close
cách
cách cách cách cách cách
Đăng tin Đăng ký

Cách viết đơn xin nghỉ việc và lý do nghỉ việc thuyết phục nhất

image

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Trong công việc, có những lúc bạn sẽ phải băn khoăn làm thế nào để viết đơn xin nghỉ việc để có thể vui vẻ rời khỏi chỗ làm. Cùng Vieclam123.vn tìm hiểu về cách viết đơn xin nghỉ việc chuyên nghiệp nhất. 

1. Mẫu đơn xin nghỉ việc

Một số mẫu đơn xin nghỉ việc bạn có thể tham khảo như:

Mẫu số 1: (ảnh)

đơn xin nghỉ việc

Mẫu số 2: (ảnh)

đơn xin nghỉ việc

Khi viết đơn xin nghỉ việc, bạn cần nêu rõ lý do xin nghỉ việc, mức độ bàn giao công việc. Đơn xin nghỉ việc không cần quá rườm rà, các nội dung cần phải trình bày một cách mạch lạc, ngắn gọn, súc tích. Cụ thể một số thông tin bắt buộc cần có như:

  • Khai báo thông tin cá nhân

  • Trình bày lý do xin nghỉ việc

  • Thời gian xin nghỉ

  • Nội dung bàn giao công việc

2. Dấu hiệu bạn cần suy nghĩ về việc nên nghỉ việc

Khi nào thì nên thôi việc? Đấy chính là những câu hỏi mà các bạn cần phải cân nhắc bởi đôi khi lý do nghỉ việc chỉ đơn giản là bởi “bạn muốn nghỉ” chứ không cần thêm bất kì lí do nào khác. Tuy nhiên, nguyên nhân thực sự dẫn đến việc bạn có suy nghĩ dừng công việc hiện tại có thể kể đến như:

2.1. Không còn hứng thú, đam mê

Lúc bắt đầu, chắc hẳn ai ai cũng cảm thấy hào hứng khi mình được làm quen với một công việc mới, được học hỏi những điều mới lạ, trau dồi thêm kiến thức và kinh nghiệm cho bản thân về một lĩnh vực mới. Bạn đi làm với một niềm say mê và hứng khởi. Tuy nhiên, sau một thời gian làm việc, bạn quen với công việc và bắt đầu cảm thấy nhàm chán vì không học hỏi thêm được nhiều điều. Bạn bị mất đi động lực làm việc, từ đó mà kết quả công việc không được tốt.

Đây là dấu hiệu mà bạn cần phải suy nghĩ nghiêm túc về việc nghỉ việc để tìm được đam mê và hứng khởi trong công việc khác, nơi mà bạn có thể có những đóng góp tích cực hơn và hiệu quả hơn.

đơn xin nghỉ việc

2.2. Không có cơ hội thăng tiến

Khi làm bất cứ công việc gì, bạn cũng muốn bản thân có sự tiến bộ chứ không thể chỉ mãi giậm chân tại chỗ. Sự tiến bộ của bạn phải được thể hiện cụ thể bằng việc bạn có thể đảm nhận những trách nhiệm công việc mới lớn lao hơn. Được thăng tiến, đề bạt trong công việc giúp bạn có cơ hội thể hiện khả năng, năng lực của mình.

Sự lặp đi lặp lại trong công việc mà không có cơ hội mới sẽ nhanh chóng khiến cho bạn cảm thấy nhàm chán, không phát huy được giá trị của bản thân đã được trau dồi. Khi đó, bạn sẽ có mong muốn tìm được một công việc mới mà ở đó bạn có thể được là chính mình, phát huy thế mạnh của bản thân.

Để giải quyết vấn đề này, bạn có thể trao đổi với quản lý, bạn lãnh đạo để tự tìm kiếm cơ hội cho bản thân. Nhưng nếu kết quả của cuộc trao đổi không có sự thay đổi gì thì bạn nên cân nhắc về một môi trường làm việc mới.

2.3. Công việc ảnh hưởng đến cuộc sống

Khi bạn đi làm, việc cân bằng giữa công việc và cuộc sống là vô cùng khó, nhất là khi bạn cần phải dành nhiều thời gian chăm sóc gia đình của mình. Nếu công việc hiện tại của bạn thường xuyên phải tăng ca, bạn cảm thấy mình có ít thời gian nghỉ ngơi, sức khỏe giảm sút và không thể thực hiện được những sở thích cá nhân khác thì bạn nên cân nhắc lựa chọn một công việc khác.

3. Lý do nghỉ việc

Khi viết đơn xin nghỉ việc, bạn cần phải trình bày lý do nghỉ việc sao cho thuyết phục. Có như vậy, cấp trên của bạn mới xem xét, cân nhắc quyết định để bạn nghỉ việc. Một số lý do xin nghỉ việc được xem là chính đáng và có thể chấp nhận được như:

đơn xin nghỉ việc

3.1. Lý do khách quan

Một số lý do khách quan khiến việc tiếp tục công việc hiện tại của bạn khó có thể diễn ra. Những lí do này sẽ dễ được chấp nhận bởi cấp trên của bạn. Ví dụ một số lý do bạn có thể đề cập đến như:

  • Địa chỉ nhà quá xa công ty, đường đi lại không thuận lợi cho việc đi làm

  • Điều kiện sức khỏe không cho phép để tiếp tục công việc.

Ví dụ:

Tôi mới chuyển đến địa chỉ………….địa chỉ mới khá xa so với công ty khiến quá trình di chuyển của tôi gặp nhiều khó khăn. Bởi vậy, tôi muốn xin nghỉ việc để tìm một công việc khác gần nhà hơn, thuận tiện cho việc đi lại.

3.2. Lý do cá nhân

Bản thân người đi làm có những lý do cá nhân xảy đến đột xuất, không thể thay đổi, giải quyết được nên buộc phải xin nghỉ. Lý do này có thể khiến cấp trên suy nghĩ, xem xét để thông cảm cho bạn. Một số lý do cá nhân thường gặp như:

  • Dành thời gian đi học thêm kỹ năng khác, không thể tập trung cho công việc

  • Dành thời gian chăm sóc gia đình, không có thời gian để đi làm, tiếp tục công việc

  • Thường xuyên phải đi nước ngoài, ảnh hưởng lớn đến công việc chung của công ty.

Ví dụ:

-Thời gian tới tôi muốn dành thời gian để học thêm khóa học về Marketing và cải thiện trình độ tiếng Anh của mình. Bởi vậy, tôi không thể sắp xếp thời gian để đi làm và thực sự tập trung vào công việc được. 

-Thời gian tới tôi có kế hoạch lập gia đình, tôi muốn dành nhiều thời gian hơn để xây dựng tổ ấm của mình, chăm sóc con cái.

3.3. Thay đổi nghề nghiệp

Rất nhiều trường hợp người lao động viết đơn xin nghỉ phép là bởi cảm thấy công việc hiện tại không còn phù hợp với mục tiêu và định hướng phát triển của bản thân. Đây cũng là một trong những lí do mà cấp trên của bạn khó có thể từ chối. 

Ví dụ:

Sau khi làm việc và gắn bó với công việc hiện tại, tôi cảm thấy công việc không thực sự phù hợp với định hướng và khả năng của bản thân. Vì vậy, tôi muốn thay đổi công việc để có thể theo đuổi những gì mình thực sự mong muốn.

4. Quy trình xin nghỉ việc

Để có thể nghỉ việc và vẫn có thể nhận được những lợi ích chính đáng của mình, người lao động cần phải thực hiện theo đúng quy trình xin nghỉ việc sau đây:

Bước 1: Thông báo nghỉ

Bước 2: Bàn giao công việc và tài sản

Bước 3: Tuân theo hợp đồng lao động

Cụ thể từng công việc bạn cần phải làm ở mỗi bước như thế nào, cùng Vieclam123.vn tìm hiểu thêm.

đơn xin nghỉ việc

4.1. Thông báo nghỉ

Khi bạn đã có ý định nghỉ việc ở chỗ làm hiện tại, bạn cần phải thông báo chính thức cho người quản lý hoặc giám đốc về quyết định của bạn. Theo luật lao động, bạn cần phải báo về việc nghỉ này trước 30 ngày đối với lao động có thời hạn và báo trước 45 ngày với những hợp đồng lao động vô thời hạn.

4.2. Bàn giao tài sản và công việc

Khi đơn xin nghỉ việc tại công ty được phê duyệt, bạn cần phải tiến hành việc bàn giao công việc và tài sản cho đối tượng đã được công ty phân công để đảm nhận trách nhiệm công việc thay bạn. Bạn cần phải hướng dẫn công việc, quy trình làm việc cũng như cách xử lý công việc một cách tận tình cho người mới. Việc này thể hiện bạn là người có trách nhiệm.

4.3. Tuân theo hợp đồng lao động

Khi nghỉ việc, bạn cần phải tuân theo đúng quy trình xin nghỉ rồi mới được nghỉ việc, chứ không nên tự ý nghỉ việc hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động. Nếu tự ý nghỉ việc, bạn sẽ phải chịu những thiệt hại, như:

  • Không nhận được số tiền lương của những ngày đã làm việc mà chưa được nhận trong tháng đó.

  • Bồi thường hợp đồng lao động cho người sử dụng lao động

  • Có thể phải hoàn trả nhiều khoản phí cho công ty như phí đào tạo,..

  • Không được giải quyết triệt để những vấn đề liên quan đến bảo hiểm lao động

  • Gặp khó khăn khi xin việc ở công ty mới.

5. Mẹo khi viết đơn xin nghỉ việc

Khi viết đơn xin nghỉ việc, để có thể nghỉ việc thuận lợi, không ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống hiện tại của bạn, bạn cần nắm được những mẹo nhỏ dưới đây.

đơn xin nghỉ việc

5.1. Cân nhắc về việc nghỉ làm

Trước khi gửi đơn cho ban lãnh đạo, hãy chắc chắn về việc nghỉ làm của bạn, bạn có sẵn sàng và thực sự muốn nghỉ việc hay không. Đôi khi, để cuộc sống của bạn có thể không gặp quá nhiều thay đổi, có sự cân bằng sau khi nghỉ việc, bạn cần suy nghĩ về một số câu hỏi như:

  • Mong muốn thực sự của bản thân, lý do nào thúc đẩy việc bạn nghỉ việc (môi trường làm việc không tốt, mâu thuẫn với sếp, đồng nghiệp, công việc không phù hợp với định hướng của bản thân,...) => Suy nghĩ xem những nguyên nhân đó có thể được khắc phục hay giải quyết ổn thỏa để bạn có thể tiếp tục làm việc hay không. Xem xét xem thực sự là bạn không thể “chịu đựng” nổi và nhất định cần phải nghỉ việc ngay công việc này hay không.

  • Lý do nghỉ việc có đáng để bạn đánh đổi công việc hiện tại hay không. Tìm được một công việc ưng ý không phải dễ dàng, nhất là công việc có môi trường làm việc tốt, chế độ đãi ngộ tương xứng thì lại càng khó. Thế nhưng nếu bạn xin nghỉ việc vì những lý do như buồn chán, không muốn làm, không được đồng nghiệp yêu quý,... thì liệu có đáng để bạn đánh đổi hay không?

  • Bạn có thể tìm được công việc mới ngay khi nghỉ việc hay không. Đây cũng là một trong những điều bạn nên cân nhắc khi quyết định nghỉ việc bởi nếu sau khi nghỉ chỗ làm hiện tại mà bạn không tìm được công việc mới thì bạn có thể đối mặt với những nỗi lo về vấn đề tài chính.

  • Công việc mới bạn tìm được liệu “hơn tầm” công ty cũ hay không. Bạn nên so sánh thử với vị trí công việc mà mình mong muốn, khi làm ở công ty cũ và công ty mới có điểm gì khác biệt. Một số tiêu chí so sánh như chế độ đãi ngộ, lương thưởng hàng tháng, hàng năm, cơ hội thăng tiến trong công việc, khối lượng công việc, những kiến thức và kỹ năng có thể học hỏi.

Sau khi đã cân nhắc thật kỹ những điều trên và bạn vẫn quyết định nghỉ việc thì hãy thực hiện theo đúng quy trình xin nghỉ việc để thể hiện sự tôn trọng đối với ban lãnh đạo cũng như thể hiện sự chuyên nghiệp và trách nhiệm trong công việc của bạn.

Khi vẫn còn đang cân nhắc xem có nên nghỉ việc hay không, hãy giữ bí mật. Đừng bàn tán, chia sẻ với tất cả mọi người về ý định xin nghỉ của mình. Có rất nhiều lý do để bạn nên làm điều này. 

Thứ nhất, bạn mới là người quyết định việc mình có nên nghỉ việc hay không, đừng để những lời khuyên hay quan điểm của người khác ảnh hưởng đến quyết định của bạn.

 Thứ hai, không nên để đồng nghiệp biết được lý do thực sự bạn muốn nghỉ việc là gì, bởi lý do thực sự đó có thể sẽ rất khác với lý do bạn viết trong đơn xin nghỉ việc đấy. Đừng để bất kỳ ai đánh giá bạn vì lý do xin nghỉ.

Thứ ba, không nên để việc bạn có ý định xin nghỉ đến tai của ban lãnh đạo từ người khác chứ không phải từ chính bạn. Việc này có thể sẽ khiến ban lãnh đạo cảm thấy không được tôn trọng. Đồng thời cũng thể hiện sự không chuyên nghiệp của bạn, không chín chắn trong quyết định của mình.

Và khi đã có được quyết định nghỉ việc, hãy chuẩn bị sẵn sàng mọi thứ. Bạn nên hoàn thành trách nhiệm công việc của mình, lưu trữ những hồ sơ quan trọng để người đảm nhận vị trí của bạn sau này có thể không gặp nhiều khó khăn. Hãy dọn dẹp máy tính của bạn, xóa những hình ảnh, tài liệu cá nhân, những thứ không liên quan đến công việc.

5.2. Nội dung trong đơn xin nghỉ việc

Đôi khi, trong đơn xin nghỉ việc, bạn không chỉ nêu lên lý do xin nghỉ mà còn cần gửi lời cảm ơn đến ban lãnh đạo, người đã giúp đỡ bạn trong suốt thời gian làm việc. Một số nội dung bạn có thể đề cập đến như:

  • Những điều đã học hỏi được trong công ty, những trải nghiệm tốt đẹp đã có trong thời gian gắn bó

  • Bày tỏ sự cảm ơn chân thành tới ban lãnh đạo và những người đã giúp đỡ bạn trong thời gian qua

  • Bày tỏ mong ước về sự phát triển của công ty trong tương lai

  • Giải thích lý do nghỉ việc một cách thuyết phục, chân thành

5.3. Thời điểm ra đi

Khi xin nghỉ việc, bạn nên cân nhắc về thời điểm rời khỏi công ty, không những phù hợp với mong muốn của bản thân mà còn cần phù hợp với thực trạng công ty. Nếu công ty đang kinh doanh ổn định thì bạn xin nghỉ việc bình thường, nhưng nếu công ty đang gặp khó khăn, trục trặc nhất là về vấn đề tài chính mà bạn xin nghỉ thì có thể sẽ bị đánh giá không tốt.

Hãy lưu ý thời điểm xin nghỉ việc để có thể duy trì mối quan hệ tốt đẹp với ban lãnh đạo và đồng nghiệp. Những mối quan hệ tích cực trong cuộc sống sẽ giúp ích rất nhiều cho bạn.

Khi nộp đơn xin nghỉ việc, bạn cũng cần suy nghĩ về tình huống công ty muốn “níu giữ” bạn bởi việc đề xuất chế độ đãi ngộ tốt hơn. Bạn cần phải dành thời gian suy nghĩ về vấn đề này. Nếu cảm thấy thực sự không thể ở lại công ty được nữa thì hãy dứt khoát. Khi nghỉ việc, hãy tránh những bàn tán xôn xao, tránh nói xấu công ty với đồng nghiệp hay phơi bày việc riêng của mình. Hãy cố gắng để lại hình ảnh của bản thân tốt đẹp nhất khi rời khỏi chỗ làm nhé. 

Như vậy, trên đây là những thông tin bạn cần nắm được khi muốn viết đơn xin nghỉ việc. Hy vọng sau khi đọc xong bài viết của Vieclam123.vn, bạn sẽ cân nhắc để đưa ra những quyết định đúng đắn nhất.

>> Tham khảo thêm ngay:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
mẫu đơn xin việc techcombank
Hướng dẫn viết chi tiết mẫu đơn xin việc Techcombank chuyên nghiệp
Hướng dẫn viết mẫu đơn xin việc Techcombank chi tiết với những thông tin cơ bản. Cập nhật thông tin liên quan tới cách viết đơn xin việc Techcombank.

đơn xin nghỉ không lương đóng bảo hiểm
Khi nộp đơn xin nghỉ không lương đóng bảo hiểm tiếp tục không?
Đơn xin nghỉ không lương đóng bảo hiểm tiếp tục được không? Tìm hiểu ngay về đơn xin nghỉ không lương đóng bảo hiểm tiếp tục được hay không?

đơn xin việc ở công ty cũ
Bí quyết lại việc - hãy viết đơn xin việc ở công ty cũ hoàn hảo
Cách viết đơn xin việc ở công ty cũ chiếm được cảm tình nhà tuyển dụng sẽ được chia sẻ ngay tại bài viết dưới đây. Cùng vieclam123.vn tìm hiểu chi tiết hơn!

Mẫu đơn xin việc ngành Công nghệ thực phẩm
Cập nhật cách hoàn thiện mẫu đơn xin việc ngành Công nghệ thực phẩm
Mẫu đơn xin việc ngành công nghệ thực phẩm có vai trò quan trọng khi là linh hồn của hồ sơ xin việc. Cùng vieclam123.vn cập nhật cách để hoàn thiện mẫu dơn.