Blog

Lễ Obon là gì? Các hoạt động của người Nhật trong ngày lễ Obon

13/10/2022

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Ở Nhật Bản mỗi năm có rất nhiều lễ hội lớn nhỏ được tổ chức khắp cả nước. Mỗi lên hội được đều được chuẩn bị chu đáo. Lễ hội là một nét đẹp trong văn hóa Nhật Bản được gìn giữ từ bao đời nay. Trong số những lễ hội cổ truyền thì có một lễ hội được tổ chức trong thời gian khá dài, được gọi là lễ hội Obon (Obon Matsuri). Vậy lễ Obon là gì? Lễ hội Obon có ý nghĩa như thế nào? Người Nhật thường làm gì trong ngày lễ Obon? Tìm hiểu về lễ hội Obon trong bài viết sau đây nhé!

1. Lễ Obon là gì? Những thông tin rất thú vị về lễ hội Obon

1.1. Lễ Obon là gì?

Lễ Vu Lan là ngày lễ phổ biến tại Việt Nam và Trung Quốc. Ở Nhật cũng có ngày lễ này, nhưng không gọi là lễ Vu Lan, mà gọi là lễ hội Obon, hay Obon Matsuri. Lễ Obon có ý nghĩa tương tự như lễ Vu Lan báo hiếu của người Việt Nam. Trong ngày này, con cháu tưởng nhớ đến người thân yêu đã qua đời. Lễ Obon ở Nhật cũng mang hơi hướng của Phật Giáo tương tự như lê Vu Lan ở Việt Nam.

Lễ Obon có ý nghĩa tương tự như lễ Vu Lan của người Việt

Theo tục lệ, trong ngày lễ Obon những người con xa nhà đều sẽ trở về đoàn tụ cùng gia đình, thắp nhang và đi viếng mộ người thân đã khuất. Đây cũng là một dịp nghỉ lễ dài để các thành viên trong gia đình có dịp quây quần bên nhau.

1.2. Nguồn gốc và ý nghĩa của lễ Obon

Như vậy, trong phần trước chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu lễ Obon là gì. Để bạn đọc có hiểu biết tổng thể hơn về lễ Obon, trong phần này chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu về nguồn gốc và ý nghĩa của lễ Obon.

Không ai biết lễ hội Obon có nguồn gốc từ bao giờ, chỉ biết rằng lễ hội này đã được tổ chức từ khoảng hơn 500 năm trước. Sự tích về lễ hội Obon gắn liền với một đệ tử nhà Phật có tên là Mokuren.

Truyền thuyết kể lại rằng Mokuren dốc lòng tu đạo Phật và đã tu luyện được nhiều phép thuật. Khi người mẹ qua đời, Mokuren đã vô cùng đau lòng. Ông sử dụng những phép thuật mà mình tu luyện được để tìm kiếm mẹ khắp nơi.

Hình ảnh lễ Obon ở Nhật Bản

Một ngày nọ, Mokuren nhìn thấy linh hồn mẹ mình đang phải chịu sự trừng phạt ở địa ngục cho những nghiệp ác của bà khi còn sống. Vì quá thương mẹ nên Mokuren đã đến cửa Phật để xin phương pháp giải thoát cho mẹ.

Phật nói rằng để giải thoát cho người mẹ thì cứ vào ngày 15 tháng 7 thì Mokuren phải dâng lễ vật đến các nhà tu. Mokuren rất vui mừng, ngay lập tức chuẩn bị lễ vật và đến ngày 15 tháng 7 ông liền đem những lễ vật đã chuẩn bị cúng cho những người tu hành.

Cuối cùng thì kinh hồn của ngn mẹ đã được siêu thoát và không còn phải chịu sự trừng phạt nơi địa ngục nữa. Mokuren thấy vậy thì vô cùng vui mừng đến mức ngay lập tức nhảy múa.

Cùng từ sự tích này mà hàng năm người dân Nhật Bản đều tổ chức lễ Obon như là một dịp để thể hiện sự biết ơn đến cha mẹ và tổ tiên. Điệu múa được người dân sử dụng trong lễ Obon được gọi là Bon Odori. Ngày nay, trong lễ Obon có nhiều hoạt động tri ân cha mẹ và tổ tiên như cúng lễ, nhảy múa, thả đèn hoa đăng trên sông…

2. Lễ Obon được tổ chức như thế nào?

2.1. Lễ Obon được tổ chức vào ngày nào?

Lễ Obon được tổ chức kéo dài trong khoảng 3 – 4 ngày, nhưng do quan niệm tâm linh của người dân Nhật Bản ở mỗi vùng khác nhau nên ngày bắt đầu cũng có sự khác nhau.

Ở vùng Tokyo, Tohoku và Yokohama thì lễ Obon được tổ chức vào ngày 15 tháng 7 dương lịch và được gọi là Shichigatsu Obon. Ở khu vực Kyoto, người dân lại tổ chức lễ Obon vào ngày 15 tháng 8 dương lịch. Hachigatsu Obon (Obon được tổ chức vào ngày 15 tháng 8) được coi là lễ hội Obon lớn nhất ở Nhật.

Ngoài ra, cũng có nhiều khu vực như Shikoku, Chugoku, khu vực phía Bắc Kanto thì người Nhật lại lựa chọn ngày 15 tháng 7 âm lịch để tổ chức lễ Obon. Obon khi đó được gọi là Kyu Bon.

2.2. Lịch trình các hoạt động trong lễ Obon

Trước khi lễ Obon chính thức diễn ra, người dân Nhật Bản thường sử dụng đũa và tăm cắm vào quả cà tím và quả dưa chuột để tạo hình con ngựa và con bò. Dưa chuột được tạo hình ngựa, trong khi đó cà tím được tạo hình bò. Người Nhật quan niệm rằng tổ tiên sẽ cưỡi ngựa để trở lại trần gian và sau khi kết thúc lễ hội Obon họ sẽ cưỡi bò để quay lại thế giới bên kia.

Phong tục làm ngựa và bì từ dưa chuột và cà tím

Bên cạnh đó, người Nhật còn thực hiện nghi thức đốt lửa trong ngày Mukaebi. Cành cây Ogara được bẻ nhỏ ra để làm nguyên liệu đốt lửa. Đám khói từ ngọn lửa được cho là có vai trò dẫn đường cho linh hồn những người đã khuất quay về với con cháu. Nhờ có khói dẫn đường mà những người đã khuất sẽ không bị lạc đường.

Trong ngày lễ Obon, đại gia đình sẽ quây quần cùng nhau để đi viếng mộ người đã khuất. Các ngôi mộ sẽ được dọn dẹp sạch sẽ, người ta sẽ dâng hương, dâng hoa và nước sạch lên tổ tiên. Sau khi viếng mộ thì toàn bộ các thành viên trong nhà sẽ quây quần lại với nhau và cùng thưởng thức bữa ăn.

Ngày cuối cùng của lễ Obon được gọi là Okuribi, trái ngược lại với ngày Mukaebi. Có thể hiểu ngày Okuribi là ngày người Nhật tạm biệt linh hồn tổ tiên. Người ta cũng đốt lửa để đưa tiễn tổ tiên quay trở lại thế giới bên kia.

Người dân Kyoto tổ chức lễ hội đốt lửa Gozan Okuribi

Vào ngày Okuribi, ở Kyoto, người dẫn thường tổ chức lễ hội Gozan Okuribi. Người ta sẽ đốt một ngọn lửa theo hình chữa đại ở trên núi và một ngọn lửa khác có hình chiếc cổng Torii.

Thường thì lửa sẽ bắt đầu được đốt lên vào 20 giờ ngày 16 tháng 8 và sau khi lửa cháy hết thì người dân bắt đầu nhảy các điệu múa của lễ Obon có tên gọi là Shashi và Daimoku. Các điệu múa sẽ được thực hiện trong khuôn viên chùa Yusen-ji nằm ở dưới chân núi. Người ta sẽ nhảy múa từ khoảng 21 giờ và nhảy múa trong khoảng 1 giờ đồng hồ.

Ở nhiều khu vực khác thì thay vì đốt lửa người ta sẽ thả đèn hoa đăng trên sông. Người Nhật quan niệm rằng linh hồn người đã khuất sẽ theo những ngọn đèn hoa đăng này để trở về thế giới bên kia.

Thả đèn hoa đăng trong lễ Obon

Trên đây, chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu lễ Obon là gì và truyền thuyết về ngày lễ Obon ở Nhật Bản. Người Nhật có những phong tục hết sức độc đáo trong dịp lễ Obon như chế tạo “ngựa” và “bò” từ dưa chuột và cà tím, phong tục rước lửa, tiễn lửa, phong tục viếng mộ, phong tục nhảy múa Obon Odori, hay thả đèn hoa đăng. Trong lễ Obon, người Nhật thường mặc trang phục Yukata truyền thống. Phụ nữ Nhật trang điểm rất đẹp để tham gia lễ hội. Nếu bạn đang ở Nhật hoặc chuẩn bị đi Nhật thì hãy chú ý đến dịp lễ Obon này nhé!

Gặp rùa là điềm gì?

Gặp rùa là điềm gì? Trường hợp rùa tự nhiên bò vào nhà có ý nghĩa gì? Trường hợp rùa bò ngang đường có ý nghĩa gì? Gặp rùa trong mơ là điềm gì? Tìm hiểu trong bài viết sau đây.

Gặp rùa là điềm gì?

 Điểm: 3.1  (16 bình chọn)

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Tìm hiểu mức lương giáo viên mầm non theo đúng quy định hiện hành
Khi mức lương cơ sở tăng lên, một câu hỏi đặt ra là liệu lương giáo viên mầm non có tăng theo hay không? Trong năm 2023, mức lương cho giáo viên mầm non sẽ thay đổi ra sao? Hãy cùng vieclam123.vn đi vào chi tiết trong bài viết dưới đây.

31/08/2023

Bài học từ việc trượt phỏng vấn nhiều lần dành cho người đi tìm việc
Tại sao bạn bị trượt phỏng vấn nhiều lần và liệu rằng bạn có thể vượt qua cảm giác thất vọng về bản thân khi trượt phỏng vấn nhiều lần hay không? Làm cách nào để tìm kiếm cơ hội mới cho bản thân? Đừng lo lắng nhiều, hãy tham khảo bài viết dưới đây.

26/08/2023

Mức lương giáo viên tiểu học mới nhất theo quy định hiện hành
Thời điểm trước và sau ngày 1/7/2023, mức lương cơ bản của giáo viên tiểu học đã có nhiều thay đổi. Vậy mức lương giáo viên tiểu học theo quy định hiện nay là bao nhiêu và cách tính như thế nào? Cùng tìm hiểu chi tiết cụ thể trong bài viết dưới đây.

18/08/2023

Tìm hiểu thông tin chi tiết nhân viên Kế toán thanh toán là làm gì
Kế toán thanh toán là một trong những bộ phận quan trọng của các doanh nghiệp. Vậy nhân viên Kế toán thanh toán là làm gì và kỹ năng cần thiết của họ là gì. Tham khảo bài viết dưới đây để nắm rõ những công việc cụ thể của một Kế toán thanh toán.

17/08/2023