Blog

Lễ hội Đền Hùng là gì? Những nét đặc sắc nhất của lễ hội Hùng Vương

04/11/2022

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Chắc hẳn mỗi người con của Việt Nam đều không còn xa lại gì với câu ca dao quen thuộc:

“Dù ai đi ngược về xuôi 

Nhớ ngày Giỗ tổ mùng mười tháng ba ”

Quả thật lễ hội đối với người dân Việt Nam luôn mang ý nghĩa linh thiêng bởi nó gắn liền với những công lao to lớn của ông cha ta thời xưa. Và câu chuyện về ngày lễ giỗ tổ cũng như vậy. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu chi tiết được Lễ hội Đền Hùng là gì và vẫn còn rất mơ hồ về các nghi thức được cử hành trong lễ hội này. Vậy hãy cùng vieclam123.vn khám phá sâu hơn toàn bộ nội dung nhé.

1. Những thông tin khái quát về Lễ hội Đền Hùng

1.1. Tên gọi 

Giống với câu ca dao trên, Lễ hội Đền Hùng hay còn được gọi là Giỗ tổ Hùng Vương- và cũng được coi là một ngày lễ lớn trong năm của người Việt. 

Lễ hội Đền Hùng là gì? 

Cứ vào mùng 10 tháng 3 âm lịch hàng năm là ai nấy đều hân hoan, nô nức đổ về với vùng đất Phú Thọ- nơi mà lễ hội diễn ra.  

Lễ hội Đền Hùng được coi là một nét văn hóa độc đáo của những người con mang dòng máu Lạc Hồng, và cả đối với những người dân tại quê hương Phú Thọ. Có thể nói đây là lễ hội mang đậm nét văn hóa truyền thống của người Việt, là ngày để mỗi người dân bày tỏ tấm lòng biết ơn, sự tôn kính đối với công lao to lớn của những vị vua Hùng và những bậc tiền nhân ssax có công đối với nước. 

1.2. Nguồn gốc lịch sử của Lễ hội Đền Hùng 

Không biết từ bao giờ ngày Giỗ tổ Hùng Vương lại trở nên quan trọng đối với người dân Việt. 

Nguồn gốc của Lễ hội Đền Hùng 

Theo những thông tin ghi chép từ Ngọc phả thời Hồng Đức hậu Lê thì từ các thời xưa nhà Tiền Lê, Lý, Trần đến đến thờ cúng tại đền Hùng. Và nơi đây từ xa xưa đều sẽ được giao phó cho những người dân sở tại trong nom, thực hiện việc cai quản, cũng bái, thờ tự và tổ chức ngày giỗ thứ 18 vào 11 tháng 3 âm lịch và đổi lại người dân sẽ được miễn bớt những khoản thuế ruộng và sưu dịch.

Tuy nhiên sang đến thế kỷ 20, ngay từ đầu những năm 1917, dưới triều vua Khải Định đã gửi công văn rằng các phái quan hàng tỉnh của Phú Thọ lấy  ngày 10 tháng 3 âm lịch hàng năm là ngày Quốc lễ, tức là trước ngày Giỗ tổ Hùng Vương 1 ngày còn ngày 11 tháng 3 âm lịch sẽ được lấy làm ngày do dân sở tại làm lễ. Và kể từ đó, ngày 11 tháng 3 âm lịch chính thức được hợp thức hóa thành luật pháp. 

Và mãi cho đến sau này, khi cuộc Cách mạng tháng 8 thành công, Nhà nước mới bắt đầu có sự quan tâm nhiều hơn đến với ngày lễ này. Chủ tịch nước và các cán bộ Đảng đã về thăm vùng đất Phú Thọ và đã cho ban hành Sắc lệnh cho toàn bộ công chức nghỉ ngày lễ mùng 10 tháng 3 để có thể tham gia các hoạt động trong ngày Giỗ tổ Hùng Vương- cùng nhau hướng về cội nguồn. Và cũng từ đây, hàng năm cứ vào dịp lễ Đền Hùng là toàn bộ người dân trên cả nước đều được nghỉ để cùng nhau thực hiện những nghi lễ, tham gia các hoạt động lễ hội để ghi nhớ về công lao của những vị vua Hùng đã có công với nước. 

1.3. Ý nghĩa của lễ hội Đền Hùng 

Lễ hội Đền Hùng là một lễ hội lớn của người dân Việt Nam, là ngày hội để mọi người cùng nhau chung vui, cùng nhau tụ họp, sum vầy để bày tỏ tấm lòng thành kính, sự biết ơn đối với những vị vua Hùng đáng kính, nhớ về những công lao to lớn, những sự kiện chiến đấu chống giặc ngoại xâm kiên cường, gian khó để giữ vững nền độc lập của dân tộc. 

Ý nghĩa của Lễ hội 

Hơn nữa đây cũng là dịp để thể hiện những giá trị văn hóa của người Việt, đặc biệt là những tín ngưỡng thờ cúng vua Hùng đã trở thành nét văn hóa tâm linh riêng- mang giá trị văn hóa phi vật thể và đã được UNESCO công nhận.  

Ngày lễ này cũng thể hiện được niềm tự hào của người dân đối với dân tộc bởi không dễ tìm thấy quốc gia nào có ngày lễ như vậy. Rất nhiều người nước ngoài đã tỏ ra vô cùng ngưỡng mộ và thán phục những giá trị văn hóa tốt đẹp cũng như tinh thần đoàn kết của người dân Việt Nam. 

2. Những nét nổi bật của lễ hội Đền Hùng 

Lễ hội Đền Hùng đều sẽ được tổ chức hàng năm tại đền Hùng, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ và cứ đến ngày này, người dân ở khắp mọi miền tổ quốc đều nô nước, hân hoan đổ về nơi đây để cùng bày tỏ tấm lòng thành, sự tôn kính, biết ơn đối với những vị vua Hùng đáng kính.  

Lễ hội Đền hùng hay còn gọi là Giỗ tổ Hùng Vương sẽ bao gồm hai phần chính ó là phần lễ và phần hội. 

2.1. Phần lễ của hội Đền Hùng

Đối với mỗi một lễ hội thì phần Lễ bao giờ cũng là quan trọng nhất bởi npos thể hiện toàn bộ nội dung của lễ hội thông qua nhiều nghi thức khác nhau. Phần Lễ của Giỗ tổ Hùng Vương sẽ có Lễ rước kiệu và Lễ dâng hương ở đền Thượng. 

Phần lễ của hội Đền Hùng 

Phần Lễ sẽ được tiến hàng vô cùng trang nghiêm với sự tham gia của nhiều bậc chức sắc trong làng và các vị khác thuộc cấp cao từ phương xa tới. 

Lễ vật được đưa vào trong phần lễ cũng phải được chọn lựa một cách kỹ càng: đó là lễ tam sinh- 1 lợn, 1 dê, 1 bò và nhiều loại bán truyền thống: bánh chưng, bánh giày, các loại xôi màu… để dâng lên các vị vua Hùng. 

Khi nhạc phường bát âm vang lên, người chủ tế sẽ bắt đầu việc đọc lời nguyện trước ngai thờ của các vị vua Hùng, sau mỗi một lời nguyện là một hồi trống và chuông hiệu. Nghi thức cứ diễn ra như vậy cho đến khi kết thúc. 

Tiếp đến là nghi thức dâng hoa của các đoàn Đại biểu, những vị khách từ phương xa về lại tại đền Thượng. Tất cả đều là những đoàn kiệu cờ hoa, ô lọng rực rỡ, cỗ kiệu sơn son thiếp vàng và được rước bởi những nam thanh nữ tú trong làng. Những bậc cao niên trong làng cũng mặc những bộ lễ phục giống triều đình phong kiến hồi xưa khiến cho lễ hội càng trở nên chân thực và sôi động.  

Tất cả đều tạo nên không khí vui tươi, náo nhiệt nhưng cũng vô cùng trang nghiêm.   

2.2. Phần hội 

Bên cạnh việc tham gia phần Lễ thì phần hội cũng là phần đặc sắc không kém đối với ngày lễ Giỗ tổ Hùng Vương. 

Phần hội đông vui, náo nhiệt 

Rất nhiều các hoạt động ca múa nhạc truyền thống được diễn ra tạo nên một không khí náo nhiệt, tưng bừng với những nét văn hóa độc đáo như là Chèo, kịch nói, hát quan họ trên thuyền của các liền anh liền chị,.... Thêm vào đó là các hoạt động vui chơi về những trò chơi dân gian, các hoạt động truyền thống: đấu vật, rước kiệu, hội thi kéo lửa thổi cơm… vô cùng đông vui, hấp dẫn. 

Các hoạt động buôn bán đồ lưu niệm, văn hóa phẩm, các gian hàng đồ ăn, nước uống đa dạng, mang đến nét văn hóa ẩm thực phong phú, thu hút được sự chú ý của rất nhiều du khách nước ngoài.   

Không khí tại đền Hùng ngày 10 tháng 3 âm lịch luôn đông vui, tấp nập, ai nấy đều xúng xính chen chân nhau đi lên đền Thượng với tâm thế vui tươi, phấn khởi.     

Giỗ tổ Hùng Vương không đơn giản chỉ là ngày lễ thể hiện đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, ngày lễ tưởng nhớ đến công lao to lớn của các vua Hùng mà đây còn là ngày để nhân dân cả nước cùng nhau tụ họp, cùng nhau gặp gỡ để ôn lại những kỉ niệm về một thời oanh liệt đã qua. 

Nếu bạn cũng muốn được tham gia cũng như có thể hiểu hơn về Lễ hội Đền Hùng là gì, thì hãy một lần ghé thăm quê hương Phú Thọ để trải nghiệm ngày những nét văn hóa truyền thống nhé.

Lễ Obon là gì? Các hoạt động của người Nhật trong ngày lễ Obon

Mỗi quốc gia đều có những lễ hội lớn nhỏ vào từng giai đoạn trong năm, vậy với Nhật Bản thì lễ Obon là gì? Có những điều thú vị gì trong ngày lễ này? Cùng khám phá thông tin qua bài viết bên dưới nhé. 

Lễ Obon là gì?

 Điểm: 2.9  (17 bình chọn)

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Tìm hiểu chiến lược mở rộng thương hiệu – Brand Extension là gì?
Brand Extension là chiến lược kinh doanh của các doanh nghiệp, tập đoàn với mục tiêu giúp thương hiệu của họ nâng cao được độ phủ sóng đến với thị trường. Hãy cùng vieclam123.vn tìm hiểu Brand Extension là gì và những đặc điểm của chiến lược này?

18/07/2023

Bảo đảm tín dụng là gì và những đặc điểm của bảo đảm tín dụng
Bảo đảm tín dụng là gì và ngân hàng có cách thức bảo đảm tín dụng như thế nào trước khi tiến hành các giao dịch cho vay. Vieclam123.vn sẽ đưa đến thông tin cho bạn.

17/07/2023

Door to door service là gì và những lợi ích của door to door service
Door to door service là gì? Door to door service sẽ đem lại những lợi ích nào? Làm cách nào để có thể sử dụng hình thức door to door service? Các câu hỏi này sẽ được giải pháp một cách xúc tích ở ngay đường link bên dưới nhé.

14/07/2023

Demurrage and Detention là gì? Lý do áp dụng trong xuất nhập khẩu
Demurrage and Detention là gì? Đây là hai thuật ngữ trong ngành xuất nhập khẩu mà ai trong nghề cũng phải biết. Demurrage and Detention là các khoản phí lưu container, lưu bãi hoặc tại kho riêng của khách mà người gửi cần trả khi vận chuyển hàng hoá.

13/07/2023