Blog

Cách viết mẫu CV Tester dành cho dân IT chuyên nghiệp và chuẩn nhất

21/08/2021

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Ngành IT đang càng ngày càng có nhiều người theo học vì có mức thu nhập hấp dẫn và khả năng phát triển cao, trong đó có nghề Tester. Tester hay chuyên viên kiểm thử phần mềm là một bộ phận quan trọng trong các công ty, doanh nghiệp hoạt động về lĩnh vực phần mềm. Vì vậy, nhu cầu tuyển dụng tại vị trí Tester vô cùng lớn. Để có thể cạnh tranh với các ứng viên khác, bạn cần chuẩn bị cho mình một mẫu CV Tester chuẩn chỉnh với đầy đủ nội dung. Vậy bạn đã biết cách viết CV cho dân Tester hay chưa? Đọc ngay bài viết dưới đây để tìm ra câu trả lời nhé!

1. Tầm quan trọng của mẫu CV Tester

Bước đầu tiên để xin việc ngành IT bạn cần chuẩn bị một bộ hồ sơ xin việc với mẫu đơn xin việc và CV xin việc. Cũng như CV IT, CV Tester có vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình bạn đi xin việc.

CV Tester như một bản tóm tắt những thông tin cá nhân, trình độ chuyên môn, kỹ năng làm việc,... gửi đến nhà tuyển dụng. Nhờ CV của bạn, họ sẽ đánh giá bạn có phù hợp với vị trí Tester mà công ty họ đang tuyển dụng hay không. Vì vậy, bạn cần thể hiện rằng bản thân mình hoàn toàn xứng đáng với vị trí này, không phải bạn thì không ai khác.

CV Tester có vai trò vô cùng quan trọng

Mẫu CV cho Tester như chiếc “chìa khóa” giúp bạn mở cánh cửa để tiến vào vòng phỏng vấn. Do đó, bạn cần tạo CV thật chuẩn chỉnh, hoàn hảo từ nội dung đến hình thức. Bởi vì để trở thành một Tester, những sản phẩm hay phần mềm qua tay của bạn đều cần phải hoàn hảo trước khi đến tay người tiêu dùng, không để có bất cứ lỗi nào xảy ra. Vì vậy mà CV xin việc Tester cũng cần phải chuẩn và không được có bất kỳ lỗi nào dù là nhỏ nhất.

Vậy cách viết CV xin việc Tester ra sao? Cùng tìm hiểu trong phần tiếp theo nhé!

2. Hướng dẫn cách viết mẫu CV Tester “cực chất” cho dân IT

Nội dung của mẫu CV cho Tester cần phải đầy đủ các mục như thông tin cá nhân, trình độ học vấn, mục tiêu nghề nghiệp, bằng cấp và chứng chỉ, kinh nghiệm làm việc, kỹ năng cứng và kỹ năng mềm, sở thích, người tham chiếu,... Trong đó, bạn cần đặt trọng tâm đến những mục dưới đây.

Làm sao để viết CV Tester chuyên nghiệp

2.1. Thông tin cá nhân trong CV Tester

Phần thông tin cá nhân có thể coi là mục giới thiệu bản thân trong CV của bạn. Qua các thông tin mà bạn cung cấp, nhà tuyển dụng sẽ biết được bạn là ai, đến từ đâu, ứng tuyển vị trí nào,... Ngoài ra, họ cũng sẽ dễ dàng phân biệt bạn với các ứng viên khác.

Trong phần này, bạn cần liệt kê các mục như họ tên, vị trí ứng tuyển, ngày sinh, địa chỉ nơi ở hiện tại, số điện thoại, email,... Bạn cần viết các mục chính xác và cẩn thận, đừng vì nhanh một giây mà gõ nhầm số điện thoại hoặc ký tự trong email, nhà tuyển dụng sẽ không thể liên hệ được với bạn và bạn sẽ đánh mất cơ hội vào vòng phỏng vấn, thật đáng tiếc đúng không?

Địa chỉ email cũng cần là một cái tên thật nghiêm túc, như tên của bạn chẳng hạn. Nhà tuyển dụng sẽ chê bạn là người trẻ con và thiếu sự nghiêm túc khi sử dụng các tên email như “nhochaykhoc”, “gjrlcodontimboycute”,... Vì vậy, bạn cần lưu ý nhé!

Ảnh đại diện bạn cũng cần chọn ảnh nghiêm túc và lịch sự

2.2. Mục tiêu nghề nghiệp trong CV Tester

Mục tiêu nghề nghiệp là những định hướng, mục tiêu của bạn trong tương lai. Tuy nhiên, nhiều người thường nghĩ phần này không quan trọng và bỏ qua chúng. Nếu bạn đang nghĩ như vậy thì hoàn toàn sai lầm đấy nhé! Nhà tuyển dụng sẽ thông qua mục tiêu công việc của ứng viên để nhìn ra khả năng định hướng trong công việc và trong tương lai.

Giống như mục tiêu nghề nghiệp IT, mục tiêu nghề nghiệp Tester cũng bao gồm mục tiêu ngắn hạn và dài hạn. Bạn cần thể hiện được mong muốn được làm việc tại công ty và có sự cầu tiến trong công việc.

Mục tiêu nghề nghiệp là những định hướng mà bạn mong muốn đạt được

Các mục tiêu dài hạn mà bạn đưa ra cần có liên quan đến mục tiêu ngắn hạn và công việc Tester tại công ty mà bạn đang ứng tuyển. Bạn cũng có thể lồng ghép khéo léo các chứng chỉ, thành tựu mà mình đã đạt được trong công việc vào mục tiêu nghề nghiệp như biết cách sử dụng và hiểu rõ về Android, IOS,... để test phần mềm trên điện thoại nhanh chóng.

2.3. Trình độ học vấn trong CV Tester

Để trở thành một Tester, bạn cần có những kiến thức và bằng cấp nhất định, và học chuyên ngành liên quan đến CNTT là không thể thiếu trong CV của bạn. Bạn chỉ nên đề cập đến những trình độ từ Cao đẳng hoặc Đại học trở lên, những quá trình học tập từ cấp 3 trở xuống thì không nên liệt kê, tránh loãng CV.

Vì Tester cũng đòi hỏi trình độ tiếng Anh nhất định, nên nếu bạn có trình độ về tiếng Anh thì nên ghi vào CV của mình, đây sẽ là điểm mạnh của bản thân ứng viên.

Bổ sung thêm những chứng chỉ về Tester để CV trở nên nổi bật

Ngoài ra, nếu bạn có chứng chỉ về kiểm thử phần mềm thì càng có cơ hội “lọt” vào vòng phỏng vấn cao hơn những ứng viên khác. Một số chứng chỉ mà Tester nên có như: CAST (Certified Associate in Software Testing), ISTQB (International Software Testing Qualifications Board), CMC, CETPA, Seed Infotech, CSTE (Certified Software Testing Engineer), STC,... Nếu bạn có một trong các chứng chỉ này thì đừng quên đưa vào CV của mình nhé!

2.4. Kinh nghiệm làm việc trong CV Tester

Kinh nghiệm làm việc có thể coi là phần mà nhà tuyển dụng quan tâm nhất trong CV xin việc Tester của bạn. Cho dù bạn viết CV Tester có kinh nghiệm hay CV Tester chưa có kinh nghiệm, thì phần kinh nghiệm làm việc bạn cần ưu tiên hơn cả.

Nếu có kinh nghiệm làm việc, bạn có thể kể đến các công việc mà bạn đã từng làm liên quan đến kiểm thử phần mềm trong CV Tester có kinh nghiệm của mình. Bạn nên trình bày các kinh nghiệm từ hiện tại trở về quá khứ, vì nhà tuyển dụng sẽ quan tâm đến những công việc bạn làm trong khoảng thời gian gần. Một số công việc bạn có thể kể đến như kỹ sư kiểm thử phần mềm, Developer, Fresher,...

Kinh nghiệm làm việc là phần quan trọng nhất không thể bỏ qua

Còn nếu bạn chưa có kinh nghiệm, bạn nên đưa vào các dự án, hoạt động mà bạn tham gia hoặc các quá trình mà bạn kiến tập, thực tập. Bên cạnh đó bạn cũng nên nhấn mạnh đến những kỹ năng của mình để làm nổi bật CV xin việc khi phần kinh nghiệm thiết hụt.

2.5. Kỹ năng chuyên môn và kỹ năng mềm trong CV Tester

Một Tester đòi hỏi bạn cần có kỹ năng chuyên môn và trình độ nhất định. Bạn cần chứng minh được năng lực của bản thân, hiểu biết về các phần mềm kỹ thuật,... Bạn chỉ nên liệt kê đến những kỹ năng mà mình thực sự thành thạo, những kỹ năng “gà mờ” bạn không nên đưa vào trong CV của mình.

Một số các kỹ năng trong CV mà bạn có thể kể đến như: Thành thạo một số công cụ kiểm thử tự động (HP Quick Test Professional, IBM rational Functional Tester, TestComplete,…), các công cụ kiểm thử (Code, Boundary, Equivalence,...), có nền tảng về kỹ thuật,...

Kỹ năng chuyên môn và kỹ năng mềm là cần thiết

Bên cạnh đó, bạn có thể kể đến một số kỹ năng mềm cần thiết như: Khả năng lập kế hoạch, khả năng phân tích, cẩn thận, tỉ mỉ, học hỏi nhanh, kỹ năng giao tiếp và giải quyết vấn đề, khả năng tiếng Anh,...

3. Một số lưu ý khi viết mẫu CV Tester

Khi viết mẫu CV cho Tester, bạn cần biết được những lưu ý cần có trong CV của mình. Vậy lưu ý đó gồm những gì?

3.1. Tránh sai chính tả và ngữ pháp

Lỗi sai chính tả là lỗi mà nhiều ứng viên thường gặp phải. Tuy nhiên, những lỗi sai chính tả sẽ khiến CV của bạn “một đi không trở lại” và nhà tuyển dụng có thể sẽ ném thẳng tay CV đó vào sọt rác. Nghề Tester đòi hỏi sự tỉ mỉ và chính xác cao. Do đó, việc bạn có một lỗi nhỏ như lỗi chính tả cũng khiến nhà tuyển dụng khó chịu.

Không nên viết sai chính tả hoặc ngữ pháp

Tương tự như chính tả, sai ngữ pháp cũng là một việc không thể chấp nhận được trong CV của bạn. Các thuật ngữ chuyên ngành bị viết sai, câu văn lủng củng không có nghĩa, sai ngữ pháp tiếng Anh,... tất cả những nguyên nhân đó khiến CV của bạn trở nên “thảm hại” và nhà tuyển dụng sẽ không ngó ngàng tới. Vì vậy, bạn hãy kiểm tra cẩn thận trước khi gửi CV cho nhà tuyển dụng nhé!

3.2. Đưa ra các thông tin sai sự thật

Nếu bạn đưa những thông tin trong CV của mình sai sự thật và không chính xác, bạn đã bao giờ nghĩ tới hậu quả hay chưa? Liệu rằng nhà tuyển dụng có chấp nhận bạn khi bạn thổi phồng những thông tin trong CV của mình? Chắc hẳn bạn đã tự đưa ra được câu trả lời cho mình rồi đúng không? Sẽ chẳng ai muốn bị lừa khi mà chưa từng gặp mặt hoặc trong lần đầu tiên gặp cả.

Nhà tuyển dụng sẽ nghĩ rằng bạn là một người thiếu trung thực và sẽ cho vào danh sách đen của họ. Và thậm chí, những đối tác của bạn cũng sẽ nắm được danh sách đó. Vì vậy, nếu bạn không muốn tự làm khó mình và không muốn khó khăn trong quá trình đi xin việc sau này, bạn cần ghi các thông tin trong CV của mình trung thực và chính xác.

Đưa các thông tin trong CV đúng sự thật

3.3. Tự mình chủ động sẽ dễ dàng thành công

Sau khi đã hoàn thành xong CV xin việc Tester của mình, bạn gửi CV qua email gồm những gì theo yêu cầu của nhà tuyển dụng. Tuy vậy, đã mấy tuần hay thậm chí là một tháng mà bạn vẫn thấy hộp thư của mình “lặng im”.

Khi đó, thay vì bị động chờ đợi nhà tuyển dụng hồi âm kết quả phỏng vấn, bạn hãy chủ động liên hệ lại với nhà tuyển dụng để hỏi thăm kết quả. Bạn có thể gọi điện thoại cho họ, nhắc khéo rằng đã nhận được email mà bạn gửi hay chưa và thể hiện rằng bạn rất mong muốn công việc này. Biết đâu có trục trặc gì trong quá trình gửi email như email của bạn vào mục spam hoặc gửi nhầm địa chỉ email,... và nhà tuyển dụng vẫn chưa nhận được CV của bạn.

Lúc này, việc chủ động nhắc nhở nhà tuyển dụng là điều cần thiết. Họ sẽ nghĩ rằng bạn rất muốn ứng tuyển vào vị trí công việc này và có thể sẽ tạo cho bạn một cơ hội mới thì sao? Chưa thử thì làm sao biết được kết quả đúng không nào?

Hy vọng qua bài viết này, bạn đã biết cách viết mẫu CV Tester hoàn hảo. Để CV của mình chuyên nghiệp, bạn cần biết được cách viết cùng những lưu ý cần thiết trong CV xin việc Tester của mình. Ngoài ra, bạn cũng không nên quá khoe khoang hay khoác lác. Trung thực là một điều cần thiết trong CV của bạn. Hãy chuẩn bị sẵn tinh thần để tham gia buổi phỏng vấn sắp tới nhé. Và hãy nhớ cơ hội là tự mình giành lấy! Chúc bạn thành công!

 Điểm: 2.9  (17 bình chọn)

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Chia sẻ cho các em học sinh mẹo viết CV bằng tiếng Anh lớp 12
Viết CV bằng tiếng Anh lớp 12 như thế nào? Các em học sinh ngồi trên ghế nhà trường dùng CV tiếng Anh để làm gì và những lưu ý khi viết. Xem ngay!

01/12/2021

Hướng dẫn cách viết mẫu cv xin việc part time bằng Tiếng Anh chuẩn
Mẫu cv xin việc part time bằng tiếng anh được viết như thế nào? CV xin việc parttime tiếng anh thì khác gì full time? Hãy đọc bài viết sau để biết bạn nhé!

29/11/2021

Tạo ấn tượng nhà tuyển dụng với mẫu CV xin làm cộng tác viên
Mẫu CV cộng tác viên được viết như thế nào? Làm sao để tạo ra được mẫu CV cộng tác viên chuyên nghiệp và ấn tượng khiến nhà tuyển dụng đổ gục? Click ngay!

25/11/2021

Tham khảo cách viết mẫu CV Topica theo hướng dẫn của chuyên gia
Mẫu CV Topica hoàn hảo sẽ giúp bạn nắm bắt tốt cơ hội được nhận vào làm việc tại Topica. Cùng vieclam123.vn tìm ra bí quyết chinh phục mẫu CV này nhé.

20/11/2021