close
cách
cách cách cách cách cách

Tổng hợp những cách xin nghỉ việc đột xuất tránh mất lòng cấp trên

image

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Vì một lý do cá nhân nào đó bạn phải xin nghỉ việc đột xuất, bạn băn khoăn chưa biết xin nghỉ như thế nào? Cách xin nghỉ việc đột xuất như thế nào để thuyết phục được cấp trên?... đó là những lý do khiến bạn băn khoăn. Xin nghỉ việc đột xuất có thể hiểu là bạn xin nghỉ việc có thời hạn (vài ngày) hoặc xin nghỉ việc hẳn ( xin thôi việc). Trong khuôn khổ nội dung bài viết này, chúng tôi xin đề cập đến nội dung xin thôi việc để bạn đọc tiện theo dõi.

1. Chọn lựa thời điểm thông báo nghỉ việc 

Chọn lựa thời điểm thông báo nghỉ việc 

Theo quy định của từng công ty, đơn vị khác nhau, người lao động muốn nghỉ việc phải thông báo trước từ 15 ngày đến 1 tháng cho đơn vị chủ quản để đơn vị sắp xếp tìm kiếm nhân sự mới, có thời gian đào tạo người mới. Vì vậy, khi có ý định xin nghỉ việc bạn phải xác định được thời gian chấm dứt công việc sao cho phù hợp với quy định của công ty. 

Không nên tự ý nghỉ việc quá sớm, vì mọi người trong công ty đã biết bạn nghỉ việc, các hoạt động của bạn trong công ty sẽ không còn được thoải mái như trước nữa, không nên thông báo quá muộn, gấp gáp khiến đơn vị chủ quản không chuẩn bị nhân sự kịp thời.

2. Thông báo nghỉ việc lên cấp quản lý 

Thông báo nghỉ việc lên cấp quản lý 

Bạn cần viết đơn và thông báo nghỉ việc cho quản lý của mình, đối với những đơn vị có phòng ban thì bạn phải thông báo nghỉ việc lên trưởng phòng, còn đối với những công ty tư nhân ít người, bạn hãy thông báo xin nghỉ việc lên giám đốc. 

Bạn không nên nói chuyện nghỉ việc với các nhân viên khác trước khi thông báo lên cấp quản lý của mình,  bởi mọi sự bàn tán về chuyện nghỉ việc của bạn sẽ đến tai lãnh đạo trước khi nghe bạn trình bày, tạo ra phản ứng không tốt từ sếp dành cho bạn. 

Hãy thông báo cho lãnh đạo của bạn biết được quyết định nghỉ việc đầu tiên của bạn, cho lãnh đạo của bạn thông tin xin nghỉ việc, thời gian bạn kết thúc công việc ở đơn vị, đó còn thể hiện tác phong chuyên nghiệp trong cách làm việc của bạn với lãnh đạo của mình. 

Bạn nên có cuộc gặp gỡ riêng với lãnh đạo của mình để thông báo về quyết định xin nghỉ việc. 

3. Thông báo lý do xin nghỉ việc 

Thông báo lý do xin nghỉ việc 

Khi nộp đơn xin nghỉ việc, bạn cần thông báo lý do nghỉ việc với cấp trên. Nếu đó là những lý do bất khả kháng thì bạn có thể trình bày cho lãnh đạo của mình rõ như: bạn bị ốm đau, bệnh tật, bạn không đủ sức khỏe để tiếp tục làm việc; bạn có những công việc đột xuất trong gia đình khiến bạn không thể tiếp tục công việc….

Nếu như bạn nghỉ việc vì muốn thay đổi công việc khác thì hãy trình bày rõ bạn muốn thay đổi môi trường làm việc, theo đuổi mục tiêu nghề nghiệp phù hợp với bạn. Với lý do này bạn nên trình bày một cách khéo léo, nếu không sếp của bạn sẽ hiểu theo ý là môi trường làm việc tại đơn vị không tốt, hoặc bạn chê môi trường làm việc không tốt dẫn đến bạn có quyết định xin nghỉ việc. Kéo theo những thiện cảm không tốt của sếp dành cho bạn.

Hãy thông báo xin nghỉ việc một cách nghiêm túc, chân thành dù với bất cứ lý do nào, bạn hãy khéo léo trong cách trình bày, đừng trình bày theo cảm tính và không quên lời cảm ơn đến lãnh đạo đơn vị đã tạo điều kiện hỗ trợ bạn trong thời gian làm việc vừa qua. 

4. Trách nhiệm hoàn thành công việc trước khi nghỉ.

hoàn thành công việc trước khi nghỉ

Dù bạn đã xin nghỉ việc nhưng bạn vẫn phải hoàn thành các công việc trong thời gian chờ bàn giao cho người khác. Bạn không nên có thái độ làm việc thiếu tập trung hay làm việc cho có để chờ thời gian nghỉ. Bạn nghỉ việc tự nguyện hay nghỉ việc với những bức xúc, khó chịu trong hoạt động của đơn vị thì hãy hoàn thành các công việc như trước đây bạn đang làm nhân viên chính thức. 

Đối với những công việc đòi hỏi phải có kinh nghiệm, cần thời gian mới có thể thích nghi được, bạn hãy dành thời gian để bàn giao công việc cho nhân viên mới, hướng dẫn nhân viên mới có thể bắt nhịp được với nhịp độ của công việc. 

Luôn có trách nhiệm với công việc dù trong bất cứ hoàn cảnh nào đến khi bạn nghỉ việc tại đơn vị cũ, thể hiện sự nghiêm túc, hết mình của bạn với công việc  và không ai có thể trách bạn điều gì khi bạn rời khỏi đơn vị. 

5. Trân trọng 

Trân trọng ở đây muốn nói đến việc bạn trân trọng các nhân viên trong đơn vị cũ, hãy luôn có thái độ nhã nhặn đối với mọi người, không tỏ ra bức xúc với bất kỳ người nào cho đến ngày cuối cùng bạn làm việc tại đơn vị. 

Dù mọi người đã biết bạn sắp nghỉ việc và có thể coi bạn không còn là thành viên của của đơn vị trong các hoạt động song không vì thế mà bạn xa lánh mọi người, hoặc có thái độ bất mãn với mọi người. Hãy xử sự một cách đúng đắn, lịch sự trong mọi hành động với các đồng nghiệp trong đơn vị. 

Nội dung của đơn xin việc

*Nội dung mẫu đơn xin nghỉ việc đột xuất 

Đơn xin nghỉ việc là thủ tục bắt buộc người lao động gửi lên cấp trên của mình khi muốn chấm dứt công việc tại đơn vị. Một số nội dung cơ bản cần có trong đơn xin nghỉ việc. 

  • Trình bày đầy đủ: Đơn xin nghỉ việc phải có đầy đủ thông tin theo quy định của văn bản bao gồm:

Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam

Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc

Phía dưới bạn ghi rõ nội dung là “ đơn xin nghỉ việc” hay “ đơn xin thôi việc”, kính gửi đến lãnh đạo, bộ phận nào trong đơn vị, các thông tin liên quan đến bạn như: Họ và tên của bạn, công việc bạn đang nắm giữ thuộc phòng ban nào… 

  • Lý do nghỉ việc trong đơn: Trong mẫu đơn xin nghỉ việc bạn nên rõ lý do bạn xin nghỉ việc để lãnh đạo của bạn có thể nắm được tình hình của bạn từ đó ra quyết định cho bạn thôi việc, đối với những trường hợp bạn nghỉ việc vì một lý do bất khả kháng, không thể tiếp tục công việc, lãnh đạo đơn vị có thể tạo điều kiện tối đa cho bạn nhanh chóng nghỉ việc cũng như phần nào hỗ trợ cho bạn khi bạn nghỉ việc đột xuất. 

  • Thời gian nghỉ việc: Đây là một phần không thể thiếu trong đơn nghỉ việc, bạn cần thông báo rõ thời gian nghỉ việc trong đơn để lãnh đạo nắm bắt được tình hình, đồng thời có thời gian tuyển nhân sự mới thay thế vị trí công việc của bạn, đảm bảo cho công việc được diễn ra liên tục, không bị gián đoạn vì bạn nghỉ việc.

Bạn nên xác định thời gian nghỉ việc đủ dài để đơn vị có thể tuyển thêm nhân sự mới, tránh trường hợp ngày mai bạn nghỉ việc nhưng hôm nay bạn mới viết đơn xin nghỉ, gây khó khăn cho đơn vị cũng như sự thiếu chuyên nghiệp trong mắt lãnh đạo về bạn. 

  • Bàn giao công việc: Trong đơn xin nghỉ việc bạn sẽ trình bày nội dung sẽ bàn giao công việc đầy đủ cho người phụ trách khác hoặc cho nhân sự mới. Điều này thể hiện sự chuyên nghiệp của bạn trong quá trình  kết thúc công việc tại đơn vị cũ, bạn sẽ bàn giao lại công việc, tài sản của đơn vị mà bạn đang nắm giữ cho người khác quản lý. 

Đối với những công việc yêu cầu kinh nghiệm và có thời gian mới quen được việc, bạn hãy dành thời gian hướng dẫn cho người mới, giúp người mới quen việc, bắt nhịp được với nhịp độ, tiến độ công việc của đơn vị.

  • Cảm ơn công ty: Trong đơn xin nghỉ việc bạn không nên quên có những lời cảm ơn về phía công ty đã hỗ trợ, tạo điều kiện cho bạn cống hiến trong công việc suốt khoảng thời gian vừa qua, bạn nên gửi lời cảm ơn đến Lãnh Đạo, các đồng nghiệp trong công ty, phòng ban đã hỗ trợ bạn hoàn thành được công việc trong giai đoạn vừa rồi. 

Bạn cũng không quên gửi những lời chúc tốt đẹp nhất đến công ty, chúc cho công ty kinh doanh ngày càng hiệu quả, thành công, Lãnh đạo và đồng nghiệp trong công ty luôn mạnh khỏe , cống hiến hết mình cho sự nghiệp chung của công ty…

Một mẫu đơn xin nghỉ việc với câu văn nhẹ nhàng, lời lẽ tôn trọng cấp trên sẽ thể hiện được sự chuyên nghiệp, lịch sự của bạn đối với lãnh đạo cấp trên và các đồng nghiệp khác trong công ty. Mọi người sẽ có những đánh giá tốt về bạn cho dù bạn sắp nghỉ việc nhưng bạn luôn xử sự một cách nhã nhặn, chuyên nghiệp.

Cách xin nghỉ việc đột xuất

*Một số lý do nghỉ việc chính đáng:

  • Sức khỏe: Bạn gặp vấn đề về sức khỏe, ốm đau trong khi đang làm việc, bạn cần thời gian để nghỉ ngơi, chữa bệnh, bạn không thể tiếp tục công việc. Đây là lý do chính đáng, phù hợp khi bạn muốn xin nghỉ việc.

  • Chuyển nhà: Gia đình bạn chuyển đến một nơi ở mới ở địa phương khác xa nơi ở cũ và chỗ làm việc hiện tại của bạn, bạn không thể tiếp tục công việc.

  • Chăm sóc người thân ốm đau: Những người thân trong gia đình bị ốm đau, bệnh nặng, cần có bạn chăm sóc trong một khoảng thời gian dài, bạn cần thời gian chăm sóc người thân và không thể tiếp tục công việc. 

  • Sinh nở: Phụ nữ chuẩn bị đến kỳ sinh nở thì bạn có thể viết đơn xin nghỉ việc nếu như sau khi hết chế độ thai sản bạn không muốn làm việc tiếp tại đơn vị cũ, lý do bạn có thể đưa ra là bạn cần thời gian chăm sóc gia đình, con cái và bạn chưa muốn đi làm sau khi đã hết chế độ thai sản. 

  • Tìm công việc mới: Bạn cảm thấy công việc chuyên môn bạn đang làm không phù hợp, bạn không hứng thú với chuyên môn ngành nghề này, bạn muốn chuyển sang một lĩnh vực khác, tìm kiếm những cơ hội trong một lĩnh vực ngành nghề khác. 

Trên đây là bài viết một số cách xin nghỉ việc đột xuất thuyết phục cấp trên, nội dung đơn xin nghỉ việc đột xuất. Nghỉ việc là việc làm mà không ai mong muốn trong điều kiện bình thường, bạn không mong muốn tìm việc mới, bắt lại từ đầu, đơn vị chủ quản cũng không muốn mất thêm thời gian để  tìm kiếm nhân sự thay thế, đào tạo lại từ ban đầu. Vì vậy, khi viết đơn xin nghỉ việc bạn lên lưu ý cách sử dụng từ ngữ phù hợp, thân thiện, tôn trọng lãnh đạo cấp trên cũng như các đồng nghiệp khác trong công ty.

Trước khi kết thúc công việc tại đơn vị, hãy hoàn thành hết phần việc, trách nhiệm của bản thân, bàn giao công việc, tài sản cho người khác phụ trách, và luôn nhớ thân thiện, hòa đồng với tất cả mọi người trong bất cứ hoàn cảnh nào. 

>> Xem thêm:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
đối phó nỗi sợ hãi trong quá trình phỏng vấn
Tìm hiểu lý do và cách đối phó nỗi sợ hãi trong quá trình phỏng vấn
Chúng ta cần phải làm gì để đối phó nỗi sợ hãi trong quá trình phỏng vấn? Nỗi sợ hãi sẽ gây ra những điều gì và nguyên nhân của nỗi sợ hãi đó là gì? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết với vieclam123.vn qua bài viết dưới đây.

Kế toán bán hàng xin việc
Cách thức chuẩn bị giúp ứng viên Kế toán bán hàng xin việc hiệu quả
Nhu cầu của công việc Kế toán bán hàng hiện nay như thế nào? Kế toán bán hàng xin việc cần những tố chất gì? Khi xin việc, Kế toán bán hàng cần chuẩn bị những gì? Hãy cùng bài viết sau đây của vieclam123.vn khám phá.

câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh vé máy bay
Khám phá trọn bộ câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh vé máy bay
Làm cách nào để chuẩn bị các câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh vé máy bay để trả lời một cách hiệu quả? Đặt câu hỏi thông minh trong buổi phỏng vấn đối với vị trí Nhân viên Kinh doanh vé máy bay như thế nào? Hãy cùng vieclam123.vn tìm hiểu.

câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh tour
Trọn bộ câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh tour và cách trả lời
Tìm hiểu về những câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh tour thường gặp nhất và cách trả lời những câu hỏi này theo hướng đi có thể gây ấn tượng với Nhà tuyển dụng thông qua bài viết dưới đây của vieclam123.vn.