close
cách
cách cách cách cách cách

Giao tiếp phi ngôn và tầm quan trọng của việc giao tiếp phi ngôn

image

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Giao tiếp phi ngôn ngữ bao gồm các cử chỉ, nét mặt, giọng nói, giao tiếp bằng mắt, ngôn ngữ cơ thể, tư thế và những phương thức khác giúp mọi người giao tiếp mà không cần sử dụng ngôn ngữ. Khi đang phỏng vấn xin việc hoặc tham gia cuộc họp, khả năng giao tiếp phi ngôn ngữ sẽ đóng một vai trò rất quan trọng, gần như ngang hàng với khả năng phản hồi bằng lời nói của bạn.  Tại sao nó lại quan trọng đến vậy? Khả năng giao tiếp phi ngôn ngữ có thể tạo ra ấn tượng tích cực (hoặc tiêu cực) về bạn. Khoanh tay sẽ làm bạn có vẻ như đang phòng thủ. Tư thế kém sẽ làm bạn có vẻ không chuyên nghiệp. Ánh mắt luôn nhìn xuống dưới hoặc tránh giao tiếp bằng mắt sẽ làm mất đi vẻ tự tin của bạn.  Nhà tuyển dụng sẽ đánh giá những gì bạn làm cũng như những gì bạn nói khi phỏng vấn, và bạn có thể sử dụng kỹ năng giao tiếp phi ngôn ngữ để tạo ra một ấn tượng tốt nhất cho bản thân. Nếu loại kỹ năng này chưa phải là thế mạnh của bạn, hãy luyện tập chúng để bạn có thể tạo được ấn tượng tốt với đồng nghiệp trong công ty hay ngoài xã hội. 

 

Tầm quan trọng của giao tiếp phi ngôn ngữ

1. Tầm quan trọng của giao tiếp phi ngôn ngữ

Hầu hết ứng viên và nhân viên sẽ chuẩn bị kỹ lưỡng những gì họ muốn nói trong các buổi phỏng vấn hay họp phòng ban.

Tuy nhiên, biết trước những gì bạn sẽ nói chỉ là một phần của vấn đề. Một điều quan trọng không kém là bạn biết cách truyền tải nội dung của mình thông qua ngôn ngữ cơ thể. Thành công khi phỏng vấn hoặc trong các mối quan hệ phần lớn sẽ được quyết định bởi ấn tượng của mọi người về bạn và cách họ phản hồi lại với những gì bạn nói.

2. Ví dụ về kỹ năng giao tiếp phi ngôn ngữ

Bạn muốn nâng cao kỹ năng giao tiếp phi ngôn ngữ của mình? Tham khảo danh sách các kỹ năng giao tiếp phi ngôn ngữ dưới đây của Vieclam123 và luyện tập bất kỳ kỹ năng nào bạn nghĩ mình đang thiếu.

Ví dụ về kỹ năng giao tiếp phi ngôn ngữ

  • Tránh sự xuề xòa. Ngồi thẳng lưng hoặc hơi nghiêng người về phía trước khi muốn tương tác. 

  • Tránh việc đột nhiên bật cười, đặc biệt khi mọi người đang nói chuyện nghiêm túc.

  • Biểu đạt điều bạn muốn nói bằng tay hoặc biểu cảm khuôn mặt để tạo không khí cho cuộc nói chuyện. (Tuy nhiên, tránh dùng chúng quá mức; điều này có thể gây ra sự không chỉnh chu và không chuyên nghiệp khi nói chuyện) 

  • Không mang theo điện thoại, đồ uống hoặc bất cứ thứ gì có thể khiến bạn mất tập trung trong cuộc họp hay buổi phỏng vấn.

  • Không tỏ ra bồn chồn và run rẩy chân tay khi nói chuyện.

  • Giao tiếp bằng mắt thường xuyên nhưng không liên tục trong suốt buổi phỏng vấn. 

  • Tập trung vào cuộc trò chuyện.

  • Trong một buổi phỏng vấn nhóm, hãy giao tiếp bằng mắt với nhiều người nói khác nhau.

  • Giới thiệu bản thân bằng một nụ cười và chiếc bắt tay. Hãy đảm bảo rằng lòng bàn tay bạn lúc đó khô ráo.

  • Đừng tự sờ mặt mình hay vuốt tóc khi nói chuyện.

  • Lắng nghe đối phương cẩn thận và không ngắt lời họ.

  • Giữ cánh tay ở trạng thái rộng mở, thoải mái; khoanh tay thể hiện bạn đang lo lắng hay phòng thủ điều gì đó.

  • Điều chỉnh tông giọng sao cho phù hợp để thể hiện sự phấn khích. Ngắt nghỉ hợp lý giữa các câu và ý chính.

  • Gật đầu để thể hiện sự ủng hộ của bạn với điều gì đó. 

  • Quan sát phản ứng của những người khác khi nghe ý kiến của bạn.

  • Nhận biết các tín hiệu phi ngôn ngữ của người khác. Giải thích thêm nếu họ chưa hiểu và dừng lại đúng lúc.

  • Khi ai đó kể chuyện cười, đừng cố gắng cười gượng gạo nếu không thật sự muốn cười. 

  • Hạn chế nhìn đồng hồ, điện thoại hoặc thể hiện bất kỳ dấu hiệu mất tập trung nào khác.

  • Tôn trọng không gian cá nhân cho phép của mỗi đối tượng giao tiếp. 

  • Bắt tay vững vàng, chắc chắn nhưng không quá mạnh.

  • Thể hiện rằng bạn quan tâm đến những gì người phỏng vấn nói.

  • Mỉm cười để thể hiện sự thích thú hoặc hài lòng với cuộc trò chuyện.

  • Luôn giữ bình tĩnh ngay cả khi bạn đang lo lắng.

  • Tránh cách nói đơn điệu hoặc hời hợt. Điều này sẽ thể hiện bạn không thật sự quan tâm đến cuộc trò chuyện.

3. Giao tiếp khi phỏng vấn xin việc

Giao tiếp khi phỏng vấn xin việc

Khả năng giao tiếp phi ngôn ngữ có thể giúp bạn ghi điểm khi phỏng vấn xin việc, hoặc để lại cho nhà tuyển dụng ấn tượng rằng bạn chỉ giỏi nói thôi chứ không có gì đặc biệt cả. Sử dụng giao tiếp phi ngôn ngữ phù hợp với nội dung điều bạn đang muốn nói có thể thuyết phục nhà tuyển dụng rằng bạn thực sự quan tâm đến công việc và bạn là ứng cử viên sáng giá nhất dành cho công việc. 

Một yếu tố quan trọng khác giúp công ty quyết định có thuê một ứng viên không là khả năng tạo niềm tin với khách hàng, đồng nghiệp và các bên liên quan khác của ứng viên.

Ví dụ, sự “hơi” mô phỏng một cách tinh tế ngôn ngữ cơ thể của người phỏng vấn có thể khiến bạn trông đáng tin cậy hơn với họ. Tương tự, ít giao tiếp bằng mắt là một dấu hiệu của sự thiếu tự tin và thiếu khả năng tương tác với người khác.

Nói chung, điều quan trọng nhất là bạn phải tích cực và thật sự đóng góp vào cuộc phỏng vấn. Nếu bạn cảm thấy tự tin về khả năng hoàn thành công việc của mình và biết rằng bạn sẽ mang lại nhiều lợi ích cho công ty, hãy thể thể hiện điều đó thông qua hành động cũng như lời nói của bản thân.

4. Thực hành tạo ra sự hoàn hảo

Hãy luyện tập, thực hành, trau dồi khả năng giao tiếp phi ngôn ngữ bằng cách nói chuyện với bạn bè hoặc người hướng dẫn của bạn. Hãy quay lại các buổi thực hành của bạn để phân tích các sắc thái, phong cách nói chuyện một cách rõ ràng hơn. 

Dành thời gian luyện tập thường xuyên để đảm bảo kỹ năng của bạn luôn vững chắc. Bạn cũng sẽ cảm thấy thoải mái hơn khi phỏng vấn hoặc tạo các mối quan hệ mới. Bạn cảm thấy thoải mái như thế nào thì sẽ phát huy giao tiếp tốt như vậy, cả bằng lời nói và thông qua hành động, cử chỉ.

5. Giao tiếp tại các sự kiện giao lưu, kết nối

Giao tiếp tại các sự kiện giao lưu, kết nối

Khi tham dự các chương trình kết nối nghề nghiệp, kỹ năng giao tiếp phi ngôn ngữ đóng vai trò rất quan trọng. Nếu luôn cảm thấy khó xử hoặc bối rối, bạn sẽ ít có cơ hội kết nối với người khác, những người có thể giúp bạn tìm kiếm việc làm hoặc nghề nghiệp lý tưởng. Luyện tập cách bạn giới thiệu bản thân để giúp toàn bộ quá trình diễn ra suôn sẻ và tạo được ấn tượng tốt nhất với đối phương.

6. Giao tiếp tại nơi làm việc

Trong nhiều ngành nghề, tạo được uy tín là một yếu tố lớn dẫn đến thành công. Sử dụng hành vi phi ngôn ngữ (như giao tiếp bằng mắt) có thể giúp thể hiện sự chân thành và hứng thú của bạn với điều người khác đang truyền đạt. Tất cả những điều này sẽ giúp bạn bước xa hơn trong công việc và mở rộng cơ hội của bản thân.

>> Tham khảo ngay:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
đối phó nỗi sợ hãi trong quá trình phỏng vấn
Tìm hiểu lý do và cách đối phó nỗi sợ hãi trong quá trình phỏng vấn
Chúng ta cần phải làm gì để đối phó nỗi sợ hãi trong quá trình phỏng vấn? Nỗi sợ hãi sẽ gây ra những điều gì và nguyên nhân của nỗi sợ hãi đó là gì? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết với vieclam123.vn qua bài viết dưới đây.

Kế toán bán hàng xin việc
Cách thức chuẩn bị giúp ứng viên Kế toán bán hàng xin việc hiệu quả
Nhu cầu của công việc Kế toán bán hàng hiện nay như thế nào? Kế toán bán hàng xin việc cần những tố chất gì? Khi xin việc, Kế toán bán hàng cần chuẩn bị những gì? Hãy cùng bài viết sau đây của vieclam123.vn khám phá.

câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh vé máy bay
Khám phá trọn bộ câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh vé máy bay
Làm cách nào để chuẩn bị các câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh vé máy bay để trả lời một cách hiệu quả? Đặt câu hỏi thông minh trong buổi phỏng vấn đối với vị trí Nhân viên Kinh doanh vé máy bay như thế nào? Hãy cùng vieclam123.vn tìm hiểu.

câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh tour
Trọn bộ câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh tour và cách trả lời
Tìm hiểu về những câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh tour thường gặp nhất và cách trả lời những câu hỏi này theo hướng đi có thể gây ấn tượng với Nhà tuyển dụng thông qua bài viết dưới đây của vieclam123.vn.