close
cách
cách cách cách cách cách

Mẫu đơn xin bảo lãnh nhập hộ khẩu và cách viết chi tiết nhất

image

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Khi muốn một cá nhân nào đó nhập hộ khẩu vào gia đình của mình, để người đó nhập hộ khẩu hợp pháp và chứng minh được người đó có quan hệ với bạn, bạn có thể đứng ra bảo lãnh. Khi đó, bạn cần soạn thảo đơn xin bảo lãnh nhập hộ khẩu gửi tới cơ quan có thẩm quyền. Cùng tìm hiểu thông tin về mẫu đơn xin bảo lãnh nhập hộ khẩu qua bài viết bên dưới nhé!

1. Đơn xin bảo lãnh nhập hộ khẩu là gì? Khi nào được bảo lãnh nhập hộ khẩu?

1.1. Mẫu đơn xin bảo lãnh nhập hộ khẩu là gì?

Bảo lãnh nhập hộ khẩu là người thứ 3 đứng ra chứng nhận, cam kết với các cơ quan có thẩm quyền về việc thực hiện những công việc, nghĩa vụ thay cho bên được bảo lãnh, nếu trong trường hợp bên được bảo lãnh không thực hiện đúng nghĩa vụ hay không thực hiện nghĩa vụ về nhập hộ khẩu.

Mẫu đơn xin bảo lãnh nhập hộ khẩu
Mẫu đơn xin bảo lãnh nhập hộ khẩu

Đây là văn bản được lập ra để bên bảo lãnh đảm bảo nghĩa vụ được nhập hộ khẩu, tùy theo mục đích mà nội dung lá đơn có thể khác nhau, ví dụ như bảo lãnh cho trẻ sơ sinh nhập khẩu, bảo lãnh cho người thân nhập khẩu…

1.2. Đối tượng nào được đứng ra bảo lãnh nhập hộ khẩu?

Để có thể đứng ra bảo lãnh nhập hộ khẩu, người bảo lãnh cần phải có chỗ ở hợp pháp, và hiện đang có hộ khẩu thường trú ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi bạn muốn đứng ra bảo lãnh.

Một trong các trường hợp dưới đây thì người được bảo lãnh sẽ được nhập hộ khẩu vào nhà người bảo lãnh:

- Chồng về ở với vợ, vợ về ở với chồng, cha mẹ về ở với con hay con về ở với cha mẹ.

- Người lao động đã hết tuổi lao động, nghỉ mất sức, nghỉ hưu, nghỉ thôi việc về ở với anh, chị, em ruột.

- Người mất khả năng lao động, người khuyết tật, người bị bệnh tâm thần hay những bệnh mất khả năng điều khiển hành vi, khả năng nhận thức về ở với anh, chị, em ruột, người giám hộ, cô, dì, bác, chú, cậu ruột.

Đối tượng được đứng ra bảo lãnh nhập hộ khẩu
Đối tượng được đứng ra bảo lãnh nhập hộ khẩu

- Ông bà ngoại, ông bà nội về sống cùng cháu ruột.

- Người chưa thành niên còn cha mẹ nhưng cha mẹ không có khả năng nuôi dõng hoặc không còn cha mẹ, về ở với ông bà nội, ông bà ngoài, anh, chi, em ruột, bác, chú, cậu ruột, cô dì hay người giám hộ.

- Người thành niên độc thân về sống cùng ông bà ngoại, ông bà nội, bác, chú, cậu ruột, cô, dì ruột.

2. Hướng dẫn soạn thảo mẫu đơn xin bảo lãnh nhập hộ khẩu mới nhất

Trong bài viết này, chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn cách viết đơn xin bảo lãnh nhập hộ khẩu cho vợ, chồng hoặc người thân trong gia đình và đơn xin bảo lãnh nhập hộ khẩu cho trẻ sơ sinh nhé!

2.1. Viết đơn xin bảo lãnh nhập hộ khẩu như thế nào?

Mẫu đơn xin bảo lãnh nhập hộ khẩu dùng để bảo lãnh nhập hộ khẩu cho vợ, chồng về ở với nhau hoặc cho ông bà nội, ngoài, cha mẹ, anh, chị, em ruột, bác, cô, dì, chú, cậu ruột… Mời bạn tải về mẫu đơn tại đây:

don-xin-bao-lanh-nhap-ho-khau.docx

Viết đơn xin bảo lãnh nhập hộ khẩu
Viết đơn xin bảo lãnh nhập hộ khẩu

2.1.1. Phần mở đầu

Mở đầu đơn xin bảo lãnh nhập hộ khẩu cần phải soạn thảo theo thể thức hành chính, gồm Quốc hiệu, Tiêu ngữ, địa chỉ và thời gian xin bảo lãnh nhập hộ khẩu cùng với tên lá đơn “ĐƠN XIN BẢO LÃNH NHẬP HỘ KHẨU”.

Phần “Kính gửi”, người bảo lãnh gửi tới cơ quan công an tại xã, phường nơi bạn muốn bảo lãnh nhập hộ khẩu. Đồng thời, bạn cần nêu rõ các căn cứ, điều luật, nghị định về việc bảo lãnh nhập hộ khẩu để lá đơn thêm tính thuyết phục.

2.1.2. Phần nội dung

Mục đầu tiên trong phần nội dung, người bảo lãnh cần ghi rõ thông tin cá nhân của mình, gồm có: Họ tên, giới tính, năm sinh, quốc tịch, số CCCD/ CMND hoặc Hộ chiếu, ngày cấp và nơi cấp các loại giấy tờ này, số điện thoại, địa chỉ thường trú.

Tiếp đến là lý do viết mẫu đơn này, bạn cần trình bày rõ ràng, cụ thể. Ví dụ: “Tôi và anh Nguyễn Ngọc A đã được cấp Giấy chứng nhận kết hôn vào ngày 20/7/20xx và sau khi kết hôn, anh A sẽ chuyển về nhà tôi để sinh sống tại địa chỉ số nhà 2B, đường C, phường Z, quận B, thành phố Hà Nội”.

Sau đó, bạn nêu rõ thông tin của đối tượng mà bạn muốn xin bảo lãnh nhập hộ khẩu, gồm có họ tên, giới tính, năm sinh, quốc tịch, số và ngày cấp, nơi cấp giấy tờ tùy thân như CCCD/CMND/Hộ chiếu, số điện thoại.

Ghi rõ thông tin của người được bảo lãnh nhập khẩu
Ghi rõ thông tin của người được bảo lãnh nhập khẩu

Tiếp theo, bạn yêu cầu quý công an tại xã, phường bạn xin bảo lãnh nhập hộ khẩu xác nhận cho đối tượng mà bạn bảo lãnh được nhập hộ khẩu vào nhà của bạn. Bạn cần thể hiện mong muốn được chấp thuận yêu cầu và cam đoan những gì khai trong lá đơn là sự thật, nếu có sai sót sẽ tự chịu trách nhiệm trước pháp luật.

2.1.3. Phần kết thúc

Cuối đơn, bạn gửi lời cảm ơn tới cơ quan công an có thẩm quyền và dẫn chứng các tài liệu đi kèm, gồm có: Bản sao Căn cước công dân; Bản sao Sổ hộ khẩu; tờ khai nhân khẩu; Giấy chứng nhận kết hôn (nếu là vợ, chồng); Phiếu báo thay đổi hộ khẩu nhân khẩu.

Cuối cùng, người làm đơn (tức người xin bảo lãnh) ký và ghi rõ họ tên.

2.2. Viết mẫu đơn xin bảo lãnh nhập hộ khẩu cho trẻ sơ sinh

Về cơ bản, đơn xin bảo lãnh nhập hộ khẩu cho trẻ sơ sinh có cách viết gần giống với mẫu đơn xin bảo lãnh kể trên. Tuy nhiên, mẫu đơn này cần phải dẫn các căn cứ liên quan tới việc bảo lãnh nhập hộ khẩu cho trẻ sơ sinh và luật cư trú.

Viết mẫu đơn xin bảo lãnh nhập hộ khẩu cho trẻ sơ sinh
Viết mẫu đơn xin bảo lãnh nhập hộ khẩu cho trẻ sơ sinh

Mở đầu lá đơn, bạn cũng cần phải có Quốc hiệu, Tiêu ngữ, thời gian, địa điểm viết đơn và tên lá đơn “ĐƠN XIN BẢO LÃNH NHẬP HỘ KHẨU CHO TRẺ SƠ SINH”. Tiếp đến, người nhận lá đơn là công an xã, phường nơi bạn đăng ký hộ khẩu thường trú.

Sau đó, cha hoặc mẹ của trẻ được bảo lãnh nhập hộ khẩu sẽ cung cấp các thông tin cơ bản về cá nhân giống như người bảo lãnh kể trên. Để lá đơn thuyết phục hơn, bạn nên dẫn những căn cứ chứng minh về việc trẻ sơ sinh có quyền được bảo lãnh nhập hộ khẩu vào gia đình, đồng thời cũng nêu rõ địa chỉ nhà cần nhập hộ khẩu, thông tin của trẻ sơ sinh gồm có: Họ tên, ngày tháng năm sinh, nơi sinh, giới tính, quốc tịch, họ tên cha và họ tên mẹ.

Bạn thể hiện mong muốn cơ quan công an sẽ chấp thuận yêu cầu bảo lãnh nhập hộ khẩu của mình và cam kết những thông tin bạn nêu trong lá đơn là đúng sự thật.

Cha hoặc mẹ ký tên vào cuối lá đơn và nêu rõ những tài liệu gửi kèm theo gồm có: Bản sao Căn cước công dân của cha và mẹ; Bản sao Sổ hộ khẩu; Tờ khai nhân khẩu; Bản sao Giấy chứng nhận kết hôn; Bản sao Giấy khai sinh của trẻ; Phiếu báo thay đổi hộ khẩu nhân khẩu.

Nộp kèm đầy đủ các tài liệu chứng minh
Nộp kèm đầy đủ các tài liệu chứng minh

Để hiểu rõ hơn về bố cục và các trình bày mẫu đơn, mời bạn đọc tải về tại đây:

mau-don-bao-lanh-nhap-ho-khau-cho-tre-so-sinh.docx

Trên đây là những thông tin về mẫu đơn xin bảo lãnh nhập hộ khẩu cùng một số nội dung liên quan. Nếu bạn muốn bảo lãnh cho đối tượng nào đó nhập hộ khẩu vào nhà mình thì đây chính là văn bản không thể thiếu. Nội dung mẫu văn bản cần đảm bảo viết đúng hình thức, thể thức văn bản, đồng thời viết đúng chính tả, trung thực và trình bày rõ ràng.

Mẫu giấy chấp thuận cho nhập hộ khẩu

Khi muốn chấp thuận cho ai đó đăng ký thường trú, nhập hộ khẩu vào nhà của mình thì bạn cần phải soạn thảo mẫu giấy chấp thuận cho nhập hộ khẩu. Truy cập ngay bài viết bên dưới để hiểu hơn về nội dung mẫu giấy chấp thuận cho nhập hộ khẩu nhé!

Mẫu giấy chấp thuận cho nhập hộ khẩu

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
cửa hàng nhượng quyền là gì
Cửa hàng nhượng quyền là gì và cách xây dựng cửa hàng nhượng quyền?
Bạn muốn mở rộng mô hình kinh doanh của mình bằng cửa hàng nhượng quyền? Bạn không biết cửa hàng nhượng quyền là gì? Bạn không biết xây dựng cửa hàng nhượng quyền như thế nào? Cùng vieclam123.vn tìm hiểu sau đây nhé!

Brand health là gì
Brand health là gì? Cách thức đo lường và cải thiện Brand health.
Brand health (sức khỏe thương hiệu) là một trong những yếu tố quan trọng nhất đánh giá sự phát triển của thương hiệu doanh nghiệp. Vậy Brand health là gì? Đo lường như thế nào?, chúng ta cùng vieclam123.vn tìm hiểu sau đây nhé!

quản lý là làm gì
Quản lý là làm gì? Vai trò quan trọng của quản lý trong tổ chức
Quản lý là làm gì? Quản lý là một bộ phận phận quan trọng trong bất kỳ tổ chức nào, với vai trò kiểm soát hoạt động và định hướng kế hoạch phát triển.

Ngành điện điện tử làm gì
Ngành điện điện tử làm gì? Lý do bạn nên học ngành điện điện tử?
Ngành điện điện tử làm gì? Ngành điện điện tử là ngành học vô cùng hữu ích và áp dụng thực tế rất nhiều. Chương trình học vô cùng bài bản và chuyên sâu.