close
cách
cách cách cách

Một số vấn đề cần biết về mô hình trường học mới VNEN tại Việt Nam

image

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Mô hình giáo dục VNEN được khởi xướng bởi Clara Victoria Colbert năm 1987 được bắt đầu tại Colombia, chương trình học này có tên Escuela Nueva (Trường học mới) được áp dụng rộng rãi từ năm 1995 – 2000. Có rất nhiều nước đã áp dụng mô hình học này: Colombia, Brazil, Cộng hòa Dominicia, Ecuador, El Salvador, Zambia, Việt Nam. Vậy mô hình giáo dục mới VNEN là gì? Hãy cùng Vieclam123.vn tìm hiểu sâu hơn nhé!

1. Tìm hiểu về mô hình giáo dục VNEN

Dự án mô hình giáo dục mới VNEN tại Việt Nam là mô hình giáo dục nhằm xây dựng và mở rộng kiểu trường học tiên tiến, hiện đại phù hợp với mục tiêu phát triển giáo dục. Mô hình trường học mới này được khởi xướng bởi Clara Victoria Colbert, bắt nguồn từ Colombia để áp dụng vào các chương trình giáo dục cho những lớp học ghép tại khu vực miền núi khó khăn, lấy học sinh làm trung tâm chính là nguyên tắc chính của mô hình giáo dục mới này. Mô hình giáo dục mới này được kế thừa những mặt tích cực của môi trường học truyền thống kết hợp với việc đổi mới căn bản về nội dung chương trình, mục tiêu đào tạo, phương pháp giảng dạy, tài liệu học tập, cách đánh giá, cách quản lý, các cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất,...

Mô hình giáo dục mới VNEN là gì?

Mô hình giáo dục mới VNEN có rất nhiều đặc điểm nổi bật: lấy hoạt động học tập của sinh viên làm trung tâm, giáo viên chỉ đảm nhiệm vai trò là người hướng dẫn. Thường xuyên đánh giá năng lực học sinh trong quá trình học tập và hướng dẫn phương pháp học tập mới nhằm đánh giá phương pháp giáo dục mới có đạt hiệu quả. Các cơ quan quản lý giáo dục phối hợp với nhà trường, giáo viên trong trường cùng nhau xây dựng môi trường học tập cởi mở, thân thiện, hiệu quả. Sách giáo khoa cho mô hình giáo dục mới này là tài liệu hướng dẫn được thiết kế cho học sinh thực hiện các hoạt động, tự học, học nhóm, sách biên soạn cho 3 trong 1, nghĩa là sách dùng chung cho cả giáo viên, học sinh và cha mẹ học sinh. Hoạt động học tập của học sinh sẽ không còn phải đóng khung trong 4 bức tường nữa, giáo viên sẽ giúp học sinh “vận dụng” và “tìm tòi, mở rộng” ra bên ngoài. Đây là một trong những hoạt động cần giao cho học sinh thực hiện ngoài giờ lên lớp, giáo viên không nên tổ chức dạy học hoàn toàn trên lớp.

Trong nội dung các hoạt động này, giáo viên thường xuyên được bồi dưỡng nâng cao trình độ tác nghiệp để có đủ điều kiện đáp ứng vai trò là người hướng dẫn, tổ chức học tập và giáo dục, đánh giá năng lực học sinh, phối hợp với các bậc phụ huynh và cộng đồng. Còn các tài liệu học tập chỉ là những hướng dẫn, gợi ý về những phương pháp thực hiện,... từ đó học sinh có thể tự lựa chọn tình huống thực tiễn, áp dụng các kiến thức đã học vào thực tiễn đó.

Trên thực tế cho thấy có 5 triệu trẻ em trên toàn cầu đang theo học mô hình giáo dục này. Đối tượng cụ thể là: trẻ em nông thôn, miền núi, ghép độ tuổi, trình độ học vấn khác nhau, sỹ số lớp học không quá đông. Tại Việt Nam dự án giáo dục mới này được triển khai từ năm 2012 – 2013, được áp dụng ở cả khu vực thành phố và nông thôn cụ thể là: 54 tỉnh (thành phố), 2,365 trường tiểu học, 1000 Trường Trung học cơ sở. Mục đích của phương pháp giáo dục mới này là: học theo tốc độ phù hợp với trình độ nhận thức, chú trọng tự học, làm việc nhóm, nâng cao kiến thức đời sống và kĩ năng mềm, có giáo viên biết chủ động và linh hoạt,...

Tuy nhiên, mô hình giáo dục mới VNEN này lại có khá nhiều bất cập, nhược điểm:

- Mô hình giáo dục mới này chỉ áp dụng cho lớp học có số lượng học sinh vừa phải, số lượng học sinh thích hợp cho một lớp học đó từ 25 – 30 học sinh thế nhưng nhiều trường học hiện nay số lượng lên tới 40 học sinh. Chính vì vậy, không thể áp dụng mô hình học này vì không có không gian.

- Với mô hình giáo dục mới đòi hỏi phải có sự đầu tư về vật chất, phụ huynh sẽ phải gánh thêm nhiều khoản kinh phí, thế nhưng ở những khu vực nghèo khó như miền núi, phụ huynh không có khả năng đáp ứng được vấn đề này.

- Áp dụng mô hình giáo dục mới VNEN này vào cho học sinh tiểu học khó có thể đạt hiệu quả vì học sinh tiểu học còn quá nhỏ để có thể tự quản cách học nhóm (nhận xét, đánh giá, báo cáo,...). Những phương pháp này khi áp dụng cho học sinh cơ sở còn khó thực hiện thì học sinh tiểu học không thực hiện được là điều đương nhiên.

- Để có thể đáp ứng được mô hình học mới VNEN thì học sinh cần phải chuẩn bị bài ở nhà, tức là ngoài việc học 7 tiếng trên lớp, về nhà học sinh phải dành ra 2 – 3 tiếng để tự học và tự chuẩn bị bài. Điều này lại trái với quy định của Bộ giáo dục không giao bài về nhà cho học sinh.

- Khi cho học sinh làm các hoạt động nhóm, sẽ có những học sinh yếu kém, lại có những học sinh thông minh tiếp thu kiến thức học tập khá nhanh, chính vì thế mà việc hoạt động nhóm không hoàn toàn đồng bộ. Bên cạnh đó, giáo viên phải mất thêm nhiều thời gian để kiểm tra các hoạt động nhóm của học sinh. Với mô hình học mới này thì chỉ có vài em học sinh trong lớp học tập tốt, còn lại thụ động, nhút nhát, khó nắm bắt bài vở.

- Với hình thức hoạt động nhóm, giáo viên hướng dẫn rất khó có thể kiểm soát được học sinh trong lớp, học sinh sẽ tự do chạy đi chạy lại trong lớp học, khiến cho lớp học ồn ào, khó kiểm soát và ảnh hưởng đến những bạn học xung quanh, chính vì vậy giáo viên khó có thể nắm bắt được học sinh có đang làm đúng nhiệm vụ hay không.

- Với mô hình giáo dục mới VNEN này, học sinh cần phải có bộ tài liệu “3 trong 1” thì mới có thể học tập. Sẽ không thể áp dụng mô hình giáo dục mới VNEN nếu như học sinh và giáo viên không có bộ tài liệu này.

2. Mô hình trường học mới VNEN ở nước ta

2.1. Mô hình giáo dục mới VNEN ồ ạt rồi bất ngờ dừng lại

Mô hình giáo dục mới VNEN đã trở thành nỗi ám ảnh cho giáo viên, phụ huynh và học sinh. Thế nên có rất nhiều phụ huynh đã cố gắng chọn cho con mình một trường học không áp dụng mô hình giáo dục mới, nhiều phụ huynh đang có con học bậc Trung học cơ sở cũng phản ứng và quyết định xin cho con ra khỏi chương trình học này.

Mô hình trường học VNEN tại Việt Nam

Được biết mô hình giáo dục mới này được Qũy hỗ trợ giáo dục toàn cầu tài trợ cho Việt Nam nghiên cứu, vận dụng và triển khai. Có cơ quan giám sát và điều phối là UNESCO, với thời gian triển khai là 41 tháng (từ 1/2013 đến hết tháng 5/2016). Vào năm học 2011 – 2012 thí điểm tại 6 tỉnh: Lào Cai, Hòa Bình, Hà Giang, Kon Tum, Đắc Lắc, Khánh Hòa) cho 12 huyện, 24 trường học và 48 lớp 2, và dự này chính thức được triển khai vào năm 2012 – 2013 trên toàn quốc.

Do thời gian đầu khi mới thực thi mô hình học mới này nước ta nhận được nguồn tài trợ nên các trường được thí điểm mô hình học này được đầu tư, cung cấp đầy đủ các trang thiết bị, cơ sở vật chất. Sau đấy, nhiều địa phương ồ ạt mở rộng thêm mô hình học này, nhưng lúc này kinh phí phục vụ cho mô hình giáo dục này phải tự lo.

2.2. Mô hình giáo dục mới VNEN ở nước ta

Theo kết quả rà soát tại Hà Tĩnh cho thấy, phần lớn các bậc phụ huynh đều không chấp nhận cho con mình học theo mô hình giáo dục mới VNEN. Trường tiểu học Cẩm Quang (Cẩm Xuyên - Hà Tĩnh) được lựa chọn là trường thí điểm mô hình VNEN. Nhưng phần lớn các bậc phụ huynh học sinh của trường học này đều phản đối. Không phải ngẫu nhiên phần lớn phụ huynh lại phải đối mô hình học mới này. Hội đồng của tỉnh thẳng thắn chia sẻ: “phụ huynh đã được trực tiếp quan sát mô hình học mới này, quan sát giáo viên áp dụng vào giảng dạy như thế nào? Nhìn chung các tiết dạy đều tổ chức theo một mô típ, khiến cho tiết học trở nên cứng nhắc, thiếu linh hoạt, không thu hút được học sinh, nó giống như một cỗ máy được lập trình sẵn”.

Mặt khác, theo thống kê cho thấy: năm học 2016 – 2017, cả nước có 4.393 trường tiểu học (29,2%) với 1.542.863 học sinh tiểu học (19,8%) theo mô hình VNEN. Tổng số tiền chi trả cho bộ tài liệu theo mô hình học mới này lên tới 400 tỉ đồng. Vấn đề cần đặt ra đó là, ngoài việc giá sách cao gấp 3 so với sách hiện thành, trong khi đó sách chỉ bản có độc quyền thông qua Giáo dục. Có thể kết luận việc theo mô hình giáo dục mới VNEN còn quá nhiều bất cập, đấy chính là nguyên nhân vì sao mô hình học này đang sụp đổ dần dần tại Việt Nam.

3. Nguyên nhân dẫn đến thất bại của chương trình VNEN

Cho đến thời điểm này có thể khẳng định việc theo mô hình giáo dục mới VNEN đã thất bại, đi vào ngõ cụt và không có phương pháp cứu vớt. Theo sát quá trình thực hiện và áp dụng chương trình VNEN kể từ ngày triển khai cho đến nay, bản thân chúng tôi nhận thấy việc thất bại của chương trình học mới này xuất phát từ những nguyên nhân cơ bản sau:

Nguyên nhân dẫn đến sự thất bại của chương trình VNEN

- Thứ nhất: Dự án mô hình giáo dục mới VNEN được giao cho những người thầy chuẩn bị về hưu nên tinh thần làm việc của học chỉ là “đóng góp” cho quá trình còn đang công tác, họ không có trách nhiệm lâu dài cho việc này nên thái độ làm việc, áp dụng mô hình học mới này rất hời hợt, thiếu trách nhiệm. Những người thực hiện kế hoạch này còn thiếu tính kiên định, mục tiêu làm được đề ra theo kiểu “đẽo cày giữa đường” khiến cho việc thực hiện bị thất bại.

- Thứ hai: làm việc không tới nơi là một trong những tác phong làm việc thiếu trách nhiệm của nước ta. Vì thực hiện theo dự án nên khi hết thời gian và kinh phí của dự án nên người ta cũng buông bỏ giữa chừng. Cụ thể là, các trường học ban đầu hào hứng với mô hình học mới thì có chi phí hỗ trợ, đầu tư. Hết dự án, Bộ đưa ra những hướng dẫn nửa vời nên các trường, địa phương họ cũng không còn thiết tha với mô hình học mới VNEN này nữa.

- Thứ ba: công tác tập huấn, bồi dưỡng cho giáo viên đứng lớp chưa chu đáo, tỉ mỉ, tường tận nên khi áp dụng vào giảng dạy luôn ở trạng thái nửa vời, hướng về chương trình giảng dạy cũ, hững hờ với mô hình học mới VNEN.

- Thứ tư: Tài liệu “3 trong 1” giảng dạy theo mô hình VNEN quá đắt, đắt hơn so với bộ sách giáo khoa hiện hành. Bên cạnh đó, nội dung học tập năm nào cũng chỉnh sửa, bổ sung, thành ra tài liệu học theo mô hình mới chỉ học được trong 1 năm rồi bỏ. Chính điều này đã khiến cho các bậc phụ huynh chán ngán, tẩy chay vì phải bỏ một khoản lớn ra để đầu tư cho con học tập mà thu lại kết quả học tập không hiệu quả.

- Thứ năm: Bộ giáo dục không chịu lắng nghe những đóng góp ý kiến của xã hội để điều chỉnh sao cho phù hợp phát triển mô hình học mới.

Những người thực hiện kiến tập chương trình giáo dục mới phải là những người biết chịu trách nhiệm, dám đương đầu với khó khăn, phải có một đội ngũ chuyên gia biết lắng nghe và giải đáp những khúc mắc của xã hội để có thể nhận được sự đồng thuận từ nhiều phía. Bên cạnh đó cũng cần phải tính đến sự hài hòa lợi ích giữa các thành phần liên quan. Đừng để chương trình mô hình giáo dục mới VNEN ảnh hưởng đến cả một thế hệ tương lai của đất nước.

Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về mô hình giáo dục mới VNEN. Hy vọng bài viết “Một số vấn đề cần biết về mô hình trường học mới VNEN tại nước ta” có thể cung cấp đầy đủ những thông tin cần thiết cho bạn đọc!

>> Bài viết liên quan:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
kế hoạch truyền thông sự kiện
Timeline kế hoạch truyền thông sự kiện mà bạn không nên bỏ lỡ
Tổng quan về kế hoạch truyền thông sự kiện. Tổng quan về timeline truyền thông sự kiện. Tìm hiểu các giai đoạn trong timeline truyền thông sự kiện.

mẫu đơn đề nghị thanh toán tiền bảo hiểm thân thể
Mẫu đơn đề nghị thanh toán tiền bảo hiểm thân thể và một số quy định
Mẫu đơn đề nghị thanh toán tiền bảo hiểm thân thể. Thanh toán tiền bảo hiểm thân thể. Nội dung đơn đề nghị thanh toán tiền bảo hiểm thân thể.

ARC là gì
ARC là gì? ARC được dùng phổ biến ở những lĩnh vực nào?
ARC là gì? Vốn là một thuật ngữ mang nhiều nghĩa, vậy nên bạn cần tìm hiểu rõ về thuật ngữ này để có cách sử dụng hiệu quả trong từng hoàn cảnh khác nhau.

mẫu biên bản xác minh
Hướng dẫn viết mẫu biên bản xác minh đúng chuẩn và chi tiết nhất
Mẫu biên bản xác minh được sử dụng để làm những gì? Làm thế nào viết mẫu biên bản xác minh cho đúng chuẩn? Hướng dẫn viết mẫu biên bản xác minh.