cuộc điều tra về một cá nhân hay doanh nghiệp trước khi ký kết hợp đồng hợp tác, đầu tư. Đây được coi là hoạt động thể hiện sự cẩn trọng trong công việc. Kết quả của loại điều tra này góp phần đáng kể trong việc đưa ra quyết định đúng đắn, chính xác hơn dựa trên các tính toán về chi phí, lợi ích, rủi ro có thể xảy ra.

Việc thẩm định chi tiết thường được thực hiện trong những tình huống cụ thể như:

  • Xem xét báo cáo tài chính trước khi thực hiện đầu tư vào sản phẩm tiềm năng hoặc vào một doanh nghiệp

  • Nghiên cứu về doanh nghiệp trước khi ký kết thỏa thuận hoặc giao dịch tài chính

  • Các nhà đầu tư cũng thường thẩm định chi tiết trước khi mua chứng khoán của một công ty

  • Người bán thực hiện cuộc thẩm định với người mua để chắc chắn người mua có đủ khả năng, nguồn lực để hoàn tất giao dịch.

  • Thẩm định chi tiết được thực hiện trước khi các công ty đang tìm cách thực hiện các thương vụ mua bán, sáp nhập.

Việc thẩm định Due diligence cần được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật, và cần được tiến hành một cách công tâm, minh bạch nhất có thể.

Due Diligence là gì

1.2. Sự cần thiết của Due diligence

Due diligence giúp doanh nghiệp cảm thấy tự tin hơn khi đưa ra một quyết định làm thương vụ nào đó và có niềm tin vào sự thành công của nó. 

Due diligence giúp doanh nghiệp sớm phát hiện rủi ro có thể gặp phải trong quá trình thực hiện thương vụ cũng như sau quá trình này. Từ đó, có thể đưa ra quyết định từ bỏ thương vụ hoặc tăng thêm sức mạnh trong quá trình thương lượng. 

Như vậy, Due diligence giúp doanh nghiệp tự tin hơn, hiểu biết hơn và có thể chủ động thực hiện các thương vụ, đem lại hiệu quả kinh doanh tốt nhất.

2. Due diligence bao gồm những gì?

Các hình thức kiểm tra trong Due diligence bao gồm: thẩm định tài chính (Financial Due diligence), thẩm định về thương mại (Commercial Due diligence) và thẩm định trong pháp lý doanh nghiệp (Legal Due diligence). 

Trong đó:

1. Thẩm định tài chính: là công việc mà bất cứ doanh nghiệp nào cũng cần thực hiện để đánh giá hoạt động kinh doanh cơ bản của doanh nghiệp theo từng mục tiêu nhất định. Thẩm định tài chính bao gồm việc thu thập thông tin dữ liệu về tài sản của công ty, công nợ, dòng tiền, lợi nhuận cùng với các khoản vay hiện tại. Doanh thu và chi phí được xem là hai yếu tố được quan tâm hàng đầu trong hoạt động thẩm định tài chính.

2. Thẩm định về thương mại: là việc thẩm định môi trường kinh doanh mà doanh nghiệp được thẩm định đang hoạt động. Các khía cạnh cần đánh giá bao gồm đánh giá tập khách hàng tiềm năng, đánh giá đối thủ cạnh tranh. Các phương pháp thường xuyên được thực hiện như phân tích SWOT (đánh giá điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức của doanh nghiệp), phân tích KPCs (các tiêu chí khách hàng đánh giá khi quyết định sử dụng sản phẩm của công ty), phân tích CSFs, phân tích dự báo,..

3. Thẩm định pháp lý: là tìm hiểu các cơ sở pháp lý của giao dịch để đảm bảo rằng nó được thực hiện đúng theo quy định của pháp luật.

Bên cạnh đó, một số khía cạnh thường được tiến hành trong quá trình kiểm tra thẩm định như: Thẩm định về thuế (Tax Due diligence), Thẩm định hệ thống công nghệ thông tin (IT Due diligence), thẩm định về mặt tài sản trí tuệ (Intellectual Property Due diligence)

3. Các bước thẩm định chi tiết trong đầu tư cổ phiếu

Due Diligence là gì

Trước khi quyết định đầu tư cổ phiếu, cá nhân, doanh nghiệp cần thực hiện các bước sau đây:

Bước 1: Phân tích vốn hóa thị trường để biết được mức biến động giá cổ phiếu, quy mô tiềm năng của thị trường mục tiêu, và mức độ phân tán của quyền sở hữu công ty.

Bước 2: Phân tích xu hướng doanh thu, lợi nhuận, biên lợi nhuận để có được cái nhìn bao quát về tình hình phát triển.

Bước 3: Tìm hiểu về ngành và đối thủ cạnh tranh để xem xét mức độ cạnh tranh của công ty trong từng thị trường nhất định.

Bước 4: Định giá công ty

Bước 5: Tìm hiểu về quyền sở hữu cổ phiếu công ty của các nhà quản trị

Bước 6: Xem xét bảng cân đối kế toán để biết được số tiền mặt mà công ty sở hữu, số nợ và tài sản mà công ty có, đồng thời đối chiếu tỷ lệ nợ của công ty với các doanh nghiệp cùng ngành

Bước 7: Xem xét lịch sử giá cổ phiếu để biết mức độ biến động của giá cổ phiếu trong ngắn hạn, dài hạn, so sánh lợi nhuận được tạo ra trong quá khứ và xác định mức độ tương quan với biến động giá.

Bước 8: Đánh giá khả năng pha loãng cổ phiếu tức khả năng phát hành thêm cổ phiếu của công ty trong tương lai, như vậy giá cổ phiếu có thể sẽ bị ảnh hưởng.

Bước 9: Dự đoán về doanh thu, lợi nhuận của công ty, mức độ tăng trưởng trong vài năm tiếp theo, những tác động có thể ảnh hưởng đến sự phát triển dài hạn của công ty

Bước 10: Cân nhắc rủi ro dài hạn và ngắn hạn.

4. Một số vấn đề Due diligence trong giao dịch M&A

M&A là hoạt động mua bán, sáp nhập các công ty, doanh nghiệp. Trước khi thực hiện hoạt động M&A này, các công ty cần tiến hành kiểm tra chi tiết một số vấn đề sau đây:

1. Vấn đề tài chính: Tình hình tài chính của công ty mục tiêu như thế nào? Lợi nhuận ra sao? Tình trạng các khoản nợ? Có vấn đề gì với các khoản thu hay không? 

2. Vấn đề về công nghệ, quyền sở hữu trí tuệ: Công nghệ ở công ty mục tiêu như thế nào? các tài sản về sở hữu trí tuệ ra sao? Các sản phẩm được đăng ký quyền sở hữu trí tuệ.

3. Khách hàng và công việc bán hàng: tình trạng khách hàng mục tiêu, sự trung thành của khách hàng, phương pháp bán hàng của doanh nghiệp, những rủi ro tập trung ở khách hàng hiện tại và cách thức bán hàng, các công việc tồn đọng,..

4. Chiến lược phù hợp với bên mua: chiến lược hoạt động của công ty mục tiêu còn phải phù hợp với mục tiêu và chiến lược thị trường của công ty bên mua

5. Hợp đồng: Công ty thu mua cần phải xem xét các bản hợp đồng mà công ty mục tiêu đã ký kết, ví dụ như hợp đồng bảo lãnh, hợp đồng khách hàng và nhà cung cấp, thỏa thuận bồi thường, hợp đồng lao động,...

6. Vấn đề nhân sự, quản lý: chất lượng nhân sự và hệ thống quản lý như thế nào? 

7. Vấn đề kiện tụng: Công ty mục tiêu có đang thực hiện vụ kiện tụng nào không hoặc đã từng thực hiện vụ kiện tụng nào trong quá khứ.

8. Vấn đề thuế: Việc thực hiện nghĩa vụ thuế của công ty mục tiêu như thế nào?

9. Các vấn đề về chống độc quyền và các quy định liên quan

10. Vấn đề bảo hiểm: chính sách bảo hiểm của công ty mục tiêu

11. Các vấn đề chung của công ty

12. Vấn đề môi trường: Tác động hoạt động sản xuất, kinh doanh của công ty mục tiêu có ảnh hưởng như thế nào tới môi trường.

13. Giao dịch với các bên liên quan

14. Vấn đề thực hiện quy định của pháp luật

15. Tài sản

16. Các vấn đề liên quan đến sản xuất

17. Vấn đề tiếp thị, marketing: đại diện các bên bán hàng, nhà phân phối, đại lý của công ty mục tiêu, các quy trình bán hàng chuẩn, các thỏa thuận liên quan đến tiếp thị sản phẩm của công ty

18. Tình hình cạnh tranh của doanh nghiệp: công ty đối thủ cạnh tranh của công ty mục tiêu, ưu nhược điểm về sản phẩm và công nghệ so với các đối thủ cạnh tranh.

19. Hệ thống quản lý dữ liệu trực tuyến

20. Lịch trình tiết lộ: đây là bản lịch trình cần được thực hiện cẩn thận bởi bên công ty mục tiêu với công ty thu mua. Lịch trình này cần thực hiện chính xác, trong thời gian sớm nhất có thể

Như vậy, trên đây là giải thích của Vieclam123 về “Due diligence là gì”. Việc kiểm tra, rà soát các thông tin cần thiết trước khi thực hiện kinh doanh là vô cùng quan trọng dẫn tới sự suôn sẻ, thành công và đạt được những lợi ích tốt nhất.

>> Xem thêm tin:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
đối phó nỗi sợ hãi trong quá trình phỏng vấn
Tìm hiểu lý do và cách đối phó nỗi sợ hãi trong quá trình phỏng vấn
Chúng ta cần phải làm gì để đối phó nỗi sợ hãi trong quá trình phỏng vấn? Nỗi sợ hãi sẽ gây ra những điều gì và nguyên nhân của nỗi sợ hãi đó là gì? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết với vieclam123.vn qua bài viết dưới đây.

Kế toán bán hàng xin việc
Cách thức chuẩn bị giúp ứng viên Kế toán bán hàng xin việc hiệu quả
Nhu cầu của công việc Kế toán bán hàng hiện nay như thế nào? Kế toán bán hàng xin việc cần những tố chất gì? Khi xin việc, Kế toán bán hàng cần chuẩn bị những gì? Hãy cùng bài viết sau đây của vieclam123.vn khám phá.

câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh vé máy bay
Khám phá trọn bộ câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh vé máy bay
Làm cách nào để chuẩn bị các câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh vé máy bay để trả lời một cách hiệu quả? Đặt câu hỏi thông minh trong buổi phỏng vấn đối với vị trí Nhân viên Kinh doanh vé máy bay như thế nào? Hãy cùng vieclam123.vn tìm hiểu.

câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh tour
Trọn bộ câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh tour và cách trả lời
Tìm hiểu về những câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh tour thường gặp nhất và cách trả lời những câu hỏi này theo hướng đi có thể gây ấn tượng với Nhà tuyển dụng thông qua bài viết dưới đây của vieclam123.vn.