Tháng 5 hàng năm là thời gian chứa rất nhiều dịp lễ quan trọng như quốc tế lao động 1.5. lễ tỏ tình 20/5. Đó là xét về Dương lịch. Nhưng cả Dương lịch và âm lịch còn có chung nhau một ngày đều mang những ý nghĩa đặc biệt. Đó là ngày 5/5. Vậy trong số chúng ta có ai biết ngày mùng 5 tháng 5 là ngày gì?
Bài viết dưới đây sẽ chỉ ra cho bạn biết rõ về những ý nghĩa mà ngày này biểu thị.
Ở Việt Nam, mùng 5/5 theo lịch âm là một ngày quan trọng, được gọi là Tết Đoan Ngọ. Đây là ngày lễ truyền thống đã xuất hiện từ rất lâu đời. Cho đến nay người dân nước ta vẫn tổ chức lễ Tết này một cách long trọng.
Ngày này có liên quan trực tiếp tới sự tuần hoàn của thời tiết. Hiểu theo các dân dã thì ngày này là ngày diệt trừ sâu bọ phá hoại mùa màng. Ngoài cái tên đã nêu, ngày này còn được gọi là Tết diệt sâu bọ vô cùng thú vị hay là Tết Đoan Dương.
Ngày lễ này không chỉ có ở Việt Nam mà tại các đất nước như Trung Quốc, Hàn Quốc và Triều Tiên, … cũng có. Như vậy, có thể thấy ngày 5/5 âm lịch là một ngày lễ chung của nhiều quốc gia khu vực Đông Á.
nhiều người tổ chức ngày 5/5 bằng các hoạt động sôi nổi, những bữa tiệc lớn cho gia dinh và bè bạn bởi người ta quan niệm ngày này sẽ giúp gột rửa sạch đi mọi điều xui và mang về nhiều vận may.
Có một khám phá thú vị cho bạn biết ngày mùng 5 tháng 5 là ngày gì ở Nhật. Không giống với lễ diệt sâu bọ tại Việt Nam, ngày này ở Nhật chính là ngày Tết thiếu nhi.
Khi đó, toàn bộ người dân Nhật Bản sẽ dành thời gian của mình, trái tìm của mình để dành hết sự yêu thương cho những đứa trẻ. Ngoài con cái của mình thì người ra cũng dành tới tất cả những đứa trẻ xung quanh họ những lời chúc tốt đẹp.
Ý nghĩa của ngày mùng 5 tháng 5 dương lịch ít được bàn luận tới vì giá trị biểu thị ý nghĩa của nó còn khá hạn chế. Dường như chỉ những ai thiên hướng tìm hiểu thần số học hoặc bản thân họ đặc biệt quan tâm tới thời gian ngày tháng trong tháng, trong năm thì mới hiểu rõ ý nghĩa của ngày 5/5 dương lịch.
Theo xem xét, tính toán, ngày 5/5 mới nhất được xác định là chỉ nên thực hiện duy nhất một việc, đó chính là cúng tế. Còn lại mọi việc làm khác như đính hôn, cầu phúc, ký kết, sữa sang, khai trang đều không nên thực hiện. Nếu vẫn làm thì cơ hồ sẽ dễ thất bại và thậm chí còn phải rước điềm xui về mình.
Ngày này theo lịch Dương nằm trong khoảng thời gian của cung Kim Ngưu (01/5 - 20/5). Những thông tin về cung Kim Ngưu rất thú vị cũng được bật mí ở bài viết chi tiết khác của vieclam123.vn. Bạn theo dõi các số ra các bài viết của chúng tôi đã kịp thời cập nhật nhé.
Nhiều người dựa vào câu chuyện kể về Khuất Nguyên - một người Trung Quốc để khẳng định rằng ngày 5\5 Âm lịch với ý nghĩa là ngày Tết Đoan Ngọ có nguồn gốc từ đất nước Trung Quốc. Vậy dựa theo tích này, tết Đoan Ngọ đã ra đời như thế nào?
Khuất Nguyên là một vị đại thần của nước Sở sống vào thời Chiến Quốc. Ông vừa là trung thần của Sở quốc lại vừa là một nhà văn hóa lỗi lạc. Trong sự nghiệp quan trường của mình, có một lần đánh dấu sự nghiệp hoạn lộ của ông chấm dứt khi ông can gián vua không được, sau đó còn bị những tên gian thần bày mưu tính kế hãm hại. Điều đó khiến Khuất Nguyên vô cùng uất ức mà gieo mình xuống dòng Mịch La vào đúng ngày 5/5 âm lịch.
Vì thương tiếc cho ông nên người dân đã làm bánh bá trạng vào ngày này hàng năm và thực hiện nghi lễ thả bánh trôi sông để tưởng nhớ ông, thể hiện sự cảm kích trước tấm lòng trung nghĩa của ông đối với đất nước.
Tuy nhiên việc cùng kỷ niệm ngày Tết Đoan Ngọ vào mùng 5 tháng 5 hàng năm không có nghĩa là Việt Nam ta cũng dựa trên điển tích của nước láng giềng. Chúng ta cũng có cả một câu chuyện là lý do để tổ chức Tết Đoan Ngọ.
Dựa vào tài liệu được cung cấp từ Ban Tôn giáo Chính phủ có ghi chép, một năm nọ, cách đời sống ngày nay rất lâu, người dân đã được thu hoạch một vụ mùa bội thu. Vì thế, họ đã tổ chức ăn mình rất linh đình. Thế nhưng chẳng ai biết trước được chữ ngờ, chính năm ấy, lũ sâu bọ hoành hành, phá tan hoang hết mọi thứ thu hoạch được.
Trước tình cảnh đó, người nông dân vô cùng lo lắng, họ chẳng biết phải làm cách nào để nạn sâu bọ được giải trừ triệt độ. Bỗng một hôm có sự xuất hiện của Đôi Truân, một ông lão đến từ nơi phương xa, ông đã bày cách để người dân có thể diệt trừ sâu bọ bằng cách lập bàn tiệc cúng. Trên mâm cúng có các lễ vật gồm trái cây, bánh tro. Sau đó, mọi người đều phải ra trước nhà của họ để rèn luyện thể dục.
Tất cả người dân trong làng đều thực hiện theo, kết quả là chỉ một lúc sau khi làm lễ và tập thể dục thì lũ sâu bọ đã tự dưng chết hàng loạt. Sự linh nghiệm đó đã tạo ra ngày lễ diệt sâu bọ đầy sôi động được thực hiện vào mỗi năm cho đến tận ngày nay không chấm dứt.
Trước tiên tìm ra ý nghĩa của mùng 5 tháng 5 là gì chúng ta hãy chú ý tới cái tên gọi của ngày lễ này - Tết diệt sâu bọ. Đây là thời gian chuyển mùa, vừa thu hoạch vụ mùa xong và bà con nông dân cũng rục rịch chuẩn bị mọi công tác để bước vào vụ mới tiếp theo. Cũng vào thời điểm này, sâu bọ có điều kiện thuận lợi về thời tiết để hoành hành, gây bất lợi cho người dân trong việc canh tác mùa màng. Vì vậy, với việc tổ chức ngày lễ tết diệt sâu bọ, người ta củng cố niềm tin vào việc đó sẽ là phép mẹo để tránh bị đám sâu bọ càn quấy ở góc nhìn tâm linh. Và trên thực tế, không biết lễ 5/5 có thực sự diệt trừ được sâu bọ hay không nhưng ngày này chắc chắn sẽ đem đến cho người nông dân ý thức đề phòng thông qua việc chuẩn bị thật kĩ mọi biện pháp phòng chống nguy cơ sâu bệnh hại và các ôn dịch ảnh hưởng tới cả mùa màng lẫn sức khỏe của con người.
Vì đã được gọi là Tết nên ý nghĩa của ngày mùng 5 tháng 5 âm lịch cũng không kém gì so với cách chúng ta trân trọng ngày Tết Trung Thu hay Tết Nguyên Đán cổ truyền. Do vậy, đây chính là dịp giữa năm để tất cả thành viên trong gia đình được quây quần bên nhau. Dù có đi học xa hay đi làm ăn xa thì cuối cùng mọi người vẫn biết rằng ở quê nhà hàng năm đều tổ chức ngày Tết diệt sâu bọ rất vui và đầm ấm, ai cũng muốn thu xếp lại mọi thứ để trở về nhà vào dịp này.
Ý nghĩa thứ ba được ẩn sâu bên trong ngày Tết diệt sâu bọ đó là ăn mừng niềm vui thu hoạch. Thời diểm diễn ra ngày lễ này vừa vặn thời điểm các làng quê vừa thu hoạch xong hoặc đang thu hoạch mùa vụ, Như thế, ngày này cũng có thể được coi là dịp để người nông dân thể hiện niềm vui thu hoạch mùa màng, năm nào bội thu thì sẽ tổ chức ăn mừng rất to. Sâu xa hơn, ngày này là ngày kỷ niệm, ngày hội tràn đầy sự hân hoan mừng cho những thành tựu gặt hái được.
Dịp Tết Đoan Ngọ đến, người dân không chỉ đơn thuần bày tỏ thái độ đón đợi thôi đâu. Để đem đến những giá trị thiết thực hơn, cho thấy một tinh thần nghiêm túc với ngày lễ quan trọng này cũng như thể hiện rõ ước mong của bản thân về sự sung túc, ấm no, màng màng tươi tốt, người dân đã thực hiện rất nhiều hoạt động vào tết Đoan Ngọ.
Tìm hiểu thông tin chi tiết về Tết Hàn Thực để thấy được nền văn hóa Việt Nam ta đẹp đến thế nào? Bài viết dưới đây sẽ mang tới cho bạn những nội dung hữu ích về ngày lễ này.
18/07/2023
17/07/2023
14/07/2023
13/07/2023