close
cách
cách cách cách

Phụ huynh phải làm như thế nào để dạy con biết nói lời xin lỗi

image

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Biết nói cảm ơn khi được giúp đỡ và xin lỗi khi phạm sai lầm là phép lịch sự tối thiểu trong giao tiếp. Tuy nhiên, một hiện tượng khá đáng buồn hiện nay là những em nhỏ thường « quên » nói xin lỗi khi phạm sai lầm. Vậy phụ huynh phải làm như thế nào để dạy con biết nói lời xin lỗi đúng lúc ? Hãy cùng Vieclam123.vn tham khảo bài viết «Phụ huynh phải làm như thế nào để dạy con biết nói lời xin lỗi » để có thêm thông tin chi tiết nhé !

1. Luôn là tấm gương cho con học tập và noi theo

Con cái chính là tấm gương phản chiếu cách cư xử của cha mẹ. Phụ huynh cư xử hòa nhã, ăn nói biết kính trên, nhường dưới, trẻ sẽ nói năng lễ phép, biết xin lỗi cảm ơn đúng lúc. Phụ huynh thường xuyên to tiếng, giao tiếp thiếu lịch sự, trẻ cũng sẽ thường xuyên ăn nói không đúng chừng mực, thậm chí có thái độ xấc xược đối với người lớn tuổi hơn.

Các phụ huynh hãy nhớ rằng, bạn gieo hạt nào, sẽ thu về quả đấy. Vì thế, nếu muốn con nói lời hay ý đẹp, biết nói lời xin lỗi khi phạm lỗi lầm, hãy điều chỉnh cách giao tiếp của mình. Trong trường hợp các bạn không thể thực hiện lời hứa với con, hoặc có những hành động không đúng, đừng quên xin lỗi con. Bạn không thể rèn luyện cho con biết nói lời xin lỗi nếu như bản thân mình không thể xin lỗi con khi mình sai. Một cách để xoa dịu cảm xúc cho trẻ rất hiệu quả chính là một lời xin lỗi đúng lúc. Nếu bạn làm được điều này, chắc chắn, con bạn cũng sẽ học tập và dần hình thành thói quen biết nói xin lỗi khi mắc sai lầm.

2. Dạy con nói lời xin lỗi ngay từ khi con còn nhỏ

Người xưa vẫn thường nói «bé không vin, cả gãy cành». Nếu phụ huynh không hình thành được thói quen nói lời xin lỗi cho con ngay từ khi con còn nhỏ, khi lớn lên một chút, bạn sẽ rất khó để có thể rèn luyện cho con thói quen này. Ngay từ khi con còn nhỏ, các bạn nên nghiêm khắc trong quá trình dạy con.

Khi bé mắc lỗi sai, hãy yêu cầu con khoanh tay và nói lời xin lỗi. Ở độ tuổi hiếu động, trẻ rất có thể sẽ có những hành động bồng bột như tranh giành đồ chơi với bạn, đánh nhau với anh chị, ăn nói trống không với người lớn…. Khi con có những lỗi sai này, các bạn nên yêu cầu con nói lời xin lỗi, và chỉ ra lỗi sai của con. Nếu như trẻ có thái độ bướng bỉnh, không nghe lời, tuyệt đối đừng quát nạt. Hãy để cho con bình tĩnh lại, chỉ cho con rằng mình đã sai ở đâu, hậu quả của những lỗi sai đó như thế nào. Chỉ khi trẻ hiểu được lỗi sai của mình và biết cách phải sửa chữa lỗi sai như thế nào thì lời xin lỗi mới thực sự có giá trị. Một  lời xin lỗi không thành khẩn sẽ khiến cho trẻ cảm giác ấm ức, khó chịu và khó có thể hình thành được thói quen nói lời xin lỗi ở trẻ.

Dạy con nói lời xin lõi ngay từ khi còn nhỏ

3. Đưa ra cho con những lựa chọn

Khi trẻ biết lỗi, hãy cho con một số lựa chọn để kích thích con tự nói lời xin lỗi. Ví dụ như, khi con tranh giành đồ chơi với anh chị, bạn có thể hỏi con «Con phải làm thế nào cho chị đỡ buồn nhỉ» và đưa ra cho con lựa chọn như «con hãy nói lời xin lỗi và ra làm hòa với chị nhé».Khi đó, con sẽ biết nói lời xin lỗi đúng lúc và dần dần hình thành nên thói quen này.

4. Hiểu ý nghĩa của một lời xin lỗi chân thành

Khi con bạn biết nói xin lỗi, đó là dấu hiệu đáng mừng. Nhưng hãy chú ý rằng, lời xin lỗi cần xuất phát từ thái độ thành khẩn, biết lỗi chứ không phải chỉ là một câu nói cửa miệng như một thói quen. Để con biết nói lời xin lỗi đúng lúc, phụ huynh cần phải dạy cho con biết khi nào thì cần phải xin lỗi người khác.Khi con mắc lỗi, con cần phải đối diện với người «bị hại»và nói lời xin lỗi rõ ràng. Con sẽ hình thành được đức tính thật thà và có trách nhiệm với lời nói của mình thay vì việc xin lỗi như một phản xạ tự nhiên. Để con có thể hiểu rõ được ý nghĩa của lời nói này, bạn sẽ cần cả một quá trình dài. Đừng ép con nói xin lỗi trong miễn cưỡng, con chỉ cần nói khi đã biết lỗi sai. Nếu như các bé vẫn chưa biết mình sai ở đâu, hãy để con bình tĩnh trở lại, và giải thích cho con cho đến khi các bé hiểu chuyện. Tuyệt đối không la mắng, đánh đập, sẽ khiến cho con càng bướng bỉnh.

Giúp con hiểu được ý nghĩa của một lời xin lỗi chân thành

5. Không dạy con đổ lỗi cho các yếu tố bên ngoài

Ngay từ khi con bắt đầu những bước đi đầu đời, nhiều ông bố, bà mẹ Việt đã vô hình chung khiến con hình thành nên thói quen đổ lỗi cho người khác. Chúng ta thường hay nghe những câu dạng như «Cái bàn này lại làm con ngã rồi». Suy cho cùng, dần dần, các bé sẽ hình thành nên suy nghĩ, vì cái này, cái kia nên con mới phạm sai lầm. Rõ ràng việc vấp ngã là do con, nhưng các phụ huynh thường xoa dịu con bằng cách đổ lỗi cho các yếu tố ngoại cảnh. Điều này khiến cho các bé hình thành nên thói quen không nhận lỗi về mình ngay từ khi còn nhỏ. Trong trường hợp con vấp ngã, hãy để cho các bé tự đứng lên, kèm theo lời nhắc nhở như «lần sau con hãy đi cẩn thận hơn nhé !». Khi con biết lỗi của mình, việc dạy con nói lời xin lỗi sẽ trở nên vô cùng đơn giản

6. Luôn luôn công bằng

Trong quá trình nuôi dạy con, hãy luôn công bằng, tuyệt đối không vì con nhỏ, mà bênh vực những lỗi sai của con. Nhiều phụ huynh thường có suy nghĩ rằng, con còn nhỏ, chưa biết gì, có sai là do lỗi của các anh chị lớn và thường có hình phạt đối với những người không thực sự gây ra lỗi lầm. Điều này vô hình chung vừa khiến cho con lớn bị tổn thương, vừa khiến con nhỏ không biết mình làm như vậy là chưa đúng. Trong trường hợp phải làm «quan tòa »của các cuộc tranh chấp giữa các con, các bạn hãy thật sự công bằng, và giúp cho các con hiểu được mình đã sai ở đâuvà ai là người sai sẽ phải nói lời xin lỗi. Chỉ khi đó, bạn mới có thể rèn luyện cho con biết nói lời xin lỗi khi cần thiết và không làm ảnh hưởng tới tình cảm của các con.

7. Không ép buộc

Khi con bạn gây hấn với một bạn cùng lớp và bạn được mời lên gặp giáo viên của con, bạn sẽ cư xử như thế nào ? Một số phụ huynh sẽ nổi nóng và bắt con xin lỗi bạn ngay lập tức dù cho các bé vẫn đang trong tâm trạng ấm ức chưa biết mình sai ở đâu. Cách cư xử này sẽ khiến cho các bé có cảm giác tự ti và xấu hổ. Hãy để cho con bình tĩnh lại, giải thích cho con hiểu hậu quả của những việc con làm là gì, và yêu cầu con nói lời xin lỗi cô giáo, xin lỗi bạn vào sau đó. Khi đó, con mới thực sự hiểu được việc xin lỗi có ý nghĩa như thế nào và tránh lặp lại những hành động tương tự.

Không ép buộc con phải nói lời xin lỗi

Việc nuôi dạy con không phải điều dễ dàng.Để con có thể biết nói lời cảm ơn, xin lỗi đúng lúc, đúng chỗ cũng không phải là điều đơn giản.Vì vậy, các phụ huynh cần phải kiên trì, nhẫn nại. Hãy nhớ rằng đừng bao giờ sử dụng đòn roi để ép buộc con nói lời xin lỗi, cũng đừng bao giờ bắt con phải xin lỗi ai đó khi con chưa thực sự biết việc làm của mình là sai.

Hy vọng với bài viết «Phụ huynh phải làm như thế nào để dạy con biết nói lời xin lỗi»Vieclam123.vn có thể đem tới cho các bạn những thông tin hữu ích nhất.

>> Tham khảo thêm:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
kế hoạch truyền thông sự kiện
Timeline kế hoạch truyền thông sự kiện mà bạn không nên bỏ lỡ
Tổng quan về kế hoạch truyền thông sự kiện. Tổng quan về timeline truyền thông sự kiện. Tìm hiểu các giai đoạn trong timeline truyền thông sự kiện.

mẫu đơn đề nghị thanh toán tiền bảo hiểm thân thể
Mẫu đơn đề nghị thanh toán tiền bảo hiểm thân thể và một số quy định
Mẫu đơn đề nghị thanh toán tiền bảo hiểm thân thể. Thanh toán tiền bảo hiểm thân thể. Nội dung đơn đề nghị thanh toán tiền bảo hiểm thân thể.

ARC là gì
ARC là gì? ARC được dùng phổ biến ở những lĩnh vực nào?
ARC là gì? Vốn là một thuật ngữ mang nhiều nghĩa, vậy nên bạn cần tìm hiểu rõ về thuật ngữ này để có cách sử dụng hiệu quả trong từng hoàn cảnh khác nhau.

mẫu biên bản xác minh
Hướng dẫn viết mẫu biên bản xác minh đúng chuẩn và chi tiết nhất
Mẫu biên bản xác minh được sử dụng để làm những gì? Làm thế nào viết mẫu biên bản xác minh cho đúng chuẩn? Hướng dẫn viết mẫu biên bản xác minh.