Mẫu báo cáo giám sát đánh giá đầu tư được dùng phổ biến trong các doanh nghiệp xây dựng với nội dung chi tiết báo cáo về tình hình đầu tư, đánh giá tình hình đầu tư của đơn vị. Để biết cách viết mẫu báo cáo giám sát đánh giá đầu tư, mời các độc giả tham khảo nội dung bài viết này.
MỤC LỤC
Hiện nay, các doanh nghiệp xây dựng phát triển nhiều với nhiều công trình lớn, đó là những dự án đầu tư có nguồn vốn rất lớn, hướng tới các lợi ích cho cả doanh nghiệp xây dựng nói riêng và cho đất nước ta nói chung.
Do đó, giám sát và đánh giá kế toán, dự án đầu tư được chú trọng, với mỗi chương trình đánh giá giám sát đầu tư được kết thúc thì các đơn vị này cần lập mẫu báo giám sát đánh giá đầu tư.
Theo đó, chúng ta có thể hiểu được bản chất của mẫu báo cáo giám sát đầu tư là văn bản trình bảy nội dung báo cáo về tình hình đầu tư của doanh nghiệp đối với các dự án, đồng thời đưa ra các đánh giá chuẩn về tình hình của dự án đầu tư đó.
Xem thêm: Mẫu báo cáo quyết toán dự án hoàn thành viết như thế nào?
Khi các chương trình dự án đầu tư được kết thúc, các đơn vị cần lập báo cáo đánh giá giám sát đầu tư, trong nội dung của mẫu báo cáo đánh giá giám sát đầu tư này cần nêu rõ về nội dung, tình hình về việc giám sát, đưa ra những đánh giá và các kiến nghị của mình đối với dự án đầu tư.
Đồng thời, các bạn cần nêu ra những mặt lợi ích mà dự án đầu tư đó mang lại cho xã hội và con người. trong mẫu báo cáo này cần làm rõ tính chất pháp lý, đảm bảo mẫu báo cáo có hiệu lực bằng cách có đầy đủ thể thức báo cáo, đầy đủ chữ ký xác nhận của người làm báo cáo.
Căn cứ vào điều số 2 của Thông tư 22/2015/TT-BKHĐT phân loại các mẫu báo cáo giám sát đánh giá đầu tư như sau:
- Mẫu báo cáo giám sát đánh giá đầu tư tổng thể trong vòng 6 tháng hoặc là cả năm.
- Mẫu báo cáo giám sát đánh giá đầu tư có vốn đầu tư của Nhà nước (biểu mẫu số 02, 03, 04, 05, 06).
- Mẫu báo cáo giám sát đánh giá đầu tư dựa vào hình thức của các đối tác công và tư (Biểu mẫu số 04, 07, 08, 09, 10).
- Mẫu báo cáo giám sát đánh giá đầu tư khi dùng nguồn vốn khác (Biểu mẫu số 11, 12, 13, 14).
- Mẫu báo cáo giám sát đánh giá đầu tư về tình hình nguồn vốn được giải ngân (biểu mẫu số 15, 16).
- Mẫu báo cáo giám sát đánh giá đầu tư cộng đồng (biểu mẫu số 17).
Xem thêm: Cách viết mẫu biên bản nghiệm thu công trình chuẩn nhất
Muốn viết được mẫu báo cáo đánh giá giám sát đầu tư chuẩn, người lập báo cáo cần nắm được rõ những thông tin liên quan đến mẫu báo cáo, chuẩn bị tốt các yếu tố làm nên mẫu báo cáo chuẩn sẽ giúp người lập báo cáo thể hiện được mẫu văn bản báo cáo chẩn, đầy đủ thông tin, thể hiện được sự chuyên nghiệp và đáng tin cậy trong mẫu báo cáo.
Sau đây là chia sẻ giúp bạn có thêm kinh nghiệm trong việc trình bày mẫu báo cáo đánh giá giám sát đầu tư:
Mẫu báo cáo đánh giá giám sát đầu tư cũng sẽ có hình thức và bố cục như những mẫu báo cáo cơ bản, chuẩn theo mẫu văn bản báo cáo. Gồm:
- Phần mở đầu văn bản báo cáo giám sát, đánh giá đầu tư.
- Phần nội dung của văn bản báo cáo giám sát, đánh giá đầu tư.
- Phần kết luận của văn bản báo cáo giám sát, đánh giá đầu tư.
Với 03 phần như vậy, mẫu báo cáo sẽ thể hiện được từng khía cạnh về mặt nội dung chi tiết để làm rõ nội dung trong từng phần đối với từng loại báo cáo đánh giá giám sát đầu tư.
Trong phần đầu có các yếu tố cơ bản như sau:
- Tên của cơ quan viết báo cáo: ghi in hoa bôi đậm, góc trên cùng của bên trái văn bản báo cáo.
- Số hiệu báo cáo: ghi ngay dưới tên của đơn vị viết báo cáo: mẫu Số: .../BCGSĐT.
- Quốc hiêu, Tiêu ngữ, địa điểm, thời gian viết báo cáo: ghi ở phía bên phải góc trên cùng của văn bản. Ghi theo quy định chung của văn bản hành chính nói chung.
- Tên báo cáo: bạn cần nắm rõ mình đang biết báo cáo giám sát đánh giá đầu tư nào? Theo mẫu bao nhiêu để có tên báo cáo chuẩn nhất.
Ví dụ:
BÁO CÁO GIÁM SÁT, ĐÁNH GIÁ ĐẦU TƯ TỔNG THỂ
(6 tháng/năm)
- Lời chào trang trọng: Kính gửi “đơn vị/cơ quan/người có thẩm quyền duyệt báo cáo”.
Đối với nội dung, người viết báo cáo cần ghi rõ các vấn đề sau:
- Tên của dự án đầu tư, thông tin của đơn vị tiếp nhận, thông tin chung của dự án.
- Nội dung đánh giá của người giám sát đánh giá dự án:
+ Tình hình các văn bản HD, các văn bản có tính quy phạm pháp luật liên quan.
+ Tình hình quản lý đối với quy hoạch, thực hiện các kế toán đối với vốn đầu tư, thực hiện các chương trình đầu tư, tình hình quản lý đối với các dự án có sử dụng nguồn vốn của Nhà nước...
Tất cả những đánh giá này đều cần nêu rõ thông tin tình hình, nêu rõ các kết quả đã đạt được, nêu rõ những mặt ưu và những mặt chưa ổn, nêu rõ các nguyên nhân cùng với các trách nhiệm của đơn vị có liên quan...
- Các đề xuất cho dự án và nêu kiến nghị cụ thể.
Ở nội dung này, người viết báo cáo có thể nêu rõ những đề xuất đối với sự đổi mới trong các chính sách, cơ chế và công tác điều hành.
Nội dung phần kết khép lại các thông tin báo cáo, trình bày chữ ký và họ tên đầy đủ của người thủ trưởng của cơ quan viết báo cáo.
Đồng thời trên chữ ký phải có con dấu xác nhận của cơ quan thực hiện báo cáo đó, làm yếu tố căn cứ xác thực về các nội dung báo cáo trong văn bản báo cáo.
=> Tải về mẫu:
Mau-so-01-Bao-cao-giam-sat-danh-gia-tong-the-dau-tu.doc
Mau-so-01-Bao-cao-giam-sat-danh-gia-tong-the-dau-tu.pdf
mau_bao_cao_giam_sat_danh_gia_dau_tu.docx
Như vậy, mẫu báo cáo giám sát đánh giá đầu tư rất đa dạng, nhiều loại với nhiều hạng mục báo cáo đầu tư riêng. Tùy vào mỗi loại báo cáo mà có cách trình bày nội dung khác nhau dựa vào tình hình thực tế của từng công trình đầu tư. Hy vọng các bạn sẽ trình bày chuẩn nội dung trong mẫu báo cáo giám sát đánh giá đầu tư.
Truy cập vào https://vieclam123.vn để đọc thêm về cách viết các biểu mẫu cũng như các thông tin bổ ích khác nhé.
Ngoài báo cáo giám sát và đánh giá đầu tư thì vieclam123.vn cũng bật mí thêm một dạng mẫu báo cáo khác nữa đó là mẫu báo cáo tình trạng thiết bị đang được nhiều doanh nghiệp quan tâm hiện nay.
MỤC LỤC
Chia sẻ