Cùng với sự phát triển của khoa học kĩ thuật và kinh tế, yêu cầu đối với hệ thống hạ tầng mạng ngày càng được nâng cao cũng như nhu cầu giải trí của con người cũng ngày một khắt khe. Những nền tảng giải trí dù là có thị phần lớn cũng không thể khinh suất trong quá trình chuyển đổi từ khách hàng thành doanh thu nữa. Vậy đối với các hệ thống thu phát lớn như youtube thì mô hình kinh doanh của youtube là gì để vừa làm hài lòng khách hàng nhưng vẫn đem lại lợi nhuận cho mình?
Youtube là nền tảng phát video không còn xa lạ gì đối với hầu hết tất cả người dùng trên thế giới. Ứng dụng được nổi lên như một hiện tượng vào những năm 2006, sau đó nắm bắt lấy thời cơ phát triển và trở thành ứng dụng, nền tảng và hệ thống sinh thái video lớn nhất toàn cầu hiện nay.
Vào thời điểm bắt đầu phát triển ứng dụng, youtube được coi là rất có tiềm năng tuy nhiên lại không hề phát triển được như những gì mà nó có thể làm. Nhận ra điều này nên các nhà phát triển đầu tiên của youtube đã thức trắng nhiều đêm để kiểm tra các lỗi của ứng dụng qua đó giải thích cho sự trì trệ của ứng dụng. Sau khi phân tích tất cả các yếu tố ảnh hưởng từ kỹ thuật, trải nghiệm, giao diện, đối thủ thì họ nhận ra vấn đề lớn nhất không thuộc các yếu tố trên mà nằm chủ yếu ở tài nguyên máy chủ mà mạng lưới máy chủ, khả năng kiểm soát các video đăng tải và nhiều yếu tố khác nữa.
Cụ thể là sau video San diego, một video về cậu bé đi dã ngoại cùng gia đình đã thực sự khiến cho ứng dụng này bùng nổ. Mọi người đều bắt đầu cảm thấy thú vị về một ứng dụng có thể chia sẻ video, lưu giữ các khoảnh khắc của mình mãi mãi mà hoàn toàn không phải lo lắng về vấn đề bộ nhớ, lưu trữ. Theo báo cáo của một trang web uy tín thời bấy giờ đó chính là ADAge thì lượng truy cập của youtube tăng với tốc độ khổng lồ. Con số được đưa ra thống kê cho mức độ tăng trưởng phi mã này chính là 75% chỉ trong vòng 1 tuần. Tính trong khoảng thời gian đến ngày 16/7 thì lượng truy cập đã gia tăng từ 7,3 triệu lượt tới 12,8 triệu lượt và con số vẫn chưa hề có dấu hiệu dừng lại. Và theo một số các báo cáo khác thì tính từ thời điểm tháng 1 cho đến tháng 7 thì dung lượng truy cập tăng đến con số xấp xỉ 300%.
1.2. Thương vụ mua lại youtube
Chính vì điều này mà sau đó chúng ta có một trong những phi vụ mua bán thành công nhất của google, mua lại youtube với giá trị 1,5 tỷ đô. Ngay từ khi ứng dụng nổi lên, google và hàng loạt các ông lớn khác đều đã nhăm nhe nền tảng tuyệt vời này. Tuy nhiên những nhà phát triển của ứng dụng cũng ý thức được khả năng và tiềm lực của chính đứa con tinh thần mà họ tạo ra. Do đó, mặc dù gặp vô vàn khó khăn nhưng họ vẫn kiên trì duy trì và phát triển ứng dụng của mình tiếp trong vòng 2 năm. Những quả thực khả năng phát triển của youtube yêu cầu lượng tài nguyên lớn hơn rất nhiều lần so với khả năng đáp ứng của họ. Từ đó nhà phát triển youtube và google đi tới đàm phán và chính thức kí kết hợp đồng vào năm 2008.
Sau đó dựa trên hàng loạt các chính sách phát triển kinh tế, mô hình kinh doanh của youtube mà ứng dụng đã trở thành nền tảng thu phát có khả năng tạo doanh thu lớn nhất toàn cầu tính tới thời điểm hiện nay. Vậy mô hình kinh doanh của youtube đặc biệt như thế nào để khiến nó có thể phát triển được như vậy
Có nhiều người cho rằng, thời điểm ra mắt cũng như sự mới lạ trong hình thái mới là yếu tố khiến cho youtube phát triển được như bây giờ, yếu tố kinh doanh hầu như không đóng góp quá nhiều cho những bước nhảy vượt bậc của nền nền tảng này. Tất nhiên ý kiến này cũng có ý đúng, nhưng nó không hề đúng hoàn toàn.
Việc ra mắt vào thời điểm mà mọi người trên thế giới đang làm quen dần với mạng internet, cũng như không hề có đối thủ cạnh tranh trên toàn cầu đã tạo điều kiện lí tưởng để youtube lớn nhanh và lớn mạnh. Đồng thời nếu xét theo khía cạnh người dùng thì họ không hề có lựa chọn nào khác ngoài youtube. Chính điều này đã tạo nên bước đầu phát triển cho nó. Tuy nhiên nếu như không nhờ vào các chiến lược kinh doanh thông minh, đưa youtube tới gần hơn với người sử dụng thì chắc hẳn hệ thống nội dung sẽ không thể đa dạng và hoàn thiện cũng như hấp dẫn như hiện nay.
Đây chính là nền tảng kinh doanh đầu tiên và cũng là cơ bản và thông dụng nhất trên youtube hiện nay. Việc phát triển một nền tảng mở, ai cũng có thể đăng video, xem video, bày tỏ cảm xúc cũng như bình luận góp ý đã khiến cho khả năng kiếm tiền từ đây là vô tận. Với một số lượng người xem cụ thể chắc hẳn youtube đã có thể chuyển đổi nó thành một mức doanh thu cố định. Và chắc chắn youtube sẽ không thể bỏ qua cơ hội này để mở rộng mạng lưới người dùng của mình. Có thể trong giai đoạn phát triển đầu tiên, nhà phát hành sẽ không nhận được quá nhiều lợi nhuận, thậm chí họ sẽ còn phải chịu thiệt thòi nhưng nếu như đem so sánh với giá trị mạng lưới mở rộng thì đây hoàn toàn xứng đáng.
Cách hoạt động của mô hình này cũng khá đơn giản, người dùng khi đạt một lượng đăng kí cố định và có những video thu hút sẽ được youtube chủ động hợp tác với chương trình kinh doanh liên kết. Hoặc bạn cũng có thể chủ động liên hệ với đội ngũ phát triển nếu cảm thấy bản thân mình đáp ứng được các yêu cầu.
Khi người xem xác nhận tham gia chương trình thì kênh của họ sẽ được bật tính năng kiếm tiền thông qua những quảng cáo mà youtube thiết lập sẵn. Về cơ bản thì những quảng cáo này được phía nhãn hàng đặt quảng cáo tại book và nó sẽ có giá trị tính theo lượt xem, lượt truy cập của video cài quảng cáo.
Tuy nhiên cần chú ý một chút là thủ tục cho việc làm mô hình kinh doanh liên kết với youtube thường khá tốn thời gian. Chính vì vậy nên cần phải chuẩn bị tinh thần chờ đợi trước khi chính thức trở thành một thành viên của chương trình.
Cũng giống như hàng loạt các nền tảng trả phí hiện nay, youtube cũng cung cấp những sản phẩm, dịch vụ cao cấp hơn với một mức giá phải chăng. Các tính năng có thể kể đến như:
Không bị gián đoạn video bởi các quảng cáo
Nâng cao trải nghiệm và độ mượt của người dùng
Cho phép truy cập vào youtube premium
Cho phép phát các video, nhạc dưới dạng nền
Bên cạnh này youtube còn bắt đầu triển khai một dịch vụ vô cùng thiết thực đó chính là nhận dang và bảo hộ quyền tác giả cho video gốc. Cơ chế hoạt động này chính là cấp quyền cho người chủ video có thể thực hiện các thao tác đối với video nhái y như nhà phát hành, họ có thể cảnh cáo, đánh gậy hoặc thậm chí là xóa video.
Nhìn chung về cách thức hoạt động của mô hình này cũng khá giống với các mô hình trước khi mà dựa trên quảng cáo của các bên thứ 3 để kiếm tiền. Tuy nhiên với mô hình này sẽ yêu cầu người làm nội dung phải làm thế nào để người xem ấn vào đường link được gắn lên.
Sẽ có 1 đoạn video flash ngắn, và một video đi kèm đồng thời sẽ có thêm 1 hình ảnh với kích cỡ phụ thuộc có gắn link. Khi người dùng truy cập vào link thì hệ thống sẽ ghi nhận và sau khi đạt được lượng truy cập hợp lí sẽ chuyển thành doanh thu
Vừa rồi là tất cả các chia sẻ về youtube cũng như mô hình kinh doanh của youtube. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết tới đây, hy vọng rằng trong tương lai không xa thì bài viết sẽ có ích đối với các bạn.
Để có thể trở thành đối tác của youtube, chắc hẳn bạn sẽ cần có kĩ năng quản lí kênh hiệu quả. Còn nếu như bạn chưa biết cách để vận hành kênh ư, đừng lo vì đã có tính năng youtube studio hỗ trợ
18/07/2023
17/07/2023
14/07/2023
13/07/2023