Trong suốt quá trình doanh nghiệp hoạt động, vì một lý do nào đó mà bị đóng mã số thuế thì vẫn có thể xin khôi phục lại mã số thuế doanh nghiệp. Một trong những thủ tục quan trọng cần làm đó là thực hiện viết mẫu đơn xin mở lại mã số thuế bị đóng. Pháp luật Nhà nước đã có quy định cụ thể về việc xin lại này tại Thông tư số 95 của Bộ Tài Chính ban hành vào năm 2016 về việc đăng ký mã số thuế.
MỤC LỤC
Nếu là lần đầu tiên gặp phải trường hợp mã số thuế bị đóng trong quá trình bạn đang điều hành công ty, vậy thì hãy tìm hiểu, cập nhật cách soạn mẫu đơn xin mở lại mã số đó để quá trình hoạt động được diễn ra bình thường tuân thủ luật pháp nhé.
Mẫu đơn xin mở lại mã số thuế đã bị đóng là văn bản được soạn thảo theo mẫu 02/ĐK-TCT được Ban hành dựa theo Thông tư 95 của Bộ Tài Chính ban hành. Mẫu đơn được gửi lên cơ quan có thẩm quyền nhằm xin cấp lại mã số thuế của doanh nghiệp đã bị đóng trước đó. Cơ quan tiếp nhận sẽ xem xét trường hợp cụ thể để xác định lý do doanh nghiệp tại sao bị đóng lại mã số thuế và đã đủ điều kiện đã được mở lại chưa, từ đó tiến hành các thủ tục xử lý, giải quyết tiếp theo.
Xem thêm: Khám phá thông tin cơ bản về mẫu báo cáo dòng tiền của doanh nghiệp
Căn cứ vào nội dung quy định tại Điều số 20, Khoản số 1 của Thông tư số 95 của Bộ tài chính về việc đăng ký thuế, chỉ những trường hợp dưới đây được phép xin mở lại mã số thuế bị đóng.
Trường hợp thứ nhất, khi công ty bị thu hồi giấy phép hoạt động kinh doanh, chấm dứt hiệu lực đối với mã số thuế tuy nhiên, sau đó một cơ quan thuế có thẩm quyền đưa ra văn bản về việc hủy bỏ đối với bản thu hồi này thì công ty sẽ viết mẫu đơn xin mở lại mã số thuế bị đóng.
Trường hợp thứ hai, khi công ty nhận thông báo từ cơ quan thuế về tình trạng người nộp thuế đã không còn hoạt động ở nơi đăng ký mã số thuế nhưng vẫn chưa nhận quyết định thu hồi chứng nhận của cơ quan thuế và các đơn vị quản lý chưa có văn bản để thu hồi giấy phép hoạt động kinh doanh.
Trường hợp ba, công ty đã gửi tới cơ quan thuế hồ sơ chấm dứt hiệu lực của mã số thuế nhưng vẫn chưa nhận được Thông báo từ cơ quan thuế về vấn đề người nộp thuế chấm dứt hiệu lực mã số thuế.
Thứ tư, lỗi đến từ chính cơ quan thuế khi sơ suất yêu cầu công ty phải chấm dứt hiệu lực của mã số thuế khi công ty đó không nằm trong trường hợp bị chấm dứt.
Gọi là đơn nhưng thực chất, bạn có thể trình bày văn bản này ở nhiều dạng khác nhau với tên văn bản khác nhau như Thông báo, Đề nghị, Công văn, ... Cách dùng văn bản nào cũng phù hợp với mục đích này nhưng với mỗi lựa chọn, bạn sẽ phải lưu ý một số yêu cầu trình bày khác nhau. Nhưng vì dựa trên mục đích xin mở lại mã số thuế bị đóng cho nên về cơ bản, các mẫu đơn vẫn sẽ được tạo dựa trên nguyên tắc chung.
Cập nhật ngay những quy định cơ bản đó qua bài viết này để có thể dễ dàng soạn thảo đơn đề đạt nguyện vọng xin được cấp lại mã số thuế cho doanh nghiệp của bạn nhé.
Một mẫu đơn xin mở lại mã số thuế đã bị đóng về cơ bản sẽ được trình bày dựa theo quy chuẩn của hình thức văn bản hành chính. Vậy nên bạn hãy chú ý đến hình thức trước tiên để biết được nội dung sẽ được triển khai trong một hình thức như thế nào.
Về hình thức, đơn xin mở lại mã số thuế sẽ bao gồm các yếu tố để tạo thành bố cục như sau:
- Các yếu tố bắt buộc: Quốc hiệu, Tiêu ngữ, tên doanh nghiệp, mã số thuế, mã số văn bản, chữ ký của người soạn văn bản.
- Phần 1: Phần mở đầu
- Phần 2: Phần nội dung chính về việc xin cấp lại mã số thuế
- phần 3: Phần kết
Với bố cục này, nội dung càng được triển khai một cách dễ dàng hơn. Theo dõi vieclam123.vn hướng dẫn cách viết từng phần để chắc chắn mẫu đơn sau khi hoàn thiện sẽ đảm bảo đúng quy định và được cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận xử lý.
Xem thêm: Tìm hiểu mẫu báo cáo kết quả kinh doanh nội bộ chuẩn nhất hiện nay
Trước tiên, bạn hãy lưu ý đối với các yếu tố bắt buộc phải có trong đơn, là dấu hiệu để tạo nên giá trị hiệu lực của mẫu văn bản này. Chúng sẽ được trình bày như sau:
- Phần Quốc hiệu và Tiêu ngữ vốn đã rất quen thuộc và bắt buộc phải có trong bất cứ văn bản hành chính nào. Do đó, đối với đơn xin mở lại mã số thuế chắc chắn cũng không thể thiếu sự góp mặt của chúng. Tuy nhiên, thay vì viết ở trên đầu và chính giữa khổ giấy thì bạn đưa Quốc hiệu - Tiêu ngữ sang lề bên phải, vẫn nằm ở trên cùng. Bởi lẽ, ở lề bên trái, ngang hàng với Quốc hiệu - Tiêu ngữ sẽ là vị trí để ghi tên cơ quan, đơn vị bạn, mã số thuế đã đăng ký và số văn bản ban hành.
Phía dưới của Quốc hiệu - Tiêu ngữ là thông tin địa điểm, thời gian lập đơn. Bạn tuân thủ chuẩn các hướng dẫn này thì về cơ bản, nhiệm vụ đầu tiên quan trọng hàng đầu đã được hoàn thiện. Bắt tay để triển khai các phần tiếp theo có những khó khăn gì? Cùng vieclam123.vn tiếp tục chinh phục nhé!
Ở phần mở đầu đơn, chú ý cách viết tên của đơn. Như vừa nêu trong mục nội dung trên, có thể trình bày văn bản này ở nhiều thể thức khác nhau tùy vào trường hợp bạn bị đóng mã số thuế vì lý do gì. Tuy nhiên, ở một cách trình bày chung nhất, có thể áp dụng cho nhiều trường hợp vẫn sẽ là thể thức mẫu đơn. Ngoài ra có thể là công văn, đề nghị.
Dù là lựa chọn nào thì bạn cũng cần phải ghi nhớ nguyên tắc viết tên văn bản xin mở lại mã số thuế như sau:
Đầu tiên, viết tên ở chính giữa khổ giấy và ghi bằng chữ in hoa
Thứ hai, kèm với tên đơn, bạn ghi nội dung chính được đề cập ngay ở phía dưới, vẫn được viết ở vị trí chính giữa, căn đều hai lề. Dưới đây là một số cách viết tên được chấp thuận:
ĐƠN XIN CẤP LẠI MÃ SỐ THUẾ
---------------------------------------------
THÔNG BÁO
Đề nghị khôi phục mã số thuế
----------------------------------------------
CÔNG VĂN XIN MỞ LẠI MÃ SỐ THUẾ
Sau khi đã hoàn thành tên của văn bản thì bạn chuyển sang triển khai viết nội dung chính cho văn bản này nhé. Để bắt đầu, hãy viết rõ người sẽ tiếp nhận văn bản này của bạn là ai, cơ quan cụ thể nào tại phần Kính gửi. Cụ thể, nếu không biết rõ tên người phụ trách xử lý, hãy ghi như sau:
Kính gửi: Cơ quan thuế ...
Viết tên của người nộp thuế với họ và tên đầy đủ theo đăng ký thuế trước đó, đồng thời ghi mã số thuế đã được cấp. tiếp đến, bạn ghi rõ địa chỉ đăng ký trụ sở chính của doanh nghiệp, nếu có địa điểm kinh doanh khác cũng sẽ ghi vào.
Phần quan trọng hơn nữa chính là phần lý viết mẫu đơn xin mở lại mã số thuế đã bị đóng. Lưu ý ghi lý do thật chính xác và trung thực. Thông tin về các yếu tố đính kèm trong hồ sơ xin khôi phục mã số thuế.
Cuối cùng, bạn đừng bỏ qua lời cam kết về nội dung trình bày trong đơn để tăng tính xác thực và là cơ sở quan trọng để cơ quan thuế dễ dàng tiếp nhận, xử lý trường hợp của bạn.
Kết thúc mẫu đơn này, người nộp thuế hay người đại diện pháp luật của doanh nghiệp sẽ ký và ghi rõ họ tên, kèm theo con dấu xác nhận của doanh nghiệp. Đến đây, bạn hãy tải biểu mẫu này về máy để thực hành và có thể sử dụng ngay:
van-ban-de-nghi-khoi-phuc-ma-so-thue.doc
Như vậy, vieclam123.vn thông qua bài viết này đã mang tới cho người đọc những nội dung thông tin quan trong về mẫu đơn xin mở lại mã số thuế bị đóng. Qua đây, chúng tôi hy vọng doanh nghiệp bạn sẽ sớm được giải quyết vấn đề và hoạt động ổn định trở lại.
Viết mẫu đơn xin giảm trù gia cảnh mới nhất khi nào? Cập nhật những chia sẻ liên quan tới văn bản này để qua đó vừa hiểu được giá trị, vai trò của nó lại vừa biết cách sử dụng nó vào đúng trường hợp, hoàn cảnh của mình để bảo vệ quyền lợi cá nhân. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn khám phá mọi vấn đề xoay quanh mẫu đơn xin giảm trừ gia cảnh.
MỤC LỤC
Chia sẻ