close
cách
cách cách cách cách cách

Nội dung và cách viết mẫu báo cáo thử việc thông dụng nhất hiện nay

image

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Hợp đồng chính thức chỉ được diễn ra khi nhân viên mới hoàn thành yêu cầu mà doanh nghiệp đưa ra, đồng thời có mẫu báo cáo thử việc ấn tượng. Vậy mẫu báo cáo cho nhân sự thử việc này phải viết như thế nào? Khám phá bài viết ngay sau đây để biết đáp án chính xác nhất.

1. Bạn hiểu gì về mẫu báo cáo thử việc?

Mẫu báo cáo thử việc chính là văn bản tổng kết lại toàn bộ kết quả mà nhân sự mới đã đạt được trong thời gian học việc. Trong đó người báo cáo cần phải báo cáo rõ thành tích đạt được, những kiến thức học hỏi được từ môi trường thực tế, đồng thời báo cáo kỹ năng liên quan tích lũy được trong quá trình thử việc.

Với những kết quả này, nhân sự mới sẽ phải tự đánh giá về bản thân, rút ra những kinh nghiệm quý giá khi làm việc. Bên cạnh đó, lao động thử việc cũng nêu ra những đề xuất, đóng góp mang tính xây dựng cho công việc này.

Bạn hiểu gì về mẫu báo cáo thử việc
Bạn hiểu gì về mẫu báo cáo thử việc?

Viết báo cáo thử việc là điều không thể thiếu khi kết thúc quá trình học việc của lao động, nó còn là căn cứ quan trọng để Quản lý ra quyết định có chấp nhận nhân viên đó hay không.

Mặc dù khá phổ biến song không phải ai cũng biết rõ cách viết mẫu báo cáo này. Nếu chưa có kinh nghiệm hay tìm hiểu sâu về mẫu giấy tờ này vậy thì bạn không nên bỏ qua những gợi ý hấp dẫn mà vieclam123.vn chia sẻ bên dưới nhé.

2. Cách viết mẫu báo cáo thử việc chuẩn nhất

Đừng nghĩ rằng mẫu báo cáo thử việc chỉ chứa phần kết quả mà bạn đã làm được trong thời gian thử việc. Đây là mẫu văn bản chứa khá nhiều thông tin mà nếu không tìm hiểu thì bạn sẽ không thể biết được.

Ngoài việc ghi đúng tên báo cáo, đúng phần “Kính gửi” thì bạn còn phải chú ý trình bày với những phần sau đây:

2.1. Điền thông tin cá nhân ứng viên thử việc

Điền thông tin cá nhân ứng viên thử việc
Điền thông tin cá nhân ứng viên thử việc

Điền thông tin cá nhân có vẻ là phần đơn giản nhất của mẫu báo cáo thử việc này, theo đó, lao động thử việc chỉ cần nêu rõ họ tên, ngày tháng năm sinh, quê quán, thời gian thử việc theo quy định của công ty.

Ngoài ra, ở phần giới thiệu này bạn cũng cần nhắc đến người trực tiếp hướng dẫn bao gồm họ tên, chức danh công việc và phòng ban quản lý.

Thật đơn giản đúng không nào, tin chắc ai cũng có thể trình bày đúng ngay từ lần đầu tiên sau khi đọc được hướng dẫn này.

2.2. Liệt kê các công việc được giao trong quá trình thử việc

Liệt kê các công việc được giao trong quá trình thử việc
Liệt kê các công việc được giao trong quá trình thử việc

Hãy quên cách trình bày diễn giải như một bài văn đi bởi nó không phù hợp với mẫu báo cáo thử việc này.

Thay vào đó, bạn cần nêu ra các đầu việc được giao trong quá trình học việc, đó là những đầu việc được tiếp nhận từ người trực tiếp hướng dẫn. Trình bày chúng theo dạng gạch đầu dòng để thể hiện được sự tách biệt và rõ ràng.

Khi viết tên các đầu việc, hãy cố gắng tóm lược chúng đến mức tôi đa để bất cứ ai nhìn vào cũng hiểu rõ công việc mà bạn đã thực hiện.

Xem thêm: Cách viết mẫu giấy giới thiệu của công ty chuẩn nhất

2.3. Thống kê lại các kết quả đã hoàn thành

Thống kê lại các kết quả đã hoàn thành
Thống kê lại các kết quả đã hoàn thành

Phần tiếp theo chính là thống kê lại kết quả đã hoàn thành trong thời gian thử việc.

Dựa vào những đầu việc đã nêu ở phần trên, bạn có thể kết hợp viết kết quả đạt được ở ngay bên dưới. Nói rõ về tình trạng của đầu việc đó là đã hoàn thành hay chưa hoàn thành. Nếu chưa thì công việc còn lại là gì cần ghi chi tiết cụ thể nhất.

Một số đầu việc bạn có thể sử dụng con số hoặc biểu đồ để chứng minh cho kết quả báo cáo ở trên, điều này sẽ cho thấy sự chuyên nghiệp và thông tin cũng trở nên thuyết phục hơn.

Thường thì mọi thứ đều phải đạt kết quả tốt thì cơ hội được nhận mới cao, tuy nhiên nếu như bạn vẫn còn một số nhiệm vụ chưa đạt kết quả mong muốn thì cũng nên thành thật khai báo, để đến khi bị phát hiện thì bạn sẽ chẳng có đường nào để lui cả.

Khi dám ghi những thành tích chưa tốt, có thể bạn sẽ được đánh giá là người trung thực, thẳng thắn. Doanh nghiệp rất cần những nhân viên có đức tính này, biết đâu đó sẽ là lợi thế dành cho bạn.

2.4. Tự đánh giá bản thân trong mẫu báo cáo thử việc

Tự đánh giá bản thân trong báo cáo thử việc
Tự đánh giá bản thân trong báo cáo thử việc

Có thể nói, trong mẫu báo cáo thử việc thì phần tự đánh giá bản thân là phần được quan tâm nhất. Tất nhiên nhà tuyển dụng sẽ là người quyết định cuối cùng nhưng họ vẫn muốn biết sự đánh giá này có công tâm và trung thực hay không, hoặc chỉ đơn giản là họ muốn xem ứng viên sẽ tự đánh giá về bản thân mình như thế nào.

Vậy nên, một lần nữa bạn cần có sự trung thực, ai cũng muốn đánh giá tốt về mình nhưng nếu vậy thì sẽ không còn điều gì thú vị ở bạn nữa. Với việc thẳng thắn nhận khuyết điểm và mong muốn có cơ hội sửa đổi so với tất cả đều hoàn hảo thì nhà tuyển dụng sẽ ưu tiên phương án 1 hơn đấy.

2.5. Đưa ra đề xuất và những nguyện vọng mang tính xây dựng nếu có

Quá trình thử việc cho lao động mới thường là từ 1 đến 2 tháng, đây là khoảng thời gian khá dài đủ để bạn nhận ra công việc mình làm có những khó khăn gì. Khi báo cáo, hãy nói về những khó khăn kèm theo những đề xuất hợp lý.

Bạn cũng nên nêu thêm những phương án khắc phục khó khăn ấy nếu như các đề xuất của mình không được duyệt. Chi tiết này có thể làm nhà tuyển dụng buộc phải chú ý tới bạn vì bạn là người có sự chuẩn bị, biết tính toán.

Đã là công việc thì phải có khó khăn, nếu không thì bạn là người hoàn hảo quá rồi. Nêu khó khăn là điều hết sức bình thường nhưng nêu được những phương án khắc phục hiệu quả thì là điều bất bình thường. Đây cũng là cách để bạn chứng tỏ năng lực của mình thông qua việc tiếp cận công việc thực tế, doanh nghiệp thực sự cần những người biết khắc phục khó khăn như bạn.

Đưa ra đề xuất và những nguyện vọng mang tính xây dựng nếu có
Đưa ra đề xuất và những nguyện vọng mang tính xây dựng nếu có

Nếu như bạn cảm thấy công việc hiện tại thừa sức để làm tốt, vậy thì bạn cũng có thể đề xuất với quản lý cho thử việc ở một vị trí quan trọng hơn. Nhân viên phát triển thì doanh nghiệp sẽ phát triển, vì vậy đây là đề xuất hoàn toàn hợp lý và có thể được chấp nhận.

Không ai là không có nguyện vọng khi xin việc vào doanh nghiệp, vì vậy bạn đừng ngại khi nói về chúng. Một số nguyện vọng mà bạn có thể liệt kê trong báo cáo thử việc của mình đó là: Trở thành nhân viên chính thức để xây dựng sự nghiệp, Muốn trở thành một quản lý xuất sắc giúp công ty giải quyết khó khăn trước mắt và lâu dài nếu vị trí bạn thử việc là quản lý,...

Với mỗi nguyện vọng này, hãy kèm theo lời cam kết chất lượng như cam kết hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao, không ngại khó khăn mà công việc đem lại,...

Dựa vào những kết quả báo cáo thử việc cùng với những gì họ nhìn thấy từ thực tế trong suốt thời gian thử việc, doanh nghiệp sẽ ra quyết định xem có ký hợp đồng với bạn hay không.

Ở cuối báo cáo, đừng quên để lại chữ ký của mình, lựa chọn chữ ký phù hợp, có cá tính sẽ giúp doanh nghiệp có ấn tượng tốt hơn về bạn.

3. Lưu ý quan trọng khi trình bày báo cáo thử việc

Lưu ý quan trọng khi trình bày báo cáo thử việc
Lưu ý quan trọng khi trình bày báo cáo thử việc

Ngoài những thành tích xuất sắc, kết quả đáng ngưỡng mộ, nhân sự thử việc còn phải chú ý một số điều cơ bản sau đây khi trình bày mẫu báo cáo thử việc:

Thứ nhất, báo cáo cần trình bày một cách ngắn gọn, súc tích nhưng vẫn phải đầy đủ ý chính.

Thứ hai, mọi thông tin đưa ra phải đúng trọng tâm, không trình bày lan man, dài dòng và khó hiểu.

Thứ ba, báo cáo thử việc sẽ được chú ý hơn khi làm nổi bật được những thành tích và kết quả xuất sắc đạt được.

Thứ tư, kiểm tra thật kỹ lỗi chính tả bởi nó khiến mẫu báo cáo thử việc của bạn giảm tính chuyên nghiệp.

Xem thêm: Mẫu đề xuất nhân sự và những chia sẻ mà doanh nghiệp cần biết

4. Các mẫu báo cáo thử việc thông dụng nhất hiện nay

Các mẫu báo cáo thử việc thông dụng nhất hiện nay
Các mẫu báo cáo thử việc thông dụng nhất hiện nay

Dưới sự phát triển của công nghệ, hình thức trình bày văn bản, đặc biệt là mẫu báo cáo thử việc cũng được phát triển theo nhiều hình thức đa dạng. Bạn có thể tham khảo và lựa chọn mẫu báo cáo thử việc đơn giản với cách thức trình bày dễ nhất.

Tham khảo một số mẫu báo cáo phổ biến và thông dụng dưới đây, bạn có thể tải về và sử dụng để tiết kiệm thời gian soạn thảo:

200924.Mẫu-báo-cáo-thử-việc-biểu-mẫu.doc

bieu-mau-bao-cao-ket-qua-thu-viec-1.doc

bieu-mau-bao-cao-ket-qua-thu-viec-2.doc

Mẫu báo cáo thử việc là giấy tờ quan trọng quyết định kết quả được nhận vào làm chính thức của nhân sự thử việc. Vậy hãy cố gắng chuẩn bị nội dung thật tốt để thuyết phục quản lý của bạn nhé.

Tìm hiểu mẫu báo cáo thực tập

Là sinh viên, chắc chắn bạn không thể bỏ qua giai đoạn thực tập, khi hết giai đoạn này thì bạn phải làm báo cáo để gửi doanh nghiệp và nhà trường. Vậy mẫu báo cáo thực tập chuẩn được trình bày như thế nào? Tham khảo bài viết sau đây để hiểu rõ hơn nhé.

Mẫu báo cáo thực tập

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
cửa hàng nhượng quyền là gì
Cửa hàng nhượng quyền là gì và cách xây dựng cửa hàng nhượng quyền?
Bạn muốn mở rộng mô hình kinh doanh của mình bằng cửa hàng nhượng quyền? Bạn không biết cửa hàng nhượng quyền là gì? Bạn không biết xây dựng cửa hàng nhượng quyền như thế nào? Cùng vieclam123.vn tìm hiểu sau đây nhé!

Brand health là gì
Brand health là gì? Cách thức đo lường và cải thiện Brand health.
Brand health (sức khỏe thương hiệu) là một trong những yếu tố quan trọng nhất đánh giá sự phát triển của thương hiệu doanh nghiệp. Vậy Brand health là gì? Đo lường như thế nào?, chúng ta cùng vieclam123.vn tìm hiểu sau đây nhé!

quản lý là làm gì
Quản lý là làm gì? Vai trò quan trọng của quản lý trong tổ chức
Quản lý là làm gì? Quản lý là một bộ phận phận quan trọng trong bất kỳ tổ chức nào, với vai trò kiểm soát hoạt động và định hướng kế hoạch phát triển.

Ngành điện điện tử làm gì
Ngành điện điện tử làm gì? Lý do bạn nên học ngành điện điện tử?
Ngành điện điện tử làm gì? Ngành điện điện tử là ngành học vô cùng hữu ích và áp dụng thực tế rất nhiều. Chương trình học vô cùng bài bản và chuyên sâu.