close
cách
cách cách cách cách cách

Top 10 lý do khiến bạn quyết định xin nghỉ việc ngay lập tức!

image

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Bạn đã cống hiến tất cả những gì có thể cho công ty hiện tại nhưng vẫn gặp một số lý do khiến bạn quyết định xin nghỉ việc, hãy xem ngay 10 lý do sau.

Bạn đã cống hiến tất cả những gì có thể cho công ty hiện tại nhưng chúng đều không hiệu quả. Cho dù lý do của bạn là gì, sự thật là bạn đã không thể thành công trong vị trí công việc hiện tại, có lẽ đã đến lúc bạn nên lắng nghe trái tim bản thân mình. Bạn có thể thấy rằng có lẽ đã đến lúc mình nên xin nghỉ việc. 

Có nhiều tình huống trong công việc sẽ rất khó để xử lý, nếu không muốn nói là không thể giải quyết được và điều bạn cần quan tâm là những suy nghĩ, lợi ích của bản thân trong các trường hợp đó. Một môi trường, hoàn cảnh tiêu cực có thể hủy hoại tinh thần và tâm hồn của bạn nếu bạn bị mắc kẹt trong đó quá lâu. Bạn sẽ tự đày đọa bản thân mình và trở thành một nhân viên tiêu cực, bị mọi người xa lánh trong công ty. 

Mặc dù xin nghỉ làm không phải là việc nên được quyết định một cách dễ dàng, nhẹ nhàng hay trong lúc bồng bột, trong nhiều trường hợp, có nhiều lý do để việc này trở thành lựa chọn tốt nhất dành cho bạn. Hãy cân nhắc xem liệu điều đó có thật sự phù hợp với hoàn cảnh hiện tại của bạn không và nếu có thể, hãy tìm kiếm một cơ hội khác trước khi xin nghỉ việc để đảm bảo cuộc sống bản thân. 

lý do khiến bạn quyết định xin nghỉ việc

Vì sao bạn nên xin nghỉ việc?

Nhiều vấn đề có thể được giải quyết bằng cách cải thiện giao tiếp hoặc chấp nhận những cơ hội, thách thức lớn hơn tại nơi làm việc hiện tại của bạn. Tuy nhiên, không phải lúc nào mọi chuyện cũng diễn ra một cách đơn giản như vậy. Đôi khi vấn đề sẽ không có lối thoát và 10 tình huống dưới đây là các ví dụ điển hình cho trường hợp trên.

  1. Công ty của bạn đang bị suy thoái. Họ gặp nhiều vấn đề khó khăn, mất đi khách hàng, thua lỗ và bị đồn rằng sắp phải đóng cửa, thất bại hay đứng trên bờ vực phá sản. Đi làm mỗi ngày cho bạn cảm giác như đang đi trên tấm băng mỏng, không biết bao giờ thì mất việc. Các nhà lãnh đạo cấp cao của công ty luôn trong trạng thái khẩn trương và hay tổ chức các cuộc họp kín. Những nhân viên khác đều lo sợ và bắt đầu tìm kiếm công việc mới. Môi trường làm việc bị trì trệ và trở nên rất đáng lo ngại.
  2. Mối quan hệ của bạn với người quản lý bị rạn nứt hoặc gặp trục trặc đến nỗi không thể hàn gắn được. Bạn đã tìm nhiều cách để cải thiện mối quan hệ đó nhưng bạn biết rằng nó không thể quay trở về như cũ. Cho dù lý do cho vấn đề có là gì, bạn cũng cần suy xét thật kỹ tình huống; có thể là bạn sẽ phải nói chuyện rõ ràng hơn với người quản lý về tình hình. Tuy nhiên, có thể đã đến lúc bạn phải bước tiếp và tìm một công việc mới.  
  3. Trạng thái cuộc sống của bạn đã thay đổi. Có thể bạn mới kết hôn hoặc đã sinh con và tiền lương cùng trợ cấp hiện tại đã không còn đáp ứng được nhu cầu cuộc sống hằng ngày của bạn nữa. Bạn cần tìm kiếm những cơ hội tốt hơn để hỗ trợ gia đình mình. Hãy làm điều này mà không hối tiếc sau khi đã xác định rằng bạn không còn cơ hội nào để thay đổi tình hình với công ty hiện tại nữa. 
  4. Mục tiêu của bạn trái ngược với văn hóa của công ty. Có lẽ công ty của bạn đi theo chủ nghĩa bình đẳng nhưng bạn lại tin là chỉ những người “có làm thì mới có ăn”, tức là những người có đóng góp, có xây dựng thì mới xứng đáng được nhận lương bình đẳng với người khác. Công ty của bạn thực hiện các cuộc khảo sát về mức độ hài lòng của nhân viên theo năm và bạn cho rằng đây là sự lãng phí thời gian một cách vô ích. Công ty của bạn hoạt động theo cấp bậc nhưng bạn lại muốn phát triển mọi mặt công việc của bản thân, được linh hoạt tham gia vào nhiều vấn đề, lĩnh vực hơn. 
    Cho dù xung đột xảy ra ở đâu, sự thiếu phù hợp trong văn hóa, tác phong làm việc sẽ ảnh hưởng thái độ khi cống hiến của bạn. Hãy nhanh chóng xác định chuyển việc nếu bạn nhận ra những điểm khác nhau này. Nếu tình hình không được cải thiện và mọi chuyện vẫn cứ tiếp diễn như vậy, có thể bạn sẽ trở nên chán ghét công việc đó, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến các quyết định sau này. 
  5. Bạn không còn vui vẻ tận hưởng công việc của mình nữa. Không cần biết có chuyện gì xảy ra tại nơi làm việc của bạn, nếu bạn thức dậy vào buổi sáng và sợ hãi việc phải đi làm thì đã đến lúc bạn cần tìm một công việc mới. Bạn hãy tự suy nghĩ xem bạn có muốn thay đổi vì công việc không. Đó có thể không phải là công việc dành cho bạn ngay từ đầu nếu bạn phải thay đổi bản thân quá nhiều, đến nỗi bạn không nhận ra nổi mình là ai nữa. 
  6. Công ty của bạn đang gặp vấn đề về mặt đạo đức nghề nghiệp. Có lẽ công ty bạn đang lừa dối khách hàng về chất lượng sản phẩm hoặc ngày xuất xưởng của sản phẩm, hạn sử dụng,... Bạn nhận thức được rằng công ty đang đánh cắp thông tin từ các đối thủ cạnh tranh. Cho dù vấn đề thực sự là gì, bạn sẽ cần một công việc mới nếu đạo đức nghề nghiệp của công ty đã vượt quá giới hạn cho phép của bản thân bạn. Hãy rời đi nhanh nhất có thể nếu bạn không có giới hạn hay chức quyền gì có thể gây ảnh hưởng đến quy tắc đạo đức của công ty.
  7. Vì bất kỳ lý do gì, bạn đã cư xử không đúng mực trong công việc. Bạn đã nghỉ không phép quá nhiều ngày làm việc, chểnh mảng trong công việc, không duy trì được các kỹ năng cần thiết để hoàn thành tốt công việc. Nhìn chung, trong công ty, bạn chỉ mang danh như một kẻ lười biếng hoặc thất bại. Nhận định này một khi đã được thành lập, sẽ rất khó để thay đổi chúng trong mắt cấp trên cũng như đồng nghiệp của bạn. Vì vậy, bạn hãy thử tìm một chân trời mới và bắt đầu lại với tâm thế tốt hơn, có lợi hơn cho bản thân mình.
  8. Mối quan hệ của bạn với đồng nghiệp đi vào bế tắc. Trong môi trường đòi hỏi làm việc nhóm, nhóm của bạn không thể hòa đồng để yên bình làm việc với nhau. Điều này sẽ khiến bạn cảm thấy mệt mỏi, chán chường và mất đi động lực làm việc. Một lần nữa, vào những lúc này, lý do đã không còn quan trọng; hãy bắt đầu công việc mới và quyết tâm không để tình trạng này xảy ra một lần nữa. Đặc biệt khi những nỗ lực giải quyết vấn đề của bạn không được trân trọng, có lẽ đã đến lúc bạn cần tự bước tiếp. 
  9. Mức độ căng thẳng, áp lực quá lớn, gây ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất cũng như tinh thần của bạn. Điều này khiến các mối quan hệ của bạn với gia đình và bạn bè cũng trở nên xấu dần đi. Hãy theo dõi tình trạng sức khỏe của bản thân, nếu bạn cảm thấy thấy quá tải và không thể chịu được nữa, hãy bắt đầu tìm kiếm một công việc mới.
  10. Bạn cảm thấy công việc không thú vị, thiếu thách thức. Bạn muốn tìm kiếm những cơ hội, lĩnh vực mới phù hợp với bản thân hơn, mà công việc hiện tại không thể đáp ứng bạn. Khi khám phá công việc hiện tại và đã cống hiến hết mình cho nó, bạn nhận ra rằng công việc đó quá nhiều giới hạn và bạn muốn nhiều hơn thế nữa. Hãy tìm kiếm, bắt lấy các cơ hội khác phù hợp hơn khi thời cơ đến.

Nếu bạn đang gặp một trong những trường hợp trên thì hãy suy nghĩ xem mình có nên tiếp tục công việc hiện tại không? Ngoài 10 lý do để bạn quyết định xin nghỉ việc trên đây còn nhiều lý do khác, bạn hãy để lại bình luận về những lý do đó dưới đây nhé.

>> Xem thêm tin:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
đối phó nỗi sợ hãi trong quá trình phỏng vấn
Tìm hiểu lý do và cách đối phó nỗi sợ hãi trong quá trình phỏng vấn
Chúng ta cần phải làm gì để đối phó nỗi sợ hãi trong quá trình phỏng vấn? Nỗi sợ hãi sẽ gây ra những điều gì và nguyên nhân của nỗi sợ hãi đó là gì? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết với vieclam123.vn qua bài viết dưới đây.

Kế toán bán hàng xin việc
Cách thức chuẩn bị giúp ứng viên Kế toán bán hàng xin việc hiệu quả
Nhu cầu của công việc Kế toán bán hàng hiện nay như thế nào? Kế toán bán hàng xin việc cần những tố chất gì? Khi xin việc, Kế toán bán hàng cần chuẩn bị những gì? Hãy cùng bài viết sau đây của vieclam123.vn khám phá.

câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh vé máy bay
Khám phá trọn bộ câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh vé máy bay
Làm cách nào để chuẩn bị các câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh vé máy bay để trả lời một cách hiệu quả? Đặt câu hỏi thông minh trong buổi phỏng vấn đối với vị trí Nhân viên Kinh doanh vé máy bay như thế nào? Hãy cùng vieclam123.vn tìm hiểu.

câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh tour
Trọn bộ câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh tour và cách trả lời
Tìm hiểu về những câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh tour thường gặp nhất và cách trả lời những câu hỏi này theo hướng đi có thể gây ấn tượng với Nhà tuyển dụng thông qua bài viết dưới đây của vieclam123.vn.