close
cách
cách cách cách cách cách

Thủ tục hành chính là gì? Nguyên tắc thực hiện thủ tục hành chính

image

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Thủ tục hành chính là một khái niệm quen thuộc chúng ta vẫn thường bắt gặp trong cuộc sống hàng ngày. Cụ thể thủ tục hành chính là gì, đặc điểm và nguyên tắc của thủ tục hành chính nhà nước là gì, chúng ta hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

1. Thủ tục hành chính là gì?

1.1 Thủ tục hành chính là gì?

Nhắc đến “thủ tục” chúng ta sẽ nghĩ ngay đến những quy trình và cách thức để giải quyết một công việc nào đó. Thủ tục hành chính được hiểu là “trình tự, cách thức giải quyết công việc của cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền trong mối quan hệ nội bộ hành chính và mối quan hệ giữa cơ quan hành chính nhà nước với tổ chức công dân.”

Thủ tục hành chính được thiết lập để các cơ quan nhà nước có thể thực hiện được các hoạt động quản lý nhà nước, đồng thời giúp các các nhân, tổ chức thực hiện được quyền lợi, nghĩa vụ của mình.  Thủ tục hành chính có vai trò quan trọng trong đời sống xã hội, ảnh hưởng trực tiếp đến các hoạt động đời sống của nhân dân và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

1.2. Ý nghĩa của thủ tục hành chính là gì?

Thủ tục hành chính góp phần tạo ra trật tự trong hoạt động quản lý của các cơ quan Nhà nước, đảm bảo đưa pháp luật vào trong đời sống, các quyết định được đưa ra có tính thống nhất, hợp pháp. Thủ tục hành chính giúp nhà nước thực hiện được nguyên tắc dân chủ trong quản lý, thể hiện trách nhiệm của nhà nước với nhân dân. Cuối cùng, thủ tục hành chính là biểu hiện của trình độ văn hóa, mức độ văn minh của nền hành chính trong một quốc gia.

Thủ tục hành chính cần phải đảm bảo ngắn gọn, hợp lý. Thủ tục hành chính rườm rà sẽ gây ra nhiều phiền phức trong việc thực hiện công việc chung của cơ quan nhà nước và quyền lợi của công dân.

Thủ tục hành chính là gì

2. Phân loại thủ tục hành chính nhà nước

Thủ tục hành chính nhà nước được phân loại một cách khoa học để cơ quan nhà nước có thể quản lý một cách hiệu quả. Dựa vào những đặc trưng nhất định, chúng ta có thể phân thủ tục hành chính nhà nước thành các loại như sau:

2.1. Theo đối tượng quản lý của Nhà nước

Theo đối tượng quản lý của nhà nước, thủ tục hành chính có thể được phân chia thành các loại như:

  • Thủ tục cấp giấy phép xây dựng

  • Thủ tục đăng ký kinh doanh

  • Thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

  • Thủ tục hộ tịch, hộ khẩu,...

2.2. Theo công việc của cơ quan Nhà nước

Dựa theo công việc của cơ quan nhà nước cần phải thực hiện, chúng ta phân thủ tục hành chính thành:

  • Thủ tục hành chính thông qua và ban hành bằng văn bản

  • Thủ tục tuyển dụng cán bộ, công chức

  • Thủ tục khen thưởng cán bộ, công chức

2.3. Theo chức năng chuyên môn

Dựa theo chức năng chuyên môn, thủ tục hành chính được phân loại thành:

  • Thủ tục hành chính cung cấp các dịch vụ thông tin

  • Thủ tục hành chính kiểm tra mức độ an toàn trong lao động

  • Thủ tục hải quan

Thủ tục hành chính là gì

2.4. Theo quan hệ công tác

Có ba nhóm thủ tục hành chính được phân loại theo quan hệ công tác là:

  • Thủ tục hành chính nội bộ

  • Thủ tục hành chính thực hiện thẩm quyền

  • Thủ tục hành chính văn thư

Sự xen kẽ của nhiều loại thủ tục hành chính như đã nêu trên đây yêu cầu người làm thủ tục hành chính phải cẩn trọng để tránh mắc sai lầm.

3. Đặc điểm của thủ tục hành chính là gì?

Thủ tục hành chính có một số đặc điểm cơ bản sau đây:

Thứ nhất, thủ tục hành chính do quy phạm pháp luật hành chính quy định. 

Thứ hai, thủ tục hành chính có tính mềm dẻo, linh hoạt. Tính linh hoạt, mềm dẻo để có thể phục vụ nhân dân trong những trường hợp cụ thể, tuy nhiên vẫn đảm bảo tính chặt chẽ, thống nhất.

Thứ ba, thẩm quyền ban hành và hình thức pháp lý thủ tục hành chính phải được quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền ban hành và được thể hiện dưới hình thức quy phạm thủ tục hành chính.

Thứ tư, chủ thể trong quan hệ giải quyết thủ tục hành chính, gồm bên chủ thể giải quyết thủ tục hành chính và bên đối tượng tham gia thủ tục hành chính. Trong đó, chủ thể giải quyết thủ tục hành chính bao gồm các cơ quan hành chính nhà nước. Đối tượng tham gia thủ tục hành chính bao gồm các cá nhân, tổ chức trong và nhà nước, các cơ quan nhà nước trong trường hợp giải quyết các công việc liên quan đến quyền chủ thể, nghĩa vụ pháp lý,...

Thủ tục hành chính là gì

4. Nguyên tắc của thủ tục hành chính là gì?

Thủ tục hành chính được quy định phải đảm bảo các nguyên tắc sau:

  • Đơn giản, dễ hiểu, dễ thực hiện

  • Phù hợp với mục tiêu quản lý hành chính của Nhà nước

  • Đảm bảo quyền bình đẳng của các đối tượng tham gia thủ tục hành chính

  • Tiết kiệm thời gian, chi phí của cá nhân, tổ chức và cơ quan hành chính nhà nước

  • Đảm bảo tính hợp hiến, hợp pháp, thống nhất, đồng bộ, hiệu quả của các quy định về thủ tục hành chính; thủ tục hành chính phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định trên cơ sở bảo đảm tính liên thông giữa các thủ tục hành chính liên quan, thực hiện phân công, phân cấp rõ ràng, minh bạch, hợp lý; dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật có quy định về thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền của cơ quan nào, cơ quan đó phải có trách nhiệm hoàn chỉnh.  

Nguyên tắc thực hiện hành chính phải:

  • Bảo đảm công khai, minh bạch các thủ tục hành chính đang được thực hiện.

  • Bảo đảm khách quan, công bằng trong thực hiện thủ tục hành chính.

  • Bảo đảm tính liên thông, kịp thời, chính xác, không gây phiền hà trong thực hiện thủ tục hành chính.

  • Bảo đảm quyền được phản ánh, kiến nghị của các cá nhân, tổ chức đối với các thủ tục hành chính.

  • Đề cao trách nhiệm của cán bộ, công chức trong giải quyết công việc cho cá nhân, tổ chức

5. Cải cách thủ tục hành chính là gì?

Cải cách thủ tục hành chính là việc người có thẩm quyền thay đổi kế hoạch thực hiện trình tự, thủ tục hành chính theo một mục tiêu nhất định. Thực hiện cải cách hành chính không làm thay đổi bản chất của hệ thống hành chính mà chỉ làm cho chúng trở nên hiệu quả hơn, phục vụ nhân dân hiệu quả hơn, đáp ứng yêu cầu quản lý kinh tế-xã hội của một quốc gia.

Nội dung của cải cách thủ tục hành chính bao gồm: cơ chế một cửa và một cửa liên thông, kiểm soát thủ tục hành chính, đánh giá tác động thủ tục hành chính, rà soát, đánh giá thủ tục hành chính và tiếp nhận, xử lý những phản ánh, kiến nghị.

Hy vọng bài viết trên đây của Vieclam123.vn đã mang đến cho các bạn những thông tin hữu ích để bạn hiểu rõ hơn về thủ tục hành chính và những nguyên tắc, đặc điểm của nó. Thủ tục hành chính càng được quy định cụ thể, rõ ràng bao nhiêu thì việc thực thi sẽ càng hiệu quả hơn, góp phần cải thiện cuộc sống và hoạt động sản xuất kinh doanh của nhân dân.

>> Tham khảo thêm:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
đối phó nỗi sợ hãi trong quá trình phỏng vấn
Tìm hiểu lý do và cách đối phó nỗi sợ hãi trong quá trình phỏng vấn
Chúng ta cần phải làm gì để đối phó nỗi sợ hãi trong quá trình phỏng vấn? Nỗi sợ hãi sẽ gây ra những điều gì và nguyên nhân của nỗi sợ hãi đó là gì? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết với vieclam123.vn qua bài viết dưới đây.

Kế toán bán hàng xin việc
Cách thức chuẩn bị giúp ứng viên Kế toán bán hàng xin việc hiệu quả
Nhu cầu của công việc Kế toán bán hàng hiện nay như thế nào? Kế toán bán hàng xin việc cần những tố chất gì? Khi xin việc, Kế toán bán hàng cần chuẩn bị những gì? Hãy cùng bài viết sau đây của vieclam123.vn khám phá.

câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh vé máy bay
Khám phá trọn bộ câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh vé máy bay
Làm cách nào để chuẩn bị các câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh vé máy bay để trả lời một cách hiệu quả? Đặt câu hỏi thông minh trong buổi phỏng vấn đối với vị trí Nhân viên Kinh doanh vé máy bay như thế nào? Hãy cùng vieclam123.vn tìm hiểu.

câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh tour
Trọn bộ câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh tour và cách trả lời
Tìm hiểu về những câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh tour thường gặp nhất và cách trả lời những câu hỏi này theo hướng đi có thể gây ấn tượng với Nhà tuyển dụng thông qua bài viết dưới đây của vieclam123.vn.