close
cách
cách cách cách cách cách

Cách sử dụng ngôn ngữ cơ thể khi phỏng vấn xin việc hiệu quả

image

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Bạn đang chuẩn bị tham gia phỏng vấn xin việc? Sau đây là một số việc khiến nhà tuyển dụng có ấn tượng xấu về bạn: bắt tay nhanh và gấp gáp trong vài giây ngắn ngủi, ngồi nghiêng ngả trên ghế, tránh giao tiếp bằng mắt và bẻ khớp tay khi trả lời câu hỏi. Hình thức bên ngoài đóng một vai trò rất quan trọng khi phỏng vấn. Điều này không chỉ bao gồm cách bạn ăn mặc mà còn cả cách bạn thể hiện bản thân mình. Kể cả khi bạn đã trả lời hết các câu hỏi mà không mắc lỗi nào, ngôn ngữ cơ thể không đúng có thể khiến nhà tuyển dụng hiểu sai về bạn và ảnh hưởng đến kết quả cuối cùng của buổi phỏng vấn.  Tham khảo những gợi ý sau để thể hiện được sự đĩnh đạc, tự tin - không bồn chồn hay kiêu ngạo - khi tham gia phỏng vấn.

1. Trước buổi phỏng vấn

Chuẩn bị trước buổi phỏng vấn

Hãy tự tin ngay cả trước khi buổi phỏng vấn diễn ra. Trong lúc chờ đợi đến lượt phỏng vấn, giữ tư thế tốt khi đứng hoặc ngồi. Giữ lưng thẳng và ngẩng đầu vừa phải. Mặc dù bạn không gặp nhà tuyển dụng vào lúc này, lễ tân hoặc bất cứ đồng nghiệp “tương lai” nào của bạn có thể đang quan sát bạn. 

Khi ngồi xuống chờ, hãy đặt cặp tài liệu hoặc túi xách bên trái ghế của bạn. Điều này sẽ khiến mọi việc tiện lợi hơn khi bạn phải bắt tay người phỏng vấn hoặc lấy tài liệu cá nhân. 

2. Bắt đầu buổi phỏng vấn: Bắt tay

Bắt đầu buổi phỏng vấn: Bắt tay

Rất có thể chiếc bắt tay sẽ là lần duy nhất bạn trực tiếp có “va chạm” với nhà tuyển dụng trong suốt buổi phỏng vấn. Các nghiên cứu cho thấy rằng bắt tay đóng vai trò quan trọng giúp hình thành ấn tượng đầu tiên khi hai người gặp nhau. Vì vậy hãy làm nó thật tốt. Chiếc bắt tay của bạn không nên quá mạnh hoặc quá nhẹ. Hãy bắt tay một cách chắc chắn, vững vàng. Khi bắt tay bạn hãy nhìn người phỏng vấn và nở nụ cười tươi nhé!

3. Trong lúc phỏng vấn 

Trong khi ấn tượng đầu tiên đóng một vai trò rất quan trọng, nhà tuyển dụng sẽ có thêm thời gian để tìm hiểu và đánh giá bạn thông qua buổi phỏng vấn. Câu trả lời phỏng vấn của bạn rất quan trọng, cũng như cách bạn lắng nghe và đưa ra câu trả lời. Hãy ghi nhớ những mẹo ngôn ngữ cơ thể sau:

Giữ tư thế ngồi chuẩn

3.1. Tư thế và dáng ngồi

Đầu tiên: Đừng ngồi sụp lưng. Hãy giữ lưng bạn thẳng. Hơi nghiêng người về đằng trước khi muốn thể hiện sự hứng thú với việc gì đó. Đừng ngồi dựa hẳn vào lưng ghế, điều này có thể khiến bạn trông có vẻ đang chán hoặc không thực sự tập trung.

Tránh kiểu ngồi khoanh tay hoặc để đồ ở trên đùi, những thói quen này sẽ khiến bạn trông có vẻ không thoải mái, đang lo lắng và cần làm vậy để cảm thấy an toàn hơn khi phỏng vấn.

Chú ý: Nếu bạn được chọn loại ghế ngồi, hãy dùng ghế có phần lưng tựa thẳng; ghế có đệm có thể thoải mái hơn nhưng với chúng, bạn sẽ khó có được tư thế ngồi đẹp. 

3.2. Tránh ngồi vắt chéo chân

Các chuyên gia đều đưa ra lời khuyên rằng ứng viên không nên ngồi vắt chéo chân. Với một buổi phỏng vấn dài, bạn có thể cần thay đổi tư thế gác và điều này sẽ gây cảm giác như bạn đang bồn chồn.

3.3. Kìm nén thói quen bồn chồn

Nói về sự bồn chồn, nếu bạn là một người hay cắn móng tay, bẻ khớp tay, vuốt tóc hoặc rung đùi, đừng cho phép những thói quen này diễn ra trong buổi phỏng vấn. Tất cả những thói quen trên sẽ khiến bạn trở nên không chuyên nghiệp và lo lắng trong mắt nhà tuyển dụng. Thêm vào đó, hầu hết các thói quen này được coi là không lịch sự khi giao tiếp.

3.4. Sử dụng tay khi nói chuyện

Bạn có thể nói chuyện tự nhiên khi sử dụng tay được không? Hãy sử dụng chúng trong buổi phỏng vấn của bạn. Việc không sử dụng thói quen này khi phỏng vấn sẽ khiến không khí trở nên mất tự nhiên. Tuy nhiên, hãy đảm rằng bạn không sử dụng động tác tay quá mạnh hoặc quá nhiều. Điều này có thể khiến bạn bị “lố” hoặc làm nhà tuyển dụng phân tâm khi phỏng vấn.

Sử dụng giao tiếp bằng mắt

3.5. Giao tiếp bằng ánh mắt

Một điều rất quan trọng là bạn cần giao tiếp bằng mắt với nhà tuyển dụng khi phỏng vấn. Tuy nhiên, đừng nhầm lẫn rằng bạn luôn phải giao tiếp bằng mắt. Điều ấy sẽ không khí trở nên lúng túng hoặc quá nghiêm trọng. Cùng lúc đó, việc tránh giao tiếp bằng mắt sẽ khiến bạn trở nên không đáng tin và xa cách - nó có thể làm câu trả lời của bạn thiếu tính tự tin và độ xác thực. Hãy cân bằng nó: Đặt mục tiêu giao tiếp ánh mắt khi bạn lắng nghe câu hỏi và trả lời chúng, nhưng thỉnh thoảng hãy nghỉ ngơi và đưa mắt ra xung quanh.

Chú ý: Liệu việc nhìn xung quanh có thích hợp? Hãy nghĩ về cách bạn nói chuyện với một người bạn.

4. Luyện tập ngôn ngữ cơ thể của bạn

Luyện tập ngôn ngữ cơ thể của bạn

Bạn nên thường xuyên luyện tập ngôn ngữ cơ thể khi thực hành trả lời các câu hỏi phỏng vấn để tạo thói quen. Đương nhiên khi lo lắng, cơ thể bạn sẽ phản ứng theo một cách nhất định. vậy nên bạn cần học cách kiểm soát chúng một cách có ý thức. Luyện tập với bạn bè hoặc người hướng dẫn để đảm bảo rằng bạn đã thật sự biết hết thói quen cơ thể của mình trước khi tham gia phỏng vấn.

>> Xem thêm tin:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
cửa hàng nhượng quyền là gì
Cửa hàng nhượng quyền là gì và cách xây dựng cửa hàng nhượng quyền?
Bạn muốn mở rộng mô hình kinh doanh của mình bằng cửa hàng nhượng quyền? Bạn không biết cửa hàng nhượng quyền là gì? Bạn không biết xây dựng cửa hàng nhượng quyền như thế nào? Cùng vieclam123.vn tìm hiểu sau đây nhé!

Brand health là gì
Brand health là gì? Cách thức đo lường và cải thiện Brand health.
Brand health (sức khỏe thương hiệu) là một trong những yếu tố quan trọng nhất đánh giá sự phát triển của thương hiệu doanh nghiệp. Vậy Brand health là gì? Đo lường như thế nào?, chúng ta cùng vieclam123.vn tìm hiểu sau đây nhé!

quản lý là làm gì
Quản lý là làm gì? Vai trò quan trọng của quản lý trong tổ chức
Quản lý là làm gì? Quản lý là một bộ phận phận quan trọng trong bất kỳ tổ chức nào, với vai trò kiểm soát hoạt động và định hướng kế hoạch phát triển.

Ngành điện điện tử làm gì
Ngành điện điện tử làm gì? Lý do bạn nên học ngành điện điện tử?
Ngành điện điện tử làm gì? Ngành điện điện tử là ngành học vô cùng hữu ích và áp dụng thực tế rất nhiều. Chương trình học vô cùng bài bản và chuyên sâu.