Blog

Niềng răng ăn được những gì và những thực phẩm phù hợp cho răng niềng

22/11/2022

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Niềng răng là phương pháp dùng các khí cụ như mắc cài, dây cung, chun, vis… để kéo, nắn chỉnh răng về vị trí hợp lý, giúp bạn có hàm răng khỏe mạnh, đều đẹp. Vào những ngày đầu mới niềng răng, nhiều bạn sẽ cảm thấy khá khổ sở, vất vả, kiêng khem đủ thứ và tự hỏi niềng răng ăn được những gì? Để chăm sóc sức khỏe răng miệng vào giai đoạn niềng răng, việc hạn chế ăn các đồ uống, thực phẩm gây ảnh hưởng tới răng đặc biệt quan trọng. Cùng tìm hiểu những món ăn nên ăn và không nên ăn cho dân niềng răng qua bài viết sau đây nhé!

1. Tại sao niềng răng cần phải lựa chọn thực đơn?

Khi bác sĩ gắn các khí cụ, khay niềng hoặc mắc cài lên răng, khoang miệng và lợi của bạn sẽ cảm thấy vô cùng khó chịu, cộm khi nói chuyện, ăn uống và có thể làm xước má trong, nhất là những người mới niềng răng. Bên cạnh đó, trong khoảng thời gian vừa tiến hành niềng răng, răng sẽ cảm thấy yếu, đau hơn bình thường do khí cụ tác động lên răng để nắn, kéo, chỉnh răng về đúng vị trí.

Niềng răng nên lựa chọn các thực phẩm phù hợp

Bởi vậy, nếu bạn không chăm sóc răng miệng đúng cách, những điều trên sẽ gây ra cảm giác khó chịu trong việc ăn nhai thức ăn và dễ mắc các bệnh về răng miệng. Vì vậy, yếu tố quan trọng khi niềng răng bạn cần phải nắm được là thói quen ăn uống của mình, cần biết được niềng răng ăn được những gì và kiêng ăn những gì để tránh răng lợi bị tổn thương và không làm gián đoạn thời gian niềng răng.

2. Niềng răng ăn được những gì và không nên ăn những gì?

2.1. Niềng răng nên ăn những thực phẩm nào?

Trên thực tế, nếu bạn đã trải qua một thời gian niềng răng, bạn hoàn toàn có thể ăn nhai như người bình thường. Tuy vậy, với những người mới niềng răng sẽ cảm thấy răng ê buốt, nhức mỏi và chưa quen, do đó sẽ gặp khó khăn trong ăn uống. Bởi vậy, khi mới niềng răng hoặc trong giai đoạn niềng răng, các bác sĩ chỉnh nha khuyến khích bạn nên ăn những thực phẩm dưới đây.

Niềng răng ăn được những gì và không nên ăn những gì

2.1.1. Sữa và chế phẩm từ sữa

Sữa và các thực phẩm, chế phẩm từ sữa như các loại bơ mềm, phô mai, bánh hay các loại đồ uống làm từ sữa như sữa chua, sữa tươi… Các thực phẩm này giúp bạn dễ dàng ăn nhai hơn, bổ sung cho cơ thể đầy đủ chất dinh dưỡng, tránh tình trạng hóp má, sụt cân và làm ảnh hưởng tới răng miệng.

2.1.2. Thực phẩm xốp, mềm

Với câu hỏi niềng răng ăn được những gì, thì các thực phẩm mềm, xốp là một trong các món ăn nên nằm trong thực đơn của người niềng răng như đậu hũ, bột ngũ cốc, bánh xốp, bánh mì,... Các thực phẩm này giúp bạn gia tăng cảm giác ngon miệng và bổ sung dinh dưỡng cần thiết trong giai đoạn niềng răng.

2.1.3. Các món từ trứng và thức ăn chín mềm

Các món ăn từ trứng có rất nhiều vitamin D tốt cho răng như trứng luộc, trứng hấp, bánh bông lan, bánh flan… Bởi vậy, khi đeo niềng bạn có thể ăn trứng với liều lượng vừa phải, khoảng 3 – 4 quả/tuần.

Nên ăn các thực phẩm chín mềm

Bên cạnh đó, để hạn chế tối đa thực phẩm tác động tới răng miệng mà vẫn bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể, bạn có thể chế biến các món hầm nhừ và thức ăn chín mềm để món ăn thêm đa dạng. Ví dụ như: Cháo, cá kho, thịt kho, mì ống, khoai tây nghiền,...

2.1.4. Trái cây, rau củ mềm

Dân niềng răng cũng có thể ăn các loại trái cây, rau củ để bổ sung đầy đủ dưỡng chất và vitamin cho cơ thể. Để bảo vệ răng tốt nhất, bạn nên ăn các loại trái cây mềm, hoặc làm thành sinh tố, ép thành nước hay luộc các loại rau củ cho mềm, giúp quá trình ăn uống dễ dàng. Một số rau củ, hoa quả bạn có thể ăn như: đu đủ chín, dưa hấu, thanh long, xoài chín, kiwi, rau củ luộc cắt nhỏ….

2.2. Nên kiêng ăn gì khi mới niềng răng?

Ngoài việc biết được niềng răng ăn được những gì, bạn cũng cần hạn chế một số loại thực phẩm dưới đây để hàm răng luôn trắng sáng và khỏe mạnh:

- Hạn chế ăn và uống các bánh kẹo, đồ uống có chứa đường vi các mảng bám và vi khuẩn dễ hình thành hơn. Nếu bạn không vệ sinh kỹ và sạch sẽ, vi khuẩn sẽ lên men và hình thành nên các bệnh về nướu và răng….

- Soda và kẹo: Các thực phẩm này có chứa màu nhân tạo, có thể khiến xỉn màu, vàng răng khiến răng mất thẩm mỹ.

- Không nên uống rượu, bia, đồ uống có cồn: Răng sẽ trở nên nhạy cảm hơn và vàng ố răng nếu bạn sử dụng các đồ uống này, khiến men răng bị hỏng.

Những thực phẩm nên kiêng khi niềng răng

- Trong cà phê và trà chứa nhiều caffeine gây tác động trực tiếp tới răng làm xỉn màu răng, vì vậy bạn nên hạn chế sử dụng đồ uống này khi niềng răng.

- Thức ăn nhanh, thức ăn chiên giòn như khoai tây chiên, quẩy, bánh quy,... cũng khiến răng bạn nhanh bị sâu nếu vệ sinh không kỹ.

- Tránh ăn các đồ cứng như chân gà, sụn, hoa quả cứng, giòn sẽ khiến mắc cài bị biến dạng và răng bị ảnh hưởng.

- Không nên ăn, uống thực phẩm lạnh như kem, nước đá sẽ khiến răng ê buốt, ảnh hưởng tới hiệu quả điều trị.

- Tránh các món ăn như: Bánh cuộn cứng, bánh mì tròn, vỏ pizza, bánh quy cứng, khoai tây chiên, bắp rang bơ, quả hạch, kẹo dẻo, kẹo cứng, kẹo cao su…

Bạn cũng nên hạn chế các thực phẩm chứa đường như kẹo, bánh ngọt, chè… vì đường trộn với nước bọt sẽ tạo thành mảng bám bao phủ lên trên răng.

3. Một số câu hỏi thường gặp về thực phẩm cho người niềng răng

- Mới niềng răng nên ăn gì? Trong những ngày đầu mới niềng răng, bạn sẽ cảm thấy ê răng, nhức răng và không thể ăn uống, nhất là những bạn kết hợp với nâng khớp hoặc nong hàm… Quá trình ăn uống khó khăn và chưa quen, do đó bạn nên sử dụng các thực phẩm lỏng, mềm như cháo thịt băm, cua, tôm; trứng; các loại súp; óc heo… Sau khoảng 2 tuần, khi đã quen dần với các khí cụ, bạn nên tập nhai thức ăn mềm để răng miệng quen hơn và tránh tình trạng hóp má.

- Có nên uống nước có ga khi niềng răng? Bạn nên hạn chế uống nước có ga vì chúng sẽ gây ảnh hưởng tới răng miệng của bạn, khiến cho lợi của bạn bị tổn thương, răng và mắc cài có thể bị bào mòn, oxy hóa…

- Ăn kem khi niềng răng được không? Để tránh tình trạng ê, buốt răng, bạn nên hạn chế ăn kem và đồ ăn lạnh. Tuy nhiên, đôi khi bạn cũng có thể thưởng thức các loại kem mềm cũng không sao, chi cần dùng thìa xúc từng miếng nhỏ và không nên cắn.

Tập nhai thức ăn khi răng đã bớt ê để tránh hóp má

- Ăn mì khi niềng răng được không? So với cơm thì mì mềm hơn, không tác động vào lực ăn nhai quá nhiều, dễ ăn và bám dính không quá nhiều sau khi ăn. Bởi vậy, khi niềng răng, bạn có thể ăn các loại mì ống, mì nui… mềm để bữa ăn thêm phong phú.

- Dân niềng răng nên ăn sáng như thế nào? Để có năng lượng hoạt động trong một ngày dài, bữa sáng vô cùng quan trọng, đặc biệt với người niềng răng để tránh cân nặng tụt dốc không phanh. Bạn thích ăn món gì cũng được, chỉ cần có độ mềm và độ dinh dưỡng nhất định. Ví dụ như bánh mì với sữa, các loại bột ngũ cốc, hoặc trứng, sữa…

4. Một số lưu ý cần biết khi đang niềng răng

Để có thể bảo vệ sức khỏe cho răng miệng và đẩy nhanh hiệu quả điều trị, bạn nên nắm được một số lưu ý quan trọng dưới đây:

- Nên nhai kỹ thức ăn và ăn chậm, thức ăn nên được cắt nhỏ để đảm bảo sức khỏe cho răng miệng và tránh một số bệnh liên quan tới đường tiêu hóa.

- Không sử dụng răng cắn các vật dụng như nắp lon nước, nắp chai hay cắn xé vỏ kẹo, đồ dai, cứng,... khiến răng bị ảnh hưởng và làm hỏng khí cụ niềng.

- Khi niềng răng nên duy trì thói quen chăm sóc răng miệng, dùng tăm nước, bàn chải điện hoặc bàn chải lông mềm để chải răng, nên đánh răng tối thiểu ngày 2 – 3 lần và sau ăn khoảng 30 phút.

Nên nhai kỹ thức ăn và ăn chậm

- Dùng nước súc miệng và kem đánh răng có chứa fluoride giúp răng cứng chắc và bảo vệ sức khỏe răng miệng trong quá trình niềng.

- Trong quá trình niềng răng, nên tuân thủ theo các hướng dẫn của đội ngũ bác sĩ và tái khám đúng lịch hẹn. Bạn cũng nên thường xuyên theo dõi quá trình răng di chuyển, nếu phát hiện những điều bất thường thì nên liên hệ để trao đổi với bác sĩ. Mỗi lần tái khám, bác sĩ sẽ chỉnh lại lực kéo mắc cài nên bạn sẽ chỉ có thể ăn đồ mềm trong một vài ngày đầu.

Như vậy, qua bài viết này, bạn đã biết được niềng răng ăn được những gì và những món ăn nên kiêng khi niềng răng. Trên thực tế, bạn có thể ăn những món ăn mà bạn muốn, tránh kiêng cữ quá khổ sở. Tuy vậy, bạn nên hạn chế ăn đồ dai, cứng, dẻo gây ảnh hưởng tới răng và mắc cài. Đồng thời, bạn cũng nên giữ vệ sinh răng miệng thật kỹ để tránh răng, lợi bị viêm, sâu răng hay ố vàng. Chúc bạn có một hàm răng chắc khỏe, đều đẹp và trắng sáng nhé!

Răng khểnh có ý nghĩa gì?

Những chiếc răng khểnh là sự xô lệch răng khỏi cung hàm, khiến nhiều người thắc mắc răng khểnh có ý nghĩa gì, có nên giữ răng khểnh hay làm răng khểnh hay không? Để hiểu rõ thêm thông tin về răng khểnh, cùng tìm hiểu bài viết dưới đây nhé!

Răng khểnh có ý nghĩa gì?

 Điểm: 2.9  (17 bình chọn)

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Tìm hiểu chiến lược mở rộng thương hiệu – Brand Extension là gì?
Brand Extension là chiến lược kinh doanh của các doanh nghiệp, tập đoàn với mục tiêu giúp thương hiệu của họ nâng cao được độ phủ sóng đến với thị trường. Hãy cùng vieclam123.vn tìm hiểu Brand Extension là gì và những đặc điểm của chiến lược này?

18/07/2023

Bảo đảm tín dụng là gì và những đặc điểm của bảo đảm tín dụng
Bảo đảm tín dụng là gì và ngân hàng có cách thức bảo đảm tín dụng như thế nào trước khi tiến hành các giao dịch cho vay. Vieclam123.vn sẽ đưa đến thông tin cho bạn.

17/07/2023

Door to door service là gì và những lợi ích của door to door service
Door to door service là gì? Door to door service sẽ đem lại những lợi ích nào? Làm cách nào để có thể sử dụng hình thức door to door service? Các câu hỏi này sẽ được giải pháp một cách xúc tích ở ngay đường link bên dưới nhé.

14/07/2023

Demurrage and Detention là gì? Lý do áp dụng trong xuất nhập khẩu
Demurrage and Detention là gì? Đây là hai thuật ngữ trong ngành xuất nhập khẩu mà ai trong nghề cũng phải biết. Demurrage and Detention là các khoản phí lưu container, lưu bãi hoặc tại kho riêng của khách mà người gửi cần trả khi vận chuyển hàng hoá.

13/07/2023